Tiểu Rắt 

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – MậtGiám đốc Chuyên Môn tại Phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Tiểu rắt một trong các bệnh khá thường thấy hiện nay. Căn bệnh tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nguyên nhân gây bệnh tiểu rắt là gì, cách điều trị cũng như phòng bệnh ra sao sẽ được giải đáp trong bài viết này. 

Tiểu rắt là gì, đối tượng dễ mắc?

Tiểu rắt là hiện tượng thường gặp và có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào. Theo đó, người bị tiểu rắt sẽ đi tiểu nhiều lần trong ngày. Đường tiểu có hiện tượng tắc nên nước ra nhỏ, lượng ít, lực yếu và có thể ngắt quãng.

Đôi khi không kiểm soát được việc tiểu tiện dẫn đến bị tiểu són. Bên cạnh đó, màu sắc nước tiểu cũng bị thay đổi. Đặc biệt là lượng nước tiểu mỗi lần đi rất ít.

Tiểu rắt là hiện tượng bệnh phổ biến
Tiểu rắt là hiện tượng bệnh phổ biến

Hiện nay, các tài liệu cho thấy, so với nam giới thì nữ giới có tỷ lệ bị tiểu rắt cao hơn. Bên cạnh đó, một vài các đối tượng sau cũng có nguy cơ bị bệnh cao như:

  • Người cao tuổi, các cơ quan bàng quang, thận bị suy yếu rất dễ bị tiểu rắt.
  • Những người béo phì khiến cho các cơ quan bài tiết bị chèn ép.
  • Người bị mắc các bệnh về thần kinh, tiểu đường…

Theo thống kê, thường người ta chỉ đi tiểu khoảng 5 lần trong suốt một ngày. Tuy nhiên với người tiểu rắt con số có thể lên đến 20 lần. Đặc biệt những lần mắc tiểu vào buổi đêm làm bệnh nhân mất ngủ nghiêm trọng.

Có thể bệnh này khiến cho sức khỏe người bệnh suy yếu, mệt mỏi và tinh thần luôn bị stress. Tình trạng này có thể điều trị được nếu như tìm đúng nguyên nhân gây bệnh cũng như áp dụng biện pháp phù hợp.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu rắt

Nhiều người thắc mắc tiểu rắt là bệnh gì, do đâu mà bị? Nguyên nhân gây bệnh tiểu rắt xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Thông thường, đây là một dấu hiệu của chứng bệnh nào đó trong cơ thể. Cụ thể như:

  • Viêm bàng quang: Bệnh này khiến cho vùng bụng bị đau, ảnh hưởng đến việc tiểu tiện, tiểu rắt và tiểu nhiều lần.
  • Ung thư bàng quang: Khi tế bào ung thư phát triển sẽ làm cho bàng quang bị chèn ép. Bệnh nhân ung thư thường đi tiểu nhiều lần, đôi khi còn tiểu ra máu.
  • Sỏi bàng quang: Khi bị sỏi ở bàng quang, nước tiểu thường bị ứ đọng. Người bệnh thường phải đi tiểu nhiều lần với lượng nước rất ít.
  • Suy thận: Thận suy yếu biểu hiện trực tiếp từ việc đi tiểu. Theo đó người bệnh sẽ tiểu nhiều vào ban đêm, tiểu ra máu, nước tiểu đôi khi còn nổi bong bóng.
Bệnh nhân sỏi thận có thể bị tiểu rắt
Bệnh nhân sỏi thận có thể bị tiểu rắt
  • Các bệnh tuyến tiền liệt: Như viêm tuyến tiền liệt, ung xơ tuyến tiền liệt, tăng sinh tuyến tiền liệt… Từ tuyến tiền liệt sẽ ảnh hưởng lan sang bàng quang từ đó kích thích bàng quang dẫn đến cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần.
  • Bệnh lậu: Người bị lậu cũng kèm theo các triệu chứng như tiểu rắt, nước tiểu có mùi hôi khác thường, đau khi tiểu tiện.
  • Do dùng thuốc lợi tiểu: Ngoài các bệnh trên thì việc dùng thuốc lợi tiểu cũng có thể khiến bệnh nhân đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt.

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản, ngoài ra tiểu rắt còn có thể do bệnh nhân sinh hoạt, ăn uống sai cách. Chẳng hạn như:

  • Uống quá ít nước làm cơ thể bị mất nước, ảnh hưởng bàng quang.
  • Sử dụng nhiều các thức uống như cà phê, rượu bia, nước ngọt có ga…
  • Ăn nhiều món cay nóng, dầu mỡ dẫn đến nóng trong người.

Triệu chứng nhận biết bệnh

Bệnh tiểu rắt có nhiều dấu hiệu khác nhau. Bạn có thể nhận biết bệnh này khi xuất hiện các tình trạng sau: 

  • Cảm giác muốn đi tiểu xuất hiện nhiều lần, thường xuyên và khó kiểm soát.
  • Khi đi tiểu hay bị rắt nhiều lần, kèm theo đau buốt, tiểu són.
  • Đôi khi quan hệ tình dục cũng bị đau.
  • Nước tiểu thay đổi màu sắc sang hồng, đi tiểu ra máu.
  • Bệnh nhân bị đau ở vùng bụng dưới, bên hông.
  • Ngứa và thấy nóng rát khi đi tiểu.
  • Nam giới bị tiểu rắt có thể kèm theo chứng xuất tinh sớm, giảm ham muốn tình dục.
Người bệnh thường buồn tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu ít
Người bệnh thường buồn tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu ít

Trường hợp, nước tiểu đổi màu cùng với đó xuất hiện máu cục trong nước tiểu thì có thể bệnh đang chuyển biến nặng. Lúc này không nên điều trị tại nhà mà phải tiến hành thăm khám ngay.

Bệnh tiểu rắt nguy hiểm không?

Không ít người bị tiểu rắt có tâm lý xem thường căn bệnh này. Thậm chí trong giai đoạn bệnh nhẹ không khắc phục mà để bệnh tự khỏi. Trên thực tế, không nên xem thường vì tiểu rắt cũng rất nguy hiểm.

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Người bị tiểu rắt kéo dài sẽ khiến cho sức khỏe ngày càng suy yếu. Đặc biệt là những người lớn tuổi, sức khỏe kém thường xuyên mất ngủ vì những cơn buồn tiểu quấy rầy. Điều này có thể dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, tăng huyết áp. Nghiêm trọng hơn là các bệnh như làm căng mạch máu não,  khó thở, đột quỵ.
  • Tinh thần sa sút: Tiểu rắt ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần của bệnh nhân. Trước tiên là sự mặc cảm, tự ti vì những những lần tiểu són không kiểm soát. Nếu không điều trị kịp thời dễ khiến người ta sống tách biệt và ngại tiếp xúc. Ngoài ra, tiểu rắt cũng khiến tâm lý bệnh nhân lo âu, mệt mỏi, nảy sinh căng thẳng.
  • Hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng: Bệnh tiểu rắt khiến nữ giới bị đau khi quan hệ. Trong khi đó nam giới lại dễ rơi vào tình trạng “chưa lâm trận đã thoái lui”. Những “cuộc vui” không còn như trước, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Có thể thấy, tiểu rắt gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Từ những điều trên khiến cuộc sống sinh hoạt, công việc đều bị tác động rất nhiều. Việc điều trị bệnh ngay từ những giai đoạn ban đầu là rất cần thiết.

Chẩn đoán tiểu rắt, khi nào cần đi viện?

Có nhiều biện pháp khác nhau được tiến hành để chẩn đoán bệnh tiểu rắt. Tùy theo tình trạng thực tế của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ áp dụng cách phù hợp nhất. Một vài biện pháp chẩn đoán thường thấy như:

  • Chụp X-Quang: Giúp phát hiện sỏi cũng như các dị vật bên trong bàng quang, thận… Hay tình trạng viêm bàng quang khiến cho niêm mạc bàng quang dày lên cũng được nhận biết bằng phim X-Quang.
  • Phân tích, kiểm tra nước tiểu: Cách làm này để bác sĩ tìm ra sự có mặt có bạch cầu, hồng cầu vi niệu thể cũng như mũ.
Xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán bệnh
Xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán bệnh
  • Soi bàng quang: Thông qua biện pháp nội soi để kiểm tra bàng quang xem có bị viêm hay nhiễm trùng hay không.
  • Siêu âm vùng chậu: Biện pháp này thường được dùng để chẩn đoán phát hiện các bất thường ở bàng quang như sỏi hay khối u.
  • Lâm sàng: Bác sĩ sẽ đặt các câu hỏi cho rằng cần thiết với bệnh nhân tiểu rắt. Cùng với đó sẽ phần tích và đánh giá về số lần đi tiểu và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Ngoài ra, còn nhiều biện pháp chẩn đoán bệnh tiểu rắt khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm niệu động học… Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị bệnh phù hợp. 

Trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân sẽ được cho uống thuốc để điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu tiểu rắt ở tình trạng nặng, người bệnh kiệt sức, không thể đi lại, đồng thời kèm theo các triệu chứng tiềm ẩn của viêm bàng quang, ung thư bàng quang thì sẽ được nhập viện để điều trị.

Bệnh tiểu rắt làm sao hết? Cách điều trị

Điều trị bệnh tiểu rắt phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn bệnh. Chính vì vậy phát hiện và chữa càng sớm sẽ càng dễ khỏi bệnh hơn. Bệnh nhân có thể đến bệnh viện điều trị, áp dụng các bài thuốc Đông y hoặc dùng các cách dân gian để chữa tại nhà.

Dân gian trị tiểu rắt

Không ít người thắc mắc bị tiểu rắt phải làm sao? Trong dân gian lưu truyền khá nhiều bài thuốc chữa trị. Đa phần các cách này đều dựa vào kinh nghiệm thực tế cùng các dược liệu quen thuộc trong cuộc sống.

  • Dùng bột sắn dây: Theo các tài liệu Đông y, dùng bột sắn dây có thể giúp thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Chính vì vậy mà khi bị nóng trong người, tiểu rắt bệnh nhân có thể uống bột này để chữa trị. Mỗi ngày uống khoảng 1 ly bột sắn dây sẽ thấy triệu chứng bệnh được giảm bớt.
Dân gian dùng bột sắn dây để chữa tiểu rắt
Dân gian dùng bột sắn dây để chữa tiểu rắt
  • Dùng rau má: Tính mát của rau má sẽ giúp lợi tiểu, thanh nhiệt. Rau này còn được dùng chữa chứng tiểu rắt và tiểu không hết rất tốt. Bạn có thể uống nước rau má đậu xanh hoặc kết hợp cùng nước dừa mỗi ngày một ly để chữa bệnh.
  • Dùng nha đam: Nói về các cách thanh nhiệt, chữa tiểu rắt không thể bỏ qua nha đam. Không chỉ có công dụng làm đẹp mà các chất chống oxy hóa, axit amin cùng vitamin có trong nha đam còn có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau. Khi bị tiểu buốt, bệnh nhân có thể uống nước nấu từ thịt nha đam để dễ chịu hơn.
  • Kim tiền thảo: Không chỉ được dân gian lưu truyền mà các bài thuốc Đông y cũng hay xuất hiện vị thuốc quý này. Kim tiền thảo thường được sử dụng để chữa sỏi thận, kháng viêm. Thuốc giúp tiểu dễ dàng hơn, trị tiểu buốt, tiểu rắt… Bạn có thể dùng kim tiền thảo khô sắc với nước uống như trà để chữa bệnh.

Ngoài ra còn nhiều cách chữa bệnh tại nhà như dùng nước râu ngô, dùng bột nưa, nước dừa… Tuy nhiên nên lưu ý những cách này chỉ nên áp dụng với trường hợp bệnh nhẹ. 

Tây y

Nếu chưa biết tiểu rắt phải làm sao thì tốt nhất là tìm đến bác sĩ để điều trị. Tây y trị tiểu rắt thường bằng cách dùng thuốc uống dạng viên. Ngoài ra còn tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ áp dụng bài thuốc cũng như cách điều trị khác nhau. Hiện nay, có 2 loại thuốc Tây được dùng phổ biến để trị tiểu rắt là:

  • Nhóm thuốc kháng quinolon: Bao gồm các loại như Peflacin 400mg, Ciprofloxacin 500mg… Thuốc này có công dụng chính là kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn đường tiểu. Nhờ vậy vậy giảm triệu chứng tiểu rắt cũng như đi tiểu nhiều lần.
  • Thuốc Metronidazole Micro®: Tương tự với nhóm thuốc quinolon, Metronidazole Micro® cũng ngăn chặn vi khuẩn phát triển, hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa, tiểu rắt.
  • Nhóm kháng Alpha 1: Bao gồm các tên thuốc như Alfuzosin, Terazosin, Prazosin… Thuốc có công dụng giúp các thành mạch ở tuyến tiền liệt được khỏe mạnh, trở nên trơn tru hơn. Nhờ vậy mà nước tiểu sẽ dễ bị đẩy ra ngoài hơn.
Dùng thuốc tây giúp cải thiện bệnh nhanh chóng
Dùng thuốc tây giúp cải thiện bệnh nhanh chóng

Tuy nhiên, các thuốc này chỉ nên dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra khi dùng thuốc bạn có thể gặp các tác dụng phụ như buồn ngủ, sốt, đau đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi…

Cách phòng tình trạng tiểu rắt

Chỉ những người từng bị tiểu rắt mới có thể cảm nhận được sự khó chịu mà căn bệnh này gây ra. Chính vì vậy để tránh lâm vào tình trạng này bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

  • Uống nhiều nước: Mỗi ngày hãy cung cấp cho cơ thể ít nhất 2 lít nước. Nhờ vậy mà các cơ quan mà đặc biệt là tiết niệu hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên vào buổi tối bạn chỉ nên uống lượng nước vừa phải để tránh tiểu đêm nhiều.
Uống nhiều nước có hiệu quả phòng chống bệnh
Uống nhiều nước có hiệu quả phòng chống bệnh
  • Ăn uống hợp lý: Bị tiểu rắt nên ăn gì, chế độ ăn uống rất quan trọng để phòng tiểu rắt, buốt. Theo đó, hãy ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin và chất xơ. Khi chế biến cũng nên thanh đạm một chút, tránh ăn quá mặn, quá ngọt. Rượu bia và nước ngọt có cũng cần hạn chế sử dụng.
  • Tập thể dục điều độ : Việc tập thể dục sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật. Mỗi ngày ít nhất hãy dành ra khoảng 20 phút để tập thể dục. Ngoài ra những người thường ngồi văn phòng thường xuyên nên để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, đi lại để máu huyết lưu thông.
  • Không nhịn tiểu tiện: Tập cho mình một thói quen tiểu đúng giờ giấc và không nhịn tiểu là cách phòng các bệnh liên quan rất tốt.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Người bình thường nên khám sức khỏe định kỳ lâu nhất là 6 tháng một lần. Điều này giúp kịp thời phát hiện ra bệnh. Đặc biệt là các bệnh ở thận, cơ quan tiết niệu như vậy sẽ tránh được tiểu rắt.

Với những thông tin trên hy vọng bạn đã hiểu bị tiểu rắt là bệnh gì. Đồng thời biết rõ nguyên nhân cũng như cách điều trị tiểu rắt. Ai chưa mắc phải căn bệnh này thì bây giờ hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh để giảm nguy cơ bị bệnh.

Câu hỏi thường gặp
Tiểu rắt có phải mang thai? Cách xử lý khi bị tiểu rắt

Nội dung chínhTiểu rắt là gì, đối tượng dễ mắc?Nguyên nhân gây bệnh tiểu rắtTriệu chứng nhận biết bệnhBệnh tiểu rắt nguy hiểm không?Chẩn đoán tiểu rắt, khi nào cần đi viện?Bệnh tiểu rắt làm sao hết? Cách điều trịDân gian trị tiểu rắtTây yCách phòng tình trạng tiểu rắt Bài viết được tham vấn […]

Xem chi tiết
Cách chữa Tiểu Rắt 
Thuốc chữa Tiểu Rắt 

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?