Bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào? Cách điều trị tốt nhất hiện nay

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tiêu hóaPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào để có thai kỳ khỏe mạnh là băn khoăn của không ít người bệnh. Trên thực tế, đau dạ dày có thể xuất hiện trước hoặc sau khi mang thai. Dù xuất hiện ở thời điểm nào thì chúng cũng khiến các mẹ gặp nhiều khó chịu. Lúc này, mẹ bầu nên lựa chọn các phương pháp trị liệu an toàn để kiểm soát triệu chứng và tránh gây ảnh hưởng cho em bé.

Bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào? Cách điều trị

Đau dạ dày là bệnh lý xuất phát do niêm mạc dạ dày bị tổn thương hoặc nhu động co bóp của dạ dày bị rối loạn quá mức. Ngoài ra, đau dạ dày ở bà bầu còn xuất phát từ yếu tố rối loạn nội tiết.

Sự tăng tiết progesterone trong thai kỳ khiến dạ dày co bóp quá mức gây đau. Vậy trường hợp này, bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào? Dưới đây là gợi ý phương pháp xử lý cho mẹ.

Cách kiểm soát đau dạ dày tại nhà cho mẹ bầu

Điều trị đau dạ dày bằng mẹo dân gian là cách chữa đau dạ dày cho bà bầu được ưu tiên trong thời gian này. Do mẹ bầu là đối tượng nhạy cảm nên phương pháp này sẽ hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn. Điểm danh một số thảo dược được áp dụng trong cách trị đau dạ dày cho bà bầu.

  • Trà cúc hoa giúp giảm căng thẳng

Trà hoa cúc là loại trà nổi tiếng với công dụng định tâm an thần. Thảo dược này giúp giảm căng thẳng thần kinh, từ đó hạn chế tình trạng tăng tiết acid và co bóp dạ dày quá mức. Nhờ đó, mẹ bầu sẽ cải thiện được các cơn đau co thắt, buồn nôn hay ợ hơi, ợ chua. Ngoài ra, việc sử dụng trà cúc hoa còn giúp mẹ bầu hạn chế được tình trạng mất ngủ trong thai kỳ.

Trà cúc chi giúp giảm căng thẳng thần kinh từ đó, hạn chế tình trạng tăng tiết acid và co bóp dạ dày
Trà cúc chi giúp giảm căng thẳng thần kinh từ đó, hạn chế tình trạng tăng tiết acid và co bóp dạ dày

Mẹ bầu nên chọn loại cúc chi để pha trà. Nếu có thể, mẹ nên chọn loại cúc được làm khô bằng phương pháp sấy lạnh hoặc sấy điện. Cúc được sấy khô bằng phương pháp diêm sinh có thể tồn dư lưu huỳnh không tốt cho sức khỏe.

Khi pha trà, mẹ bỏ cúc vào cốc hoặc bình rồi chế nước sôi vào. Đợi trong khoảng  5 – 10 phút khi hoạt chất trong cúc được chiết ra thì có thể sử dụng. Để tăng thêm hiệu quả và hương vị cho món trà cúc hoa, mẹ có thể thêm một chút mật ong. Dùng trà cúc hoa chữa đau dạ dày cho bà bầu sẽ đặc biệt tốt nếu uống vào thời điểm sau ăn hoặc trước khi đi ngủ 30 phút.

  • Dầu dừa ức chế viêm loét dạ dày

Dầu dừa là thảo dược quen thuộc với các mẹ bầu trong trị rạn và làm đẹp da. Tuy nhiên, nếu biết cách, dầu dừa còn là mẹo chữa đau dạ dày cho bà bầu rất hiệu quả.

bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào
Acid lauric trong dầu dừa ức chế vi khuẩn và kích thích sự tái tạo của tế bào

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, trong dầu dừa có chứa acid lauric. Chất này có khả năng ức chế vi khuẩn và kích thích sự tái tạo của tế bào. Nhờ đó, các các phản ứng viêm trên niêm mạc dạ dày sẽ được kiểm soát và tổn thương nhanh lành hơn. Ngoài ra, acid lauric cũng ức chế sự phát triển của nấm Candida trong dạ dày và ống tiêu hóa.

Ngoài công dụng trị bệnh, dầu dừa cũng là thực phẩm bổ dưỡng với hàm lượng vitamin và chất béo dồi dào. Do đó, mẹ bầu đừng bỏ qua phương pháp này.

Cách sử dụng dầu dừa trị đau dạ dày cho mẹ bầu cũng rất đơn giản. Trước mỗi bữa ăn, mẹ nên uống một thìa cà phê dầu dừa. Lúc này, dầu dừa tạo thành lớp màng bảo vệ dạ dày của mẹ. Một cách sử dụng khác là mẹ bầu hòa dầu dừa với nước ấm và uống ngay khi bị đau sẽ thấy triệu chứng giảm rõ rệt.

  • Đậu bắp giúp chống viêm

Chữa đau dạ dày ở bà bầu bằng đậu bắp đã được nhiều người áp dụng và thành công. Trong đậu bắp có lượng chất nhầy dồi dào giúp bao phủ và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nhờ đó, giúp dạ dày tránh được ảnh hưởng của acid dịch vị và men tiêu hóa. Cơ chế này giúp mẹ bầu hạn chế được mức độ và tần suất xuất hiện các cơn đau thượng vị hay hạ sườn trái.

Chất nhầy dồi dào trong quả đậu bắp giúp bao phủ và bảo vệ niêm mạc dạ dày
Chất nhầy dồi dào trong quả đậu bắp giúp bao phủ và bảo vệ niêm mạc dạ dày

Một ưu điểm khác của đậu bắp là hàm lượng vitamin B9 (hay acid folic). Đây là chất đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu. Do đó, sử dụng cách chữa đau dạ dày không cần dùng thuốc bằng đậu bắp còn giúp cho mẹ bầu ngăn được nguy cơ về dị tật ống thần kinh và khiếm khuyết của tế bào máu.

Cách sử dụng đậu bắp hiệu quả nhất là ăn sống. Chị em chỉ cần ngâm 50 -100g đậu bắp trong nước muối loãng, sau đó ăn không hoặc chấm cùng nước tương. Đậu bắp sẽ phát huy được hiệu quả tốt nhất khi mẹ sử dụng ít nhất 1 lần mỗi tuần.

  • Trà gừng giúp giảm giảm đau, hạn chế ốm nghén

Gừng là gia vị quen thuộc và cũng là bài thuốc “gối đầu giường” của người dân Việt Nam. Có thể dễ dàng bắt gặp gừng trong những bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa, cảm mạo, giải rượu,…

Trà gừng giúp bà bầu đau dạ dày giảm nhanh triệu chứng ợ chua, ợ hơi và khó tiêu
Trà gừng giúp bà bầu đau dạ dày giảm nhanh triệu chứng ợ chua, ợ hơi và khó tiêu

Trong Đông y, gừng là dược liệu có vị cay, tính ấm quy vào 2 kinh: tỳ và vị. Gừng có tác dụng làm ấm tỳ vị, tăng cường khả năng chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng. Do đó, gừng được áp dụng vào cách trị đau dạ dày cho mẹ bầu nhằm cải thiện tình trạng: ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, ợ chua,… và cảm giác buồn nôn, nôn do ốm nghén.

Áp dụng gừng trong cách chữa đau dạ dày cho mẹ bầu rất đơn giản. Mẹ chỉ cần thái vài lát gừng tươi mỏng, sau đó bỏ vào cốc hoặc bình rồi chế nước mới đun sôi vào. Sau 3 – 5 phút, mẹ thêm một chút mật ong (và chanh), khuấy đều rồi uống sau bữa ăn.

Trà gừng mật ong giúp mẹ không còn băn khoăn về vấn đề đau dạ dày khi mang thai phải làm gì.

Trong dân gian lưu truyền nhiều mẹo chữa đau dạ dày cho phụ nữ mang thai rất hiệu quả. Tuy nhiên, các phương pháp này đều chưa được nghiên cứu chứng minh cụ thể. Do đó, mẹ bầu chỉ nên coi chúng như một biện pháp hỗ trợ mà không phải phác đồ điều trị chuyên biệt. Trước khi áp dụng, mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Đông y trị đau da dạ dày từ gốc

Trong Đông y, đau dạ dày được xếp vào chứng vị quản thống, tức cơn đau xuất phát tại ống tiêu hóa mà chủ yếu tại dạ dày.

Trong Đông y, đau dạ dày ở mẹ bầu được xác định do 3 nguyên nhân chính: ngoại tà phạm vị, can khí phạm vị và tỳ vị hư hàn. Dựa vào nguyên nhân, cơ chế điều trị bệnh thường phải tuân thủ theo nguyên tắc: Sơ can hòa vị, sơ can tiệt nhiệt, thông lạc hoạt huyết, kiện tỳ hóa thấp hoặc ôn trung kiện tỳ. 

Mỗi nguyên nhân gắn liền với một nguyên tắc và kèm theo bài thuốc điều trị với các vị thuốc khác nhau. Với mẹ bầu, bài thuốc có thể được phối thêm các vị thuốc an thai để bệnh nhanh phục hồi. Muốn biết chắc chắn bài thuốc phù hợp với mình, mẹ bầu cần đến các cơ sở Đông y uy tín để được bắt mạch kê đơn.

Điểm danh một số vị thuốc được sử dụng phổ biến trong cách chữa đau dạ dày ở bà bầu như:

Lá khôi tía là dược liệu được sử dụng phổ biến trong điều trị đau dạ dày
Lá khôi tía là dược liệu được sử dụng phổ biến trong điều trị đau dạ dày
  • Khôi tía: Thảo dược có tác dụng giảm tiết acid dịch vị, giảm co bóp ruột dạ dày và ức chế sự phát triển của virus HP. Do đó, nhiều mẹ bầu lựa chọn cách sắc khôi tía để điều trị chứng đau dạ dày. Liều dùng thông dụng của lá khôi tía là từ 40 – 80g/ ngày. Vị thuốc sẽ hiệu quả hơn khi phối hợp với các thảo dược khác.
  • Bạch truật: Công dụng của bạch truật là điều hoà nhu động dạ dày. Các chuyên gia phát hiện ra bạch truật giúp kích thích ở trường hợp nhu động yếu và ức chế trong khi nhu động ruột giảm. Ngoài ra, bạch truật cũng giúp tăng cường chức năng gan mật. Do đó, vị thuốc này rất có lợi với đường tiêu hóa. 
  • Cam thảo: Là dược liệu có tác dụng ức chế tiết acid dạ dày, giảm co thắt cơ trơn, giảm loét và ức chế vi khuẩn có hại trong ống tiêu hóa. Liều dùng thông thường của cam thảo dao động trong khoảng 4 – 8g, tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Đông y là cách chữa bệnh đau dạ dày cho bà bầu an toàn. Tuy nhiên, để có hiệu quả tốt nhất, mẹ cần đến phòng khám có chuyên môn để được bác sĩ tư vấn điều trị. Dù là thảo dược nhưng nhiều vị thuốc không an toàn cho phụ nữ mang thai, do đó mẹ bầu không được tự ý mua thuốc về uống.

Cách chữa đau dạ dày khi mang thai bằng Tây y

Ưu điểm của Tây ý là cải thiện triệu chứng đau dạ dày nhanh chóng. Tuy nhiên, các loại thuốc Tân dược không được khuyến khích sử dụng trong trường hợp bệnh nhân là phụ nữ có thai. 

Lý do là các thuốc Tây điều trị đau dạ dày thường tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Nếu sử dụng không đúng cách, thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Bên cạnh đó, ảnh hưởng trên cơ quan khác có thể tác động xấu đến sức khỏe của mẹ gây cản trở cho quá trình chuyển dạ, sinh con.

Do đó, chỉ khi thai phụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe thì bác sĩ mới chỉ định dùng thuốc. Khi lựa chọn cách này, mẹ bầu chỉ cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ mà không cần phải băn khoăn, lo lắng về vấn đề bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào.

Chỉ sử dụng thuốc Tây trong điều trị đau dạ dày ở bà bầu khi có chỉ định của bác sĩ
Chỉ sử dụng thuốc Tây trong điều trị đau dạ dày ở bà bầu khi có chỉ định của bác sĩ

Thuốc điều trị được kê đơn dựa trên tình trạng sức khỏe hiện tại:

  • Đau dạ dày có nhiễm HP: Muốn trị dứt điểm, mẹ bầu có thể phải uống kháng sinh. Tuy nhiên, thời điểm này sử dụng kháng sinh không an toàn cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, bác sĩ sẽ cân nhắc lợi – hại và đưa ra chỉ định phù hợp cho mẹ.
  • Đau dạ dày không nhiễm HP: Phác đồ thuốc lúc này chủ yếu là thuốc giảm triệu chứng. Mẹ có thể phải uống thuốc kháng antacid, thuốc băng niêm mạc dạ dày, thuốc ức chế tiết acid,… tùy theo triệu chứng hiện tại.

Mẹ bầu cần hết sức lưu ý để bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi. Chỉ nên uống thuốc Tây trị đau dạ dày khi được bác sĩ chỉ định và giám sát chặt chẽ. Bất cứ dấu hiệu bất thường nào sau khi uống thuốc cũng cần được thông báo cho bác sĩ để có phương án xử trí kịp thời.

Điều chỉnh thói quen sống giúp cải thiện triệu chứng bệnh dạ dày

Điều chỉnh lối sống là phương pháp quan trọng giúp khắc phục tình trạng đau dạ dày ở bà bầu. Những thói quen tốt tạo điều kiện để bệnh nhanh lành hơn đồng thời hạn chế mức độ và tần suất của các triệu chứng khó chịu.

Dưới đây là một số thói quen ăn uống và sinh hoạt mẹ bầu cần lưu ý khi bị đau dạ dày:

bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào
Ăn đúng giờ là thói quen giúp bạn tránh xa cơn đau dạ dày trong thời kỳ mang thai
  • Ăn đúng giờ giấc: Mẹ nên tuân thủ giờ giấc của các bữa ăn trong ngày. Không nên để bị quá giờ làm rối loạn nhịp tiết dịch tiêu hóa của dạ dày. Đặc biệt, mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ bữa.
  • Không ăn thực phẩm có hại cho dạ dày và thai nhi: Bao gồm những thực phẩm gây tăng tiết acid, thực phẩm làm rối loạn nhu động ruột và những thực phẩm không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Tránh căng thẳng quá mức: Mẹ bầu bị căng thẳng kéo dài có thể khiến dạ dày tăng tiết acid đồng thời kích thích nhu động ruột mạnh hơn. Khi đó, những cơn đau xuất hiện thường xuyên và mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, mẹ stress kéo dài còn ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển tâm sinh lý của em bé.
  • Đi ngủ đúng giờ: Mẹ bầu nên ngủ sớm, tránh ngủ quá khuya. Điều này giúp mẹ không phải đối diện với những cơn đau hay trào ngược do acid bị kích thích tiết ra nhiều hơn.
  • Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp: Mẹ bầu nên nằm nghiêng trái và kê một chiếc gối mỏng giữa 2 đùi. chiều cao gối không nên vượt quá 25cm. Với tư thế này, mẹ sẽ tránh được các cơn trào ngược dạ dày thai kỳ và cho thai nhi cảm giác thoải mái nhất.
  • Không bưng bê vật nặng: Khi mẹ bưng vật nặng có thể tạo áp lực lên dạ dày gây ra những cơn đau hoặc trào ngược. Ngoài ra, bưng vật nặng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, đặc biệt là 3 tháng đầu. Do đó, mẹ hãy lựa chọn công việc nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những thói quen này không trực tiếp điều trị bệnh nhưng sẽ giúp mẹ bầu đau dạ dày thấy nhẹ nhàng hơn trong suốt thai kỳ. Nhiều chuyên gia còn cho rằng, chế độ sinh hoạt ăn uống quyết định đến 40% hiệu quả phác đồ điều trị bệnh. Do đó, bà bầu bị đau dạ dày cần cân nhắc phải làm thế nào để xây dựng cho mình nếp sống khoa học nhất có thể.

Cách phòng ngừa đau dạ dày ở mẹ bầu

Đau dạ dày là bệnh lý dễ tiến triển thành mãn tính và tái phát thường xuyên. Vậy, bà bầu đau dạ dày phải làm thế nào để hạn chế nguy cơ tái phát trở lại? Dưới đây là một số lưu ý trong suốt thai kỳ cho mẹ:

  • Loại bỏ thực phẩm không tốt cho dạ dày: Điển hình như: thực phẩm cay nóng (ớt, tiêu, cà ri, mù tạt,…), thực phẩm chứa cồn (rượu, bia, cocktail,…), nước uống có gas, nước ngọt đóng chai, món ăn muối chua, đồ ăn nhanh, đồ ăn công nghiệp,…
  • Ăn với lượng vừa phải: Việc ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa có thể khiến mẹ bầu bị nôn, ợ chua, ợ hơi, đầy chướng bụng. Do đó, mỗi bữa mẹ bầu nên ăn lượng thức ăn vừa phải và ăn thành nhiều bữa để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng trong cả thai kỳ. 
  • Không ăn đồ ăn sống, tái: Những món ăn chưa được làm chín làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nấm, virus, sán, giun,… Điều này có thể khiến mẹ bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn và nguy hiểm nhất là ngộ độc thai nghén. Do đó, mẹ cần loại bỏ các món ăn này.
  • Nên chế biến kỹ thức ăn: Đa số mẹ bầu đều dễ bị rối loạn tiêu hóa. Do đó, khi chế biến thực phẩm, mẹ nên nấu chín kỹ để giảm gánh nặng cho dạ dày và tăng khả năng hấp thu dưỡng chất.
Lựa chọn thực phẩm tươi sống giúp mẹ bầu có được nguồn dưỡng chất tối đa
Lựa chọn thực phẩm tươi sống giúp mẹ bầu có được nguồn dưỡng chất tối đa
  • Lựa chọn đồ ăn tươi sống: Thực phẩm tươi sống giúp cung cấp tối đa dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu. Thói quen này cũng giúp mẹ tránh được nguy cơ ngộ độc hoặc rối loạn tiêu hóa.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn: Thời kỳ mang thai mẹ bầu dễ bị mệt mỏi và căng thẳng bởi những biến đổi trong cơ thể. Đây là cơ hội cho bệnh đau dạ dày bùng phát. Vậy nên, mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn.
  • Tập luyện nhẹ nhàng: Tập luyện thể dục là cách tăng cường sức khỏe hiệu quả. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, mẹ cần lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng. Những bài tập như: đi bộ, yoga, ngồi thiền,… được cho là lựa chọn hợp lý trong thời kỳ này.
  • Mẹ bầu nên uống đủ nước mỗi ngày: Nước giúp hòa loãng nồng độ acid và làm sạch đường tiêu hóa. Nhờ đó, mẹ sẽ tránh được các cơn đau nóng rát hay tình trạng táo bón suốt thai kỳ.

Trở thành mẹ là điều tuyệt diệu nhất. Do đó, mẹ đừng để đau dạ dày phá vỡ kết nối diệu kỳ của hai mẹ con trong thời gian này. Hy vọng với những thông tin trên đầy, mẹ sẽ không còn lo lắng về vấn đề bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Array
Câu hỏi thường gặp
Khám Dạ Dày Ở Bệnh Viện Nào Tốt? Top 12 Bệnh Viện Uy Tín

Nội dung chínhBà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào? Cách điều trịCách kiểm soát đau dạ dày tại nhà cho mẹ bầuĐông y trị đau da dạ dày từ gốcCách chữa đau dạ dày khi mang thai bằng Tây yĐiều chỉnh thói quen sống giúp cải thiện triệu chứng bệnh dạ dàyCách […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Cách Điều Trị Và Chăm Sóc

Khi Nào Nên Bọc Răng Sứ Để Mang Lại Hiệu Quả Thẩm Mỹ Tốt Nhất?

Bọc Răng Sứ Có Được Vĩnh Viễn Không? Yếu Tố Nào Tác Động?

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

[CHIA SẺ] Trước Và Sau Khi Bọc Răng Sứ Cần Biết Những Gì?

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?