Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Lá Tía Tô Có Tốt Không

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tiêu hóaPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô là cách điều trị an toàn và lành tính được nhiều người bệnh tin dùng. Tuy nhiên, nếu ứng dụng sai cách, phương pháp này vẫn có thể gây ra tác dụng phụ. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới độc giả các kiến thức cần thiết nhất về mẹo dân gian này.

Công dụng điều trị bệnh trào ngược dạ dày của lá tía tô

Trào ngược dạ dày thực quản là chứng bệnh tiêu hóa phổ biến với số lượng người mắc ngày một gia tăng. Không chỉ xuất hiện ở những người có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Bệnh còn khởi phát ở nhóm phụ nữ mang thai, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và tổn thương các bộ phận lân cận. 

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô là cách điều trị an toàn
Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô là cách điều trị an toàn

Trước những tác dụng phụ khôn lường của thuốc Tây, ngày một nhiều bệnh nhân mong muốn tìm kiếm giải pháp an toàn, lành tính và tiết kiệm chi phí. Trong đó chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô được xem là cách phổ biến nhất.

Theo ghi chép của y học cổ truyền, lá tía tô có màu đỏ tím, mùi thơm đặc trưng và có tính cay nồng, hàm lượng tinh dầu cao. Nhờ đặc tính ấm đó, đây là loại lá thường xuyên xuất hiện trong các bài thuốc Đông y giúp giải độc, giải cảm, thư giãn, an thai hoặc đẩy lùi phong hàn. Lượng tinh dầu cao giúp điều trị bệnh hô hấp, đau nhức, bệnh dạ dày hoặc hỗ trợ long đờm…

Trong y học hiện đại, chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô có thể ứng dụng như một giải pháp hỗ trợ. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh trong thành phần của loại cây này chứa rất nhiều hoạt chất có lợi như tanin, glycosid, axit alpha – linolenic, xeton…Từ đó chứng minh hiệu quả cao trong hoạt động chống viêm, thúc đẩy làm lành nhanh và giảm tiết acid trong dạ dày.

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô có tốt không?

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô có thể đem lại hiệu quả cao và an toàn. Tuy nhiên, bên cạnh đó phương pháp này vẫn tồn tại những ưu, nhược điểm nhất định. 

Ưu điểm

  • Khi chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô, người bệnh có thể tiết kiệm tối đa chi phí điều trị nhờ chủ yếu sử dụng nguyên liệu thiên nhiên và dễ dàng thực hiện tại nhà.
  • Kiểm soát được nguồn gốc nguyên liệu, đảm bảo tính an toàn, lành tính cho nhiều cơ địa khác nhau.
  • Dễ dàng thực hiện tại nhà và áp dụng bất cứ lúc nào.

Nhược điểm

  • Việc áp dụng lá tía tô chỉ phù hợp với người bệnh trào ngược dạ dày mới khởi phát, ở mức độ nhẹ. 
  • Hàm lượng dược tính thấp nên hoàn toàn không thể thay thế thuốc đặc trị, tác dụng chậm.
  • Một số cơ địa nhạy cảm vẫn có thể xuất hiện tình trạng kích ứng. Bên cạnh đó nếu áp dụng sai cách có thể dẫn tới một số tác dụng phụ.
  • Liều lượng sử dụng và công thức thực hiện còn thiếu cơ sở khoa học, mang tính truyền miệng và không dựa trên tình trạng bệnh lý cụ thể. 

3 cách chữa trào ngược dày bằng lá tía tô hữu dụng và đơn giản nhất

Sau đây là 3 cách ứng dụng lá tía tô hiệu quả nhất trong điều trị trào ngược dạ dày

Uống nước lá tía tô

Phương pháp này giúp người bệnh cải thiện nhanh chóng cảm giác ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, đau dạ dày,… Đồng thời thanh lọc, giải độc và làm ấm cơ thể, kích thích ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc.

Lá tía tô có màu đỏ tím, mùi thơm đặc trưng và có tính cay nồng
Lá tía tô có màu đỏ tím, mùi thơm đặc trưng và có tính cay nồng

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch từ 10 – 20g lá tía tô và ngâm trong nước muối loãng khoảng 2 phút.
  • Sau đó đem đun cùng với 1 lít nước, nấu với lửa nhỏ trong khoảng 20 phút.
  • Tắt bếp và dùng khi nước còn ấm.

Cách dùng:

Sử dụng thay nước lọc hằng ngày hoặc uống 2 – 3 lần chia đều các buổi trong ngày.

Bài thuốc chữa dạ dày bằng lá tía tô kết hợp với nguyên liệu khác

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô kết hợp với nhiều thảo dược khác giúp khắc phục toàn diện các biểu hiện bệnh, đồng thời hỗ trợ phục hồi thể trạng, phù hợp với bệnh nhân trào ngược kèm theo triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, buồn nôn, ợ chua, đau dạ dày,…

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm lá tía tô, lá lốt, chỉ xác, hoàng lỳ, sinh khương, ngũ sắc hạ thổ, đương quy, xương bồ và trần bì. Đem rửa sạch và sao khô hoặc phơi ngoài nắng.
  • Tiến hành đun sắc cùng với 2 lít nước. Cho tới khi thuốc cạn còn ½ so với ban đầu thì tắt bếp.

Cách dùng: Mỗi thang sẽ uống trong vòng 2 ngày. Chia đều sao cho mỗi ngày đủ 2 lần uống sau mỗi bữa ăn. 

Dùng lá tía tô trong món ăn

Bên cạnh việc chế biến lá tía tô như một bài thuốc, người bệnh có thể ứng dụng trong thực đơn hằng ngày, bên trong các món ăn như cháo, rau sống hoặc nấu canh,… Phương pháp này có tính ứng dụng cao, góp phần gia tăng hương vị cho bữa ăn và dễ hấp thụ hơn so với việc đun sắc thành thuốc. Bên cạnh đó, việc nấu cháo có bổ sung tía tô giúp giúp dạ dày co bóp dễ dàng hơn, giảm cơn đau, làm ấm người và thư giãn, giải cảm.

Phương pháp này có tính ứng dụng cao, góp phần gia tăng hương vị cho bữa ăn và dễ hấp thụ hơn
Phương pháp này có tính ứng dụng cao, góp phần gia tăng hương vị cho bữa ăn và dễ hấp thụ hơn

Cách thực hiện:

  • Lá tía tô rửa sạch, nhặt bỏ phần héo và sâu, ngâm qua với nước muối loãng trong khoảng 5 phút.
  • Tiếp đến khi lá tía tô đã ráo nước, cắt nhỏ và có thể để lẫn với hành lá.
  • Đem gạo tẻ vo sạch, sau đó bắc lên bếp đun nhỏ lửa để nấu thành cháo. Để tăng thêm hàm lượng dinh dưỡng, bạn có thể nấu bằng nước luộc rau củ hoặc các loại thịt.
  • Khi cháo chín, nêm nếm gia vị cho vừa đủ.

Cách sử dụng:

Thực hiện 1 – 2 lần/ tuần, nên dùng khi còn nóng.

Lưu ý khi sử dụng lá tía tô điều trị trào ngược

Để quá trình điều trị phát huy hiệu quả cao nhất, người bệnh nên chú ý một số điều như sau:

  • Duy trì lối sống khoa học, lành mạnh, tích cực bổ sung rau xanh trong thực đơn hằng ngày.
  • Giảm thiểu thực phẩm giàu chất béo bão hòa, lượng đạm cao, đồ ăn chiên rán hoặc vị cay.
  • Đi ngủ sớm và hình thành thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
  • Nhanh chóng thăm khám y tế nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình điều trị.

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô là phương pháp ứng dụng mẹo dân gian được nhiều người ưa chuộng. Hy vọng rằng qua bài viết trên đây, độc giả có thể bỏ túi thêm những cách điều trị hay và ứng dụng sao cho hiệu quả nhất. 

Array
Câu hỏi thường gặp
Khám Trào Ngược Dạ Dày Ở Đâu Tốt? – Top 15+ Địa Chỉ Uy Tín

Nội dung chínhCông dụng điều trị bệnh trào ngược dạ dày của lá tía tôChữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô có tốt không?3 cách chữa trào ngược dày bằng lá tía tô hữu dụng và đơn giản nhấtUống nước lá tía tôBài thuốc chữa dạ dày bằng lá tía tô kết hợp […]

Xem chi tiết
Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Điều trị như nào?

Nội dung chínhCông dụng điều trị bệnh trào ngược dạ dày của lá tía tôChữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô có tốt không?3 cách chữa trào ngược dày bằng lá tía tô hữu dụng và đơn giản nhấtUống nước lá tía tôBài thuốc chữa dạ dày bằng lá tía tô kết hợp […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?