Tiểu rắt khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn cho mẹ và bé

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – MậtGiám đốc Chuyên Môn tại Phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Phụ nữ thường gặp phải tình trạng tiểu rắt khi mang thai. Triệu chứng này có thể xảy ra do nguyên nhân thông thường hoặc do một cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý. Để hiểu rõ hơn tình trạng này, chị em phụ nữ hãy tham khảo thông tin trong bài viết bên dưới.

Nguyên nhân gây tiểu rắt khi mang thai

Đi tiểu rắt là một trong những dấu hiệu nhận biết sớm của thai kỳ. Bởi sự thay đổi của nội tiết tố trong thời gian mang thai. Triệu chứng này có thể bắt đầu sớm trong những tháng đầu và kéo dài cho đến ba tháng cuối. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy ra do yếu tố bệnh lý.

Nguyên nhân thông thường

Trong 3 tháng đầu, nhiều bà bầu sẽ gặp phải tình trạng tiểu rắt. Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ làm tăng lượng máu và chất lỏng bài tiết qua thận. Đồng thời, trong giai đoạn đầu, việc phát triển của thai nhi sẽ gây chèn ép lên bàng quang.

Lúc này, bàng quang sẽ bị căng, mẹ bầu phải đi tiểu nhiều hơn nhưng lượng nước tiểu rất ít. Kèm với đó là cảm giác đau rát, khó chịu khi đi tiểu. 

Tình trạng tiểu rắt khi mang thai xảy ra do nhiều nguyên nhân
Tình trạng tiểu rắt khi mang thai xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau

Ngoài ra, các chuyên gia lý giải, khi mang thai, lượng hormone HCG tăng cường đào thải qua thận. Điều này sẽ khiến bà bầu thường muốn đi tiểu, gây nên chứng tiểu rắt tiểu buốt. 

Tình trạng tiểu rắt ở phụ nữ mang thai sẽ thuyên giảm khi thai nhi bước sang tháng thứ tư. Trong giai đoạn này, tử cung sẽ nâng em bé và khoang bụng. Khi đó, bàng quang sẽ ít chịu tác động hơn và giảm tình trạng đi tiểu nhiều, tiểu rắt. 

Tuy nhiên, tình trạng tiểu rắt khi mang thai tháng cuối và đến ngày dự sinh sẽ tăng lên. Vì lúc này thai nhi đã quay trở về vị trí gần bàng quang để chuẩn bị sinh đẻ. 

Nguyên nhân bệnh lý

Chứng tiểu rắt ở phụ nữ mang thai cũng có thể xảy ra do các bệnh lý trong cơ thể. Các căn bệnh mà chị em phụ nữ có thể gặp như bệnh xã hội, viêm đường tiết niệu, bệnh phụ khoa…

  • Bệnh xã hội: Lậu là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tình dục vợ chồng mà bệnh  lậu còn gây ra chứng tiểu buốt, tiểu rắt. Cùng với đó, mụn rộp sinh dục cũng chính là nguyên nhân gây tiểu rắt ở bà bầu. 
  • Bệnh phụ khoa: Viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung là những căn bệnh phụ khoa thường gặp. Các căn bệnh này sẽ gây nên tình trạng tiểu rắt khi mang bầu. Khi mang thai, hệ miễn dịch bị suy giảm và cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm. Cùng với việc vệ sinh vùng kín không đúng cách là những nguyên nhân gây nên bệnh phụ khoa. 
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Theo thống kê, có đến 60% chị em phụ nữ bị tiểu rắt là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tiểu rắt khi mang thai. 

Ngoài ra, nhiều chị em phụ nữ cũng mắc phải tình trạng tiểu rắt sau sinh mổ, tiểu rắt sau sinh. Đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo bạn mắc phải một số bệnh lý như viêm cổ tử cung, viêm đường tiết niệu. Vì thế, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ khi có triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt kéo dài. 

Tiểu rắt ở bà bầu có nguy hiểm hay không?

Tiểu rắt khi mang thai không phải là một dấu hiệu thường gặp ở mẹ bầu. Tình trạng tiểu rắt sẽ không gây nguy hiểm nếu xảy ra do nội tiết tố thay đổi. 

Tuy nhiên, nếu tình trạng này đi kèm một số dấu hiệu dưới đây thì mẹ bầu nên thận trọng. 

  • Cảm giác đau buốt, nóng rát nhiều khi đi tiểu.
  • Kèm theo triệu chứng sốt, ớn lạnh, mệt mỏi
  • Đau bụng, đau lưng, đi tiểu nhiều lần và không kiểm soát được.
  • Cảm giác đi tiểu cấp bách trong khi chỉ đi được một lượng nước tiểu rất ít.
  • Thậm chí, khi cười, hắt hơi hoặc ho cũng khiến nước tiểu rỉ ra một ít.
  • Có máu trong nước tiểu.
  • Nước tiểu có mùi hôi hoặc có màu đục bất thường.
  • Nôn, buồn nôn và giảm cân đột ngột.

Nếu xuất hiện cùng lúc nhiều triệu chứng trên thì mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Tình trạng này xảy ra do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu và gây bệnh.

Hoặc một số trường hợp do mắc bệnh phụ khoa, bệnh xã hội. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây sinh non, nhiễm trùng thận rất nguy hiểm. 

Các cách chữa tiểu rắt cho bà bầu

Để điều trị dứt điểm tình trạng tiểu rắt ở bà bầu cần dựa vào nguyên nhân và tình trạng bệnh. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị như sau:

Sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh

Với phụ nữ đang mang thai, việc sử dụng thuốc Tây y phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Bởi sử dụng các loại thuốc tân dược sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của trẻ. 

Mẹ bầu chỉ sử dụng thuốc Tây y khi có hướng dẫn của bác sĩ
Mẹ bầu chỉ sử dụng thuốc Tây y khi có hướng dẫn của bác sĩ

Dưới đây là một số loại thuốc tân dược chữa bệnh tiểu buốt, tiểu rắt có thể sử dụng cho mẹ bầu:

  • Nếu mẹ bầu bị tiểu rắt do nhiễm trùng đường tiết niệu thì bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như: Amoxicillin, Erythromycin hoặc Penicillin.
  • Tiểu buốt do bệnh phụ khoa và bệnh xã hội thì bác sĩ cần phải thăm khám, xét nghiệm rồi kê toa thuốc cho phù hợp. 

Tốt nhất mẹ bầu khi mắc bệnh tiểu rắt hãy đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và chẩn đoán bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc tốt cho thai nhi và mẹ. Tuyệt đối không được tự ý uống các loại thuốc mua bên ngoài vì có thể gây hại cho gan, thận và em bé. 

Bài thuốc Đông y chữa tiểu rắt khi mang thai

Đông y là một phương pháp chữa bệnh lành tính được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cũng nên thận trọng khi sử dụng các bài thuốc Đông y. Vì có những vị thuốc kiêng kỵ áp dụng cho mẹ bầu. 

Chính vì thế, để an toàn, bà bầu cần đến các phòng khám Đông y uy tín để thăm khám và điều trị đúng cách. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa tiểu rắt cho mẹ bầu thường được sử dụng:

  • Bài thuốc số 1: Bạch thược, kim ngân hoa và sinh địa mỗi vị 12g, phục linh, trúc diệp, hắc chi tử, xa tiền thảo và hoàng cầm mỗi vị 9g, đăng tâm thảo và cam thảo mỗi loại 6g. Mẹ bầu sắc các dược liệu trên lấy thuốc uống, uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc số 2: Nhân sâm, thăng ma, bạch truật, tang phiêu mỗi loại 9g, mạch môn đông và hoàng kỳ mỗi loại 15g. Bạn mang tất cả các loại thảo dược trên sắc lấy thuốc uống, uống mỗi ngày 1 thang để điều trị bệnh. 
  • Bài thuốc số 3: Thăng ma, thông thảo, hoàng kỳ và nhân sâm mỗi vị 9g, đăng tâm thảo, đương quy, tế tân mỗi vị 6g, mạch môn và cam thảo mỗi vị 12g. Người bệnh mang tất cả các vị thuốc đi rửa sạch, sắc thuốc uống hàng ngày. Mỗi ngày, bạn uống 1 thang thuốc để chữa bệnh. 

Mẹo dân gian chữa bệnh tiểu rắt ở mẹ bầu

Đối với tình trạng tiểu rắt ở mức độ nhẹ, mẹ bầu có thể áp dụng các mẹo dân gian để chữa tiểu rắt tại nhà. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu rắt bạn có thể tham khảo:

  • Bí xanh: Bí xanh có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, chữa nóng gan. Vì thế bí xanh thường được dùng để chữa bệnh cho mẹ bầu bị tiểu rắt khi mang thai tháng đầu. Bạn gọt vỏ, rửa bí và cắt thành từng khúc mỏng. Nghiền nát bí xanh, chắt lấy nước uống 2 lần mỗi ngày để điều trị bệnh.
  • Mồng tơi: Mẹ bầu có thể sử dụng rau mồng tơi để chữa bệnh tiểu rắt tại nhà. Loại rau này có tính mát, bổ dưỡng và có khả năng tiêu viêm, mát gan hiệu quả. Bạn rửa sạch rồi đun rau mồng tơi với nước đến khi sôi. Lấy nước uống hàng ngày để chữa bệnh tiểu rắt. 
Mẹ bầu có thể chữa tiểu rắt bằng bí xanh
Mẹ bầu có thể chữa tiểu rắt bằng bí xanh

Các mẹo dân gian trên chỉ có tác dụng chữa bệnh ở những trường hợp nhẹ. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên lưu ý khi sử dụng vì có một số vị thuốc dân gian không tốt cho thai nhi. 

Biện pháp hỗ trợ điều trị tiểu rắt khi mang bầu

Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc, mẹ bầu có thể áp dụng các cách điều trị bệnh tiểu rắt không dùng thuốc. Đây là những biện pháp bảo tồn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. 

Đi tiểu nghiêng người về phía trước

Đây là một phương pháp tuy đơn giản nhưng lại có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh tiểu rắt. Nghiêng người về phía trước giúp cho lượng nước tiểu trong bàng quang được thải hết ra ngoài. Điều này giúp phụ nữ mang thai cải thiện được tình trạng tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần.

Bài tập Kegel

Phụ nữ mang thai có thể điều trị tình trạng tiểu rắt với bài tập Kegel. Đây là bài tập giúp tăng cường sức mạnh ở vùng xương chậu và cải thiện tình trạng tiểu rắt.

Cách thực hiện:

  • Chị em thực hiện co cơ âm đạo (tương tự như nhịn tiểu) và giữ trong 10 giây.
  • Bạn nghỉ 10 giây rồi tiếp tục lặp lại khoảng 10 lần.
  • Khi đã quen dần, bạn có thể tăng dần số giây mỗi lần thực hiện. 
  • Tuyệt đối không được tập khi đang đi tiểu vì có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Một số lưu ý cho mẹ bầu khi bị tiểu rắt

Chị em phụ nữ khi mang thai gặp phải tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt không nên quá hoang mang, lo lắng. Bên cạnh đó, bà bầu nên lưu ý một số điều như sau:

  • Không được tự ý sử dụng các loại thuốc trị tiểu rắt khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 
  • Bà bầu nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý khi bị tiểu buốt, tiểu rắt, bổ sung nhiều chất xơ, ăn nhiều rau củ quả, vitamin B, C để tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ và các chất kích thích gây hại cho sức khỏe.
Mẹ bầu nên xây dựng thói quen sống lành mạnh, khoa học để hạn chế bệnh tật
Mẹ bầu nên xây dựng thói quen sống lành mạnh, khoa học để hạn chế nguy cơ  mắc bệnh
  • Nên uống nhiều nước mỗi ngày, uống từ 2 – 2,5 lít nước là tốt nhất. Mẹ bầu không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ để hạn chế việc tiểu đêm.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, giữ cho khô thoáng để loại bỏ các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm phụ khoa.
  • Mẹ bầu tuyệt đối không được nhịn tiểu lâu vì sẽ khiến bệnh chuyển biến xấu.
  • Lựa chọn đồ lót có chất liệu mềm mại, co giãn tốt.

Tiểu rắt khi mang thai là tình trạng thường gặp trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, chị em cũng không nên chủ quan vì có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý trong cơ thể. Do đó, để yên tâm rằng mình không mắc bệnh thì bạn có thể tìm đến các bệnh viện để được thăm khám sớm nhất.

Array
Câu hỏi thường gặp
Tiểu rắt có phải mang thai? Cách xử lý khi bị tiểu rắt

Nội dung chínhNguyên nhân gây tiểu rắt khi mang thaiNguyên nhân thông thườngNguyên nhân bệnh lýTiểu rắt ở bà bầu có nguy hiểm hay không?Các cách chữa tiểu rắt cho bà bầuSử dụng thuốc Tây y chữa bệnhBài thuốc Đông y chữa tiểu rắt khi mang thaiMẹo dân gian chữa bệnh tiểu rắt ở mẹ […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?