Rạn da: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da LiễuTrưởng khoa xương khớp, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Rạn da là nỗi lo lắng không của riêng ai, đặc biệt là chị em phụ nữ. Bệnh tuy không quá nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nó sẽ tác động đến ngoại hình, tính thẩm mỹ và khiến bạn cảm thấy tự ti. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em tìm hiểu những thông tin cần biết về rạn da và cách điều trị bệnh. 

Rạn da là gì? Phân loại rạn da

Rạn da là bệnh gì? Rạn da là hiện tượng đứt gãy các liên kết giữa các mô dưới da, cụ thể là liên kết giữa collagen và elastin. Đây là tình trạng xảy ra do sự kéo căng da quá mức trong thời gian dài và sự tăng nhanh cortisone làm ảnh hưởng đến nồng độ collagen trên da. Khi da bị kéo căng quá mức, các liên kết sẽ bị nứt gãy và tạo nên vết rạn da. 

Bệnh rạn da sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình, tâm lý của người bệnh
Bệnh rạn da sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình, tâm lý của người bệnh

Da bao gồm ba lớp chính là thượng bì, trung bì và hạ bì. Bệnh rạn nứt da sẽ xuất hiện ở tầng hạ bì hoặc trung bì khi các mô liên kết da vượt quá giới hạn của nó. Bệnh rạn nứt da xảy ra phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là trong thai kỳ. 

Dựa vào hình dáng tổn thương và màu sắc, người ta phân thành các loại rạn da bao gồm:

  • Vết rạn đỏ: Còn gọi là vết rạn mới xuất hiện và rất dễ điều trị. Vùng da tổn thương có màu đỏ vì vết rạn mới xuất hiện dưới da. Các mạch máu vẫn đang hoạt động giúp các vết rạn nứt đáp ứng tốt trong việc điều trị.
  • Vết rạn trắng: Đây là vết rạn trưởng thành và khó điều trị. Lúc này, các mạch máu dưới da sẽ dần thu hẹp và khó sản sinh ra collagen. Bởi vậy, các vết nứt da trắng sẽ đáp ứng với thuốc điều trị thấp hơn các vết rạn đỏ.

Nguyên nhân bị rạn da

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân rạn da khác nhau. Trong đó có một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này như sau:

  • Tăng cân quá mức: Sự tăng cân quá nhanh sẽ khiến da bị kéo căng liên tục và các mô liên kết bị đứt gãy. 
  • Quá trình mang thai: Rạn da xảy ra phổ biến ở chị em phụ nữ đang trong thai kỳ. Khi bụng phát triển, thai nhi lớn dần, làn da của thai phụ sẽ căng ra. Ngoài ra, hormone trong cơ thể tăng đột biệt cũng có thể làm suy yếu cấu trúc da và gây nứt da. 
  • Quá trình dậy thì: Trẻ em có khả năng bị rạn nứt vùng da nếu đột nhiên cao hơn, tăng cân quá mức trong độ tuổi dậy thì.
  • Sử dụng kem chứa corticoid: Việc sử dụng các loại kem chứa corticoid trong thời gian dài cũng là nguyên nhân bị ran da. Vì các loại thuốc này sẽ làm giảm nồng độ collagen và làm bùng phát bệnh.
  • Mắc bệnh lý: Mắc phải một số bệnh lý như hội chứng Marfan có thể là nguyên nhân gây nứt da. Vì khi mắc bệnh này, mô da sẽ bị giảm đàn hồi và làm gãy các mô liên kết dưới da. 

Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh thường gặp như di truyền, mắc các căn bệnh viêm da mãn tính…

Dấu hiệu của rạn nứt trên da

Trước khi các vết nứt da xuất hiện, người bệnh có thể nhận thấy một số vùng da trên cơ thể chuyển sang màu hồng nhạt, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Nhìn chung, các chuyên gia da liễu cho rằng bệnh diễn biến theo các giai đoạn với những dấu hiệu nứt da như sau:

Giai đoạn 1: Cấp tính

Khi mới xuất hiện, các vết nứt trên da thường nhỏ, có màu đỏ, nâu đỏ, tím, hồng hoặc nâu sẫm… tùy thuộc vào màu da của người bệnh. Vết rạn nứt cũng có thể nổi lên như vết sẹo và gây triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Sau đó, vết rạn sẽ chuyển sang màu tím hoặc hơi đỏ.

Giai đoạn 2: Mãn tính

  • Theo thời gian, màu sắc của vết rạn sẽ bắt đầu nhạt dần và chìm dưới da. Những vết rạn sẽ chuyển sang màu trắng bạc, sáng bóng và giống như vết sẹo. 
  • Vết rạn nứt sẽ mờ dần theo thời gian nhưng không thể biến mất hoàn toàn. Khi chạm vào, bạn sẽ nhận thấy vết rạn da hơi lõm xuống so với các vùng xung quanh. 

Bệnh rạn da có nguy hiểm không? 

Theo các bác sĩ da liễu, rạn da là tình trạng không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn nên người bệnh không cần lo lắng quá mức. Tuy nhiên, bệnh sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý khiến bệnh nhân lo âu, căng thẳng… 

Rạn da là tình trạng không quá nguy hiểm
Các vết rạn nứt trên da là tình trạng không quá nguy hiểm

Hơn nữa, nhiều bệnh nhân có thói quen cào gãi mạnh trên các vết rạn nứt trên da, gây tổn thương đến mạch máu và bị xung huyết. Ngoài ra, cào gãi thường xuyên, gây tổn thương sâu sẽ để lại sẹo trên da. 

Các cách chữa bệnh rạn da

Bệnh rạn nứt trên da hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Hầu hết, các phương thức chữa trị chỉ làm giảm triệu chứng, phục hồi làn da trong một thời gian nhất định. 

Áp dụng phương pháp Tây y

Người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị bằng cách phương pháp Tây y. Bác sĩ sẽ khám và chọn biện pháp điều trị nứt da phù hợp với từng người dựa trên tuổi tác, tình hình sức khỏe.

Một số loại thuốc tân dược điều trị các vết rạn nứt trên da có thể kể đến như:

  • Kem bôi Retinoid: Kem bôi sẽ kích thích quá trình sản sinh collagen trên da. Từ đó giúp làn da đàn hồi và không bị bong tróc, rạn nứt. Tuy nhiên, thuốc cũng gây ra một số tác dụng phụ như đỏ da, bong tróc da.
  • Acid Glycolic: Thuốc cũng có tác dụng kích thích quá trình sản sinh collagen trên da và giúp ngăn ngừa các vết rạn nứt. Thuốc thường được sử dụng điều trị nứt da khi mang thai. 

Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn có thể chữa rạn nứt trên da bằng một số phương pháp Tây y như:

  • Liệu pháp laser: Sử dụng các bước sóng mạnh của ánh sáng để kích thích quá trình sản sinh collagen. Các tia laser sẽ phá hủy các mạch máu dưới da và khiến vết rạn nhạt đi và biến mất.
  • Mài mòn da: Bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị để thổi các tinh thể nhỏ vào da. Các tinh thể này sẽ mài mòn và làm nhẵn bề mặt da. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng máy hút để loại bỏ tinh thể và tế bào chết trên da.
  • Microneedling: Các kỹ thuật viên sẽ dùng mũi kim nhỏ chính lên nhiều điểm trên da để kích thích sản sinh collagen, thúc đẩy quá trình tái tạo làn da và giảm nứt da. 

Bài thuốc Đông y chữa bệnh 

Chữa rạn da bằng các bài thuốc Đông y là một trong những cách điều trị bệnh an toàn, hiệu quả. Các bài thuốc y học cổ truyền đều có nguồn gốc từ các loại thảo dược thiên nhiên lành tính và ít gây ra các tác dụng phụ.

Các loại thảo dược chữa rạn da đều có các thành phần dưỡng chất giúp làn da căng mịn tươi sáng và làm mờ các vết rạn. Sau đây là bài thuốc Đông y chữa nứt da:

  • Bạn sử dụng 1kg gừng và 1kg nghệ, thái lát nhỏ hoặc đập dập. 
  • Ngâm dược liệu với 1 lít rượu gạo, đậy nắp chặt bình và để ở nơi khô ráo. 
  • Người bệnh sử dụng rượu nghệ massage nhẹ nhàng lên vùng da bị rạn, rồi rửa lại với nước ấm.
Rạn da có thể được điều trị bằng các bài thuốc Đông y
Bệnh nứt da có thể được điều trị bằng các bài thuốc Đông y

Bên cạnh đó còn có rất nhiều bài thuốc Đông y chữa bệnh nứt da khác mà người bệnh có thể áp dụng. Bạn nên tìm đến các cơ sở y học cổ truyền uy tín để thăm khám và bốc thuốc tùy theo từng trường hợp bệnh. 

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Để làm mờ các vết rạn da, người bệnh có thể sử dụng các loại dược liệu thiên nhiên để chữa bệnh tại nhà. Dưới đây là một số mẹo trị rạn da lâu năm mà bạn có thể áp dụng:

  • Nha đam: Nha đam là một trong những thảo dược thiên nhiên có tác dụng điều trị bệnh nứt da hiệu quả nhất. Bạn có thể sử dụng gel nha đam thoa trực tiếp lên da, massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất được hấp thụ hoàn toàn vào da.
  • Dầu dừa: Dầu dừa có công dụng làm mờ các vết thâm sạm, dưỡng ẩm da rất hiệu quả. Người bệnh có thể thoa dầu dừa từ 1 – 2 lần mỗi ngày để điều trị bệnh và phục hồi các vết rạn da. 
  • Lòng trắng trứng: Acid amin và protein trong lòng trắng trứng sẽ giúp tái tạo làn da bị nứt rạn, phục hồi làn da hư tổn hiệu quả. Bạn đánh tan lòng trắng trứng, bôi lên vùng da bị rạn, để cho da khô hoàn toàn và rửa sạch lại với nước. Khi da đã khô hẳn, bạn thoa một lớp dầu oliu lên da để duy trì độ ẩm nhất định trên da. 
  • Khoai tây: Khoai tây có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và những dưỡng chất cần thiết giúp phục hồi quá trình hư tổn làn da và tăng trưởng các tế bào tốt cho da. Bạn cắt khoai tây thành nhiều lát, chà xát nhẹ các lát khoai tây lên da nhiều lần. Sau khi da đã khô, bạn rửa sạch lại bằng nước ấm. 

Các cách phòng ngừa bệnh 

Ngoài việc điều trị bằng cách loại thuốc, người bệnh nên xây dựng cho mình một thói quen sống lành mạnh, khoa học để bảo vệ làn da và ngăn ngừa rạn nứt:

  • Giữ ẩm cho da thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng da khô và giảm sự xuất hiện của các vết rạn nứt.
  • Hạn chế đi nắng, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Nếu phải đi nắng thì bạn nên sử dụng các loại kem bôi và che chắn cẩn thận.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để duy trì cân nặng hợp lý và cải thiện độ đàn hồi trên da. 
Người bệnh nên bổ sung nhiều dưỡng chất tốt bồi bổ cho làn da
Bạn nên ăn nhiều thực phẩm tốt cho làn da
  • Uống nhiều nước giúp duy trì độ ẩm cho da, giúp da không bị khô, mất nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung các loại rau củ chứa nhiều nước như cà chua, táo, rau bina, dưa chuột, bông cải xanh…
  • Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều omega, vitamin D, A, C, các loại đồ ăn giàu protein để bồi bổ cho làn da cũng như sức khỏe tổng thể.
  • Tuyệt đối không được sử dụng các đồ uống như rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ ăn chứa nhiều đường khiến làn da bị tổn thương và lâu lành hơn. 

Trên đây là những thông tin về bệnh rạn da, nguyên nhân và cách điều trị. Tuy không phải là một bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe nhưng ít nhiều bệnh cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Do đó, khi phát hiện bệnh, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia và áp dụng các cách điều trị bệnh sớm nhất. 

Array

Chuyên mục

Tin mới

Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Cách Điều Trị Và Chăm Sóc

Khi Nào Nên Bọc Răng Sứ Để Mang Lại Hiệu Quả Thẩm Mỹ Tốt Nhất?

Bọc Răng Sứ Có Được Vĩnh Viễn Không? Yếu Tố Nào Tác Động?

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

[CHIA SẺ] Trước Và Sau Khi Bọc Răng Sứ Cần Biết Những Gì?

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?