Tiểu rắt có phải mang thai? Cách xử lý khi bị tiểu rắt

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – MậtGiám đốc Chuyên Môn tại Phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Tiểu rắt có phải mang thai hay không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Theo chuyên gia, tình trạng này có thể là biểu hiện khi mang thai hoặc là triệu chứng của các bệnh lý khác. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc trên đồng thời chia sẻ cách cải thiện tình trạng tiểu rắt trong thai kỳ.

Tiểu rắt có phải mang thai? 

Tiểu rắt là tình trạng người bệnh không thể kiểm soát được quá trình đi tiểu. Bệnh nhân sẽ đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng với lượng nước tiểu rất ít. Kèm theo đó, nước tiểu có màu vàng đục và có mùi khai khó chịu. 

Nhiều chị em phụ nữ thắc mắc rằng tiểu rắt có phải mang thai? Các bác sĩ cho biết rằng tiểu rắt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý đường tiểu. Và nó cũng là một trong số những biểu hiện chị em có thể nhận biết mình đã mang thai.

Tiểu rắt có phải mang thai là vấn đề mà nhiều chị em thắc mắc
Tiểu rắt có phải mang thai là vấn đề mà nhiều chị em thắc mắc

Khi mang thai, cơ thể của chị em phụ nữ sẽ có nhiều biến đổi. Lúc này, phôi thai bắt đầu di chuyển và làm tổ trong buồng tử cung. Phôi thai dần phát triển và chèn ép lên bàng quang. Điều này làm giảm khả năng co giãn của đường tiết niệu, khiến nước tiểu bị ứ đọng ở bàng quang, bể thận. Đây là nguyên nhân gây nên chứng tiểu rắt khi mang thai.

Chị em phụ nữ khi mang thai có thể xuất hiện triệu chứng tiểu rắt nhưng không đồng nghĩa với việc cứ tiểu rắt là mang thai. Nếu tình trạng tiểu rắt đi kèm với các dấu hiệu mang thai khác hoặc đã quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai an toàn thì khả năng mang thai là rất cao. 

Do vậy, để xác định được chính xác mình có thai hay không thì chị em nên kiểm tra bằng que thử thai hoặc đến bệnh viện để được thăm khám. 

Các nguyên nhân khác gây tiểu rắt không phải do mang thai

Mặc dù tiểu rắt cũng là một dấu hiệu nhận biết thai kỳ như đã nói ở trên. Tuy nhiên, tiểu rắt ở chị em phụ nữ cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên thực hiện các xét nghiệm cần thiết để phát hiện ra các bệnh lý đang tồn tại trong cơ thể gây tiểu rắt. 

Cụ thể, một số bệnh lý gây ra tình trạng tiểu rắt như:

  • Bệnh phụ khoa: Chị em có nguy cơ mắc phải các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung. Các căn bệnh này sẽ gây ra tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt khó chịu. Việc vệ sinh vùng kín không đúng cách, căng thẳng thường xuyên là những nguyên nhân gây nên bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
  • Bệnh xã hội: Có nhiều khả năng chị em phụ nữ mắc các bệnh xã hội như bệnh lậu, mụn rộp sinh dục. Các căn bệnh này sẽ ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng và gây ra triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến khiến chị em bị tiểu rắt, tiểu buốt. Đây là căn bệnh nguy hiểm mà người bệnh không nên chủ quan. 

Khi mắc các bệnh lý trên, người bệnh nên thăm khám sớm và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Nếu không chữa bệnh kịp thời thì tình trạng này có thể gây nhiễm trùng thận, suy thận, viêm nhiễm phụ khoa rất nguy hiểm.

Các biện pháp cải thiện tiểu rắt 

Đối với tình trạng tiểu rắt ở mức độ nhẹ và không phải do bệnh lý, người bệnh có thể tự chữa bệnh ngay tại nhà. Tuy nhiên, khi tiểu rắt do các bệnh lý gây ra, bạn nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

Để kiểm soát tình trạng tiểu rắt, bà bầu nên áp dụng một số phương pháp dưới đây:

Dùng thuốc Tây y

Nếu tình trạng tiểu rắt ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tâm lý, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc điều trị phù hợp cho bạn. Chẳng hạn như thuốc lợi tiểu có thành phần từ thuốc chống trầm cảm hoặc ức chế thần kinh. Các loại thuốc này có một vài hoạt chất giúp bàng quang được thư giãn như oxybutynin, tolterodine và darifenacin… 

Bạn có thể uống các loại thuốc Tây y chữa tiểu rắt
Bạn có thể uống các loại thuốc Tây y chữa tiểu rắt

Đối với thuốc ức chế thần kinh, thành phần duloxetine sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương để gửi tín hiệu kiểm soát cơ vòng bàng quang. Từ đó giúp hạn chế tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt.

Tuy nhiên, các loại thuốc Tây y chỉ có tác dụng tạm thời. Thuốc tân dược thường có những tác động không tốt đến sức khỏe của gan, thận, dạ dày. Do đó, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc chữa tiểu rắt khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. 

Uống thuốc Đông y

Uống thuốc Đông y cũng là một cách điều trị bệnh tiểu rắt hiệu quả ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên, bạn không được tự ý mua thuốc uống mà không có sự chỉ định của thầy thuốc. 

Để đảm bảo an toàn, bạn nên tìm đến các phòng khám Đông y uy tín để điều trị đúng cách. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh tiểu rắt mà bạn có thể tham khảo:

  • Bài thuốc số 1: Thăng ma, tang phiêu tiêu mỗi loại 9g, hoàng kỳ và mạch môn đông mỗi vị 15g.
  • Bài thuốc số 2: Cam thảo 6g, xa tiền thảo và hoàng cầm mỗi loại 9g, kim ngân hoa và sinh địa mỗi loại 12.

Bạn rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên, sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 1 thang để cải thiện tình trạng tiểu rắt. 

Điều trị bằng hành vi

Khi tiểu rắt ở mức độ nhẹ, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng một số cách như sau:

  • Ngồi nghiêng người phía trước: Khi bị tiểu rắt, người bệnh nên ngồi nghiêng người về phía trước khi đi tiểu. Điều này sẽ giúp nước tiểu trong bàng quang thoát ra ngoài dễ dàng hơn và giảm được tần suất tiểu rắt.
  • Không được nhịn tiểu: Người bệnh tuyệt đối không được cố gắng nhịn tiểu. Vì nước tiểu tích tụ lâu ngày trong bàng quang sẽ làm mất khả năng co bóp tự nhiên. Ngoài ra, bạn cần xây dựng thói quen đi tiểu trong những khung giờ nhất định để hình thành phản xạ tự nhiên cho bàng quang.
Người bệnh tuyệt đối không được nhịn tiểu khi bị tiểu rắt
Người bệnh tuyệt đối không được cố gắng nhịn tiểu
  • Tập bài tập kegel: Người bệnh có thể tập luyện bài tập kegel để tăng cường sức khỏe cho cơ sàn chậu. Ngoài ra, bạn cũng nên tập yoga, đi bộ để nâng cao sức khỏe tổng thể, hạn chế tình trạng tiểu rắt.

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Thay vì điều trị bằng các loại thuốc tân dược gây ra nhiều tác dụng phụ, chị em phụ nữ có thể sử dụng một số thảo dược thiên nhiên tại nhà để chữa bệnh tiểu rắt. Các loại thảo dược này vừa giúp điều trị bệnh tiểu rắt vừa tốt cho sức khỏe.

  • Rau má: Rau má có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt cơ thể. Bạn có thể uống nước rau má để điều trị bệnh tiểu rắt. Tuy nhiên, chuyên gia khuyên rằng, người bệnh chỉ nên uống với liều lượng vừa phải và không nên uống hàng ngày.
  • Bí xanh: Bí xanh không chỉ là một thực phẩm lợi tiểu mà còn giúp giảm ốm nghén, phù nề tay chân ở mẹ bầu trong thời gian mang thai. Do đó, chị em phụ nữ mang thai có thể ăn canh bí xanh để điều trị bệnh tiểu rắt, tiểu buốt. 

Lưu ý khi điều trị bệnh tiểu rắt 

Trong trường hợp tiểu rắt khi mang thai là do sự phát triển của phôi thai thì mẹ bầu không nên quá lo lắng. Nếu tình trạng này xảy ra do các bệnh lý, bạn nên nhanh chóng điều trị. Đồng thời, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để rút ngắn thời gian điều trị bệnh:

  • Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa. 
  • Trước khi mang thai, chị em phụ nữ nên thăm khám phụ khoa để biết tình trạng sức khỏe của mình có tốt để mang thai hay không.
  • Bạn nên hạn chế mặc đồ bó sát vì có thể gây chèn ép mạch máu. 
  • Người bệnh nên giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh lo âu và căng thẳng.
  • Uống 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng tiểu rắt.
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau xanh, trái cây, ngũ cốc, các loại cá… Hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, đồ uống có cồn, có gas…
Người bị tiểu rắt nên uống đủ nước mỗi ngày
Người bị tiểu rắt nên uống đủ nước mỗi ngày

Bài viết trên đã giải đáp cho bạn thông tin tiểu rắt có phải mang thai hay không. Trong trường hợp, tiểu rắt không phải dấu hiệu mang thai, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị sớm nhất. Vì bạn có nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa, đường tiết niệu. Đồng thời, mẹ bầu khi mang thai mà bị tiểu rắt cũng cần đến bác sĩ khám bệnh để tìm hiểu nguyên nhân. 

Array
Cách chữa
Thuốc chữa

Chuyên mục

Tin mới

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?