TOP 16 cách chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả, an toàn nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – HọngPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Nghẹt mũi là một triệu chứng thường gặp trong những ngày giao mùa. Theo kinh nghiệm dân gian, tình trạng này có thể được khắc phục bằng các nguyên liệu tự nhiên và dễ kiếm. Dưới đây là TOP 16 cách chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả và an toàn nhất mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Tổng hợp 16 cách chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả và an toàn

Nghẹt mũi (ngạt mũi) là triệu chứng thường gặp ở mỗi người. Là căn bệnh phổ biến nên hiện nay trong dân gian vẫn truyền tai nhau nhiều cách chữa nghẹt mũi tại nhà.

Nghẹt mũi là triệu chứng thường gặp ở mỗi người
Nghẹt mũi là triệu chứng thường gặp ở mỗi người

Các phương pháp này đơn giản và dễ thực hiện với những nguyên liệu có ngay trong gian bếp mỗi nhà. Chúng tôi xin gợi ý cho bạn một số cách trị nghẹt mũi dân gian được nhiều người tin dùng và áp dụng.

Chữa nghẹt mũi tại nhà bằng ngải cứu

Ngải cứu là thực phẩm quen thuộc trong nấu ăn. Có nhiều món ăn được chế biến từ ngải cứu như: Trứng rán ngải cứu, ngải cứu xào thịt gà, trứng hầm ngải cứu, cháo ngải cứu,… Không chỉ được biết đến là một thực phẩm, ngải cứu còn được ví như “thần dược” chữa bệnh.

Theo đó trong ngải cứu có một lượng lớn tinh dầu có tác dụng giúp khí huyết lưu thông dễ dàng hơn. Ngoài ra các thành phần trong ngải cứu giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.

Ngải cứu thường được dùng điều trị các bệnh như: Ho, cảm cúm, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, sơ cứu vết thương,… Cách sử dụng ngải cứu trị nghẹt mũi rất đơn.

Chuẩn bị:

  • Nửa cân ngải cứu
  • Khoảng 5g muối trắng hạt to
  • 1 cái chảo và một cái khăn sạch

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu nhặt bỏ gốc và lá hỏng, úa vàng.
  • Đem ngải cứu đã nhặt đi rửa sạch và để ráo nước.
  • Cắt ngải cứu thành nhiều khúc ngắn.
  • Để chảo lên bếp và đun nóng đáy.
  • Khi chảo đã nóng bỏ ngải cứu đã cắt nhỏ và muối trắng vào và rang.
  • Rang đến khi ngải cứu nóng và hơi săn lại thì tắt bếp.
  • Cho ngải cứu đã rang nóng vào khăn sạch và cuộn tròn lại.
  • Dùng khăn bọc ngải cứu hơ nhẹ từ trán xuống sống mũi.
  • Làm hành động này liên tục khoảng 10 lần.
  • Phần ngải cứu thừa, bạn có thể bọc vào khăn và để dưới gối đầu khi ngủ.
  • Phương pháp này hiệu quả cao và rất lành tính, có thể thực hiện cho cả trẻ sơ sinh.

Nghẹt mũi phải làm sao? Lá hẹ hấp đường phèn

Giống như lá ngải, lá hẹ là một thành phần trong các món ăn, nhưng cũng là một vị thuốc có công dụng chữa bệnh. Trong lá hẹ có chứa allicin một chất giúp giảm huyết áp và ngăn sản sinh cholesterol.

Ngoài ra, lá hẹ còn có công dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn và chống nấm rất tốt. Vì những công dụng tuyệt vời đó mà lá hẹ thường được áp dụng trong các bài thuốc chữa nghẹt mũi, kèm đau đầu, mệt mỏi. Cách thực hiện lá hẹ trị nghẹt mũi như sau:

Chuẩn bị:

  • Người bệnh chuẩn bị 10 lá hẹ tươi và một chút đường phèn.

Cách thực hiện:

  • 10 lá hẹ tươi đem rửa sạch và vớt lên để ráo nước.
  • Cắt lá hẹ thành từng khúc nhỏ và bỏ vào bát con cùng một chút đường phèn.
  • Bỏ bát lá hẹ đường phèn vào nồi và hấp cách thủy trong khoảng 20 phút.
  • Chiết lấy phần nước và uống.
  • Mỗi lần uống khoảng 3 thìa cà phê nước cốt lá hẹ đường phèn, ngày sử dụng 2 lần sáng và tối.
  • Người lớn khi dùng có thể ăn cả phần lá hẹ để nâng cao kết quả điều trị.

Ngoài lá hẹ hấp đường phèn, bạn có thể chế biến lá hẹ hấp mật ong để chữa nghẹt mũi.

Chuẩn bị:

  • 5-6 lá hẹ tươi và một thìa cà phê mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Lá hẹ tươi đem rửa sạch, và cắt khúc nhỏ.
  • Cho lá hẹ, mật ong vào bát con và đem đi hấp cách thủy trong khoảng 15 phút.
  • Chiết lấy nước cốt và dùng. Mỗi lần người bệnh dùng khoảng 2 thìa cà phê nhỏ và ngày uống 3 lần.
Các hoạt chất trong tỏi khiến nó được ví như một chất kháng sinh tự nhiên giúp chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả
Các hoạt chất trong tỏi khiến nó được ví như một chất kháng sinh tự nhiên giúp chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả

Thông mũi bằng tỏi

Các hoạt chất trong tỏi khiến nó được ví như một chất kháng sinh tự nhiên. Trong tỏi chứa allicin và scordinin có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống virus gây hại cho cơ thể rất tốt.

Đồng thời, tỏi cũng có tác dụng tiêu sưng giảm viêm, giảm tiết dịch nhầy, giúp thông thoáng đường thở, cải thiện tình trạng nghẹt mũi ở trẻ em và người lớn. Hơn nữa, các vitamin C và enzyme có trong tỏi cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh.

Dùng tỏi chữa nghẹt mũi như sau:

Cách 1:

Chuẩn bị: 1 củ tỏi tươi, không có mầm.

Cách thực hiện:

  • Giã nhỏ củ tỏi đã chuẩn bị và đun sôi với nước.
  • Dùng nước tỏi đã đun sôi xông mũi để làm thông thoáng đường thở

Cách 2:

Chuẩn bị: 5 tép tỏi tươi, chưa mọc mầm

Cách thực hiện:

  • Tỏi đem giã nhỏ và trộn với 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất.
  • Ăn trực tiếp ăn hỗn hợp tỏi mật ong.
  • Người bệnh nên ăn hỗn hợp này trước khi dùng bữa.

Cách 3:

Chuẩn bị: 6 tép tỏi tươi và một thìa cà phê mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Giã nhỏ tỏi đã chuẩn bị
  • Chiết nước cốt tỏi và hòa với mật ong nguyên chất đã chuẩn bị trước đó.
  • Trộn đều và uống mỗi ngày để thấy hiệu quả.

Nghẹt mũi làm sao hết? Sử dụng dầu tràm

Được chiết xuất từ cây tràm gió, dầu tràm chứa các hoạt chất có tính sát khuẩn, kháng nấm, long đờm rất tốt trong việc điều trị bệnh. Ngoài ra, dầu tràm đã được công nhận là có khả năng ức chế sự phát triển và tiêu diệt virus cúm. Từ đó ngăn chặn các triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi do virus cúm gây ra.

Cách sử dụng dầu tràm trị ngạt mũi như sau:

Cách 1: Ngửi trực tiếp dầu tràm để làm thông đường thở

  • Người bệnh đổ 1-2 giọt dầu tràm và khăn và ngửi. Mỗi ngày người bệnh nên ngửi dầu tràm từ 3-4 lần để chữa tịt mũi.

Cách 2: Dùng dầu tràm xông mũi, xông phòng

  • Người bệnh đun một nồi nhỏ nước. Khi nước sôi cho vào 2-3 giọt dầu tràm và đun thêm 3 phút. Dùng nước có dầu tràm xông mũi để làm loãng dịch nhầy, giúp việc đào thải chúng ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.

Cách 3: Bôi dầu tràm lên cơ thể

  • Người bệnh bôi dầu tràm lên cơ thể để giữ ấm cũng như chữa nghẹt mũi. Bạn bôi dầu tràm lên các vị trí như ngực, lòng bàn chân và lưng.

Cách chữa nghẹt mũi tại nhà bằng gừng

Gừng có tính ấm và vị cay. Đây cũng là gia vị quen thuộc trong nấu ăn. Gừng được biết đến với công dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra, gừng còn giúp giữ ấm cơ thể, kích thích máu lưu thông đến vùng mũi xoang, điều trị chứng nghẹt mũi.

Cách dùng gừng trị ngạt mũi như sau:

Cách 1

Chuẩn bị: 2 củ gừng già tươi và 30g muối hạt cùng 1 lít nước.

Cách thực hiện:

  • Gừng rửa sạch, vớt lên và để ráo nước. Người bệnh nên để nguyên phần vỏ bởi nó là phần chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe.
  • Gừng già đem giã nhỏ và đun cùng 1 lít nước đã chuẩn bị.
  • Khi nước sôi bỏ số muối hạt vào và đun tiếp 3 phút.
  • Chiết lấy phần nước cốt và uống trong ngày.

Cách 2

Chuẩn bị: 2 củ gừng già và mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

  • 2 củ gừng già mang rửa sạch và để ráo nước. Bạn nên để cả vỏ gừng vì chúng chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe.
  • Băm nhỏ gừng và đun với nước sôi.
  • Tiếp tục đun cho đến khi phần nước chuyển sang màu vàng nhạt.
  • Chắt nước gừng ra cốc và uống.
  • Người bệnh có thể cho thêm một chút mật ong nguyên chất để tăng khả năng chữa bệnh.
Bạc hà giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, làm thông khoang mũi, sạch đường thở,...
Bạc hà giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, làm thông khoang mũi, sạch đường thở,…

Tịt mũi phải làm sao? Uống trà bạc hà

Cây bạc hà là thực phẩm có tính mát và vị cay. Trong bạc hà chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như: Vitamin B, canxi, kali… Bạc hà giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, làm thông khoang mũi, sạch đường thở,…

Sử dụng bạc hà chữa tịt mũi như sau:

Cách 1

Chuẩn bị: 10 lá bạc hà tươi

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 10 lá bạc hà tươi đã chuẩn bị trước đó và để ráo nước.
  • Lấy lá bạc hà đã rửa sạch đun sôi với nước trong khoảng 15 phút.
  • Chiết lấy phần nước và uống. Người bệnh có thể cho thêm một chút mật ong để nâng cao khả năng điều trị.

Cách 2

Người bệnh có thể mua tinh dầu bạc hà để xông mũi giúp thông đường thở. Bạn lấy 500ml nước và đun sôi. Khi nước sôi nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào nồi nước và đun tiếp khoảng 5 phút. Lấy nồi nước tinh dầu bạc hà đã sôi và thực hiện xông mũi.

Chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả bằng ớt cayenne

Ớt cayenne là một loại gia vị chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe. Một thành phần quan trọng của ớt cayenne khiến nó có tác dụng chữa bệnh chính là Capsaicin.

Theo đó, loại ớt này có công dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hạ huyết áp, hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, giảm đau,…

Ngoài ra hoạt chất Capsaicin còn có tác dụng giảm tiết chất nhầy hiệu quả. Chính vì vậy nó được dùng trong điều trị chứng nghẹt mũi. Người bệnh có thể ăn trực tiếp ớt cayenne hoặc biến nó thành phụ gia trong các món ăn để chữa ngạt mũi.

Cách trị nghẹt mũi về đêm với nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có khả năng kháng khuẩn, đồng thời cũng tiêu diệt vi khuẩn có hại đang cư trú trong hốc mũi. Ngoài ra nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch vùng niêm mạc mũi bị tổn thương.

Do đó khi bị nghẹt mũi, người bệnh có thể nhỏ trực tiếp nước muối sinh lý vào hốc mũi. Chưa hết, nước muối sinh lý cũng làm loãng chất dịch nhầy và đẩy chúng ra ngoài thuận lợi hơn. Đây được coi là phương pháp lành tính và dễ thực hiện nhất.

Cách thực hiện như sau:

  • Người bệnh ngửa người ra phía sau và nhỏ 3-4 giọt nước muối sinh lý vào lỗ mũi.
  • Dùng tay day nhẹ 2 bên cánh mũi để làm loãng chất nhầy.
  • Che tay vào bên mũi còn lại và xì chất nhầy ra khỏi mũi.
  • Thực hiện lại các động tác vừa rồi với lỗ mũi bên kia.
  • Người bệnh nên thực hiện trị nghẹt mũi bằng nước muối sinh lý ít nhất 3 lần mỗi ngày.

Thông mũi khi bị nghẹt với baking soda

Baking soda có công dụng sát trùng rất tốt. Đồng thời nó cũng chữa các bệnh về da như mụn trứng cá, da nhiễm trùng,… Đặc biệt baking soda có công dụng trong chữa bệnh nghẹt mũi (tịt mũi).

Cách sử dụng baking soda chữa tịt mũi như sau:

  • Pha 1 thìa cà phê nhỏ baking soda với 200ml nước ấm.
  • Đổ phần nước này vào bình xịt để xịt trực tiếp vào lỗ mũi (giống cách dùng nước muối sinh lý)
  • Day nhẹ 2 bên cánh mũi và xì nhẹ để loại bỏ các chất dịch nhầy.
  • Với những người lần đầu áp dụng phương pháp này nên dùng mỗi ngày 1 lần.
Chữa nghẹt mũi tại nhà bằng mật ong chanh mang lại hiệu quả cao
Chữa nghẹt mũi tại nhà bằng mật ong chanh mang lại hiệu quả cao

Làm sao hết nghẹt mũi? Uống nước chanh mật ong

Chanh là thực phẩm không còn xa lạ gì với người dân. Trong chanh chứa rất nhiều vitamin C, canxi, kali, magie,… Còn mật ong có tính kháng viêm, kháng khuẩn, thải độc.

Trong mật ong cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Sự kết hợp của mật ong và chanh giúp kháng virus, kháng khuẩn, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch, làm loãng dịch nhầy, cải thiện tình trạng ngạt mũi hiệu quả.

Cách thực hiện nước chanh mật ong như sau:

  • Chuẩn bị một quả chanh tươi và mật ong nguyên chất, cùng một cốc nước ấm.
  • Chanh vắt lấy nước cốt.
  • Cho phần nước cốt chanh, mật ong vào cốc nước ấm.
  • Khuấy đều hỗn hợp nước chanh mật ong và uống.
  • Mỗi ngày người bệnh nên uống khoảng 3 cốc nước chanh mật ong để nhanh chóng đẩy lùi bệnh nghẹt mũi.

Xông hơi trị nghẹt mũi hiệu quả

Xông hơi nghe vẻ đơn giản nhưng đây đúng là một mẹo dân gian trị nghẹt mũi hiệu quả. Hơi ấm của nước đi vào hốc mũi giúp làm loãng các chất dịch nhầy, từ đó đào thải chúng ra ngoài dễ dàng hơn.

Cách thực hiện như sau:

  • Đun sôi 1 lít nước.
  • Khi nước sôi cho thêm một vài giọt muối trắng.
  • Lấy nồi nước đã sôi và xông mũi.
  • Người bệnh cúi đầu và hít một hơi thật sâu.
  • Thực hiện động tác này nhiều lần đến khi nước hết ấm.
  • Mỗi ngày, người bệnh nên xông mũi khoảng 3 lần.

Chữa nghẹt mũi tại nhà bằng massage, day ấn huyệt trị ngạt mũi

Chỉ một vài động tác nhỏ đã có thể giúp bạn chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả. Một số huyệt vị trị nghẹt mũi như:

  • Huyệt ấn đường: Là vị trí ở giữa 2 đầu lông mày, điểm trên cùng của sống mũi. Bạn dùng tay ấn mạnh vào huyệt ấn đường trong vài phút để xua tan chứng nghẹt mũi.
  • Huyệt hợp cốc: Là phần thịt ở giữa ngón cái và ngón trỏ. Bạn dùng lực ấn vào điểm này trong vài phút sẽ thấy tình trạng nghẹt mũi được thuyên giảm.
  • Huyệt nghinh dương: Nằm cách cánh mũi khoảng 0,8cm. Để tăng khả năng điều trị, bạn có thể bôi thêm dầu vào huyệt này và tiếp tục xoa để trị ngạt mũi.
  • Huyệt nhân trung: Là vị trí ở giữa mỗi và rãnh mũi. Ấn huyệt nhân trung để cải thiện tình trạng nghẹt mũi.

Chữa ngạt mũi cho bé với lá trầu không

Lá trầu không có tác dụng khử trùng, khử khuẩn, làm ấm và chữa nghẹt mũi rất hiệu quả. Các bước thực hiện dùng lá trầu không chữa nghẹt mũi như sau:

  • Người bệnh chuẩn bị 5-6 lá trầu không tươi và một loại tinh dầu.
  • Lá trầu không đem rửa sạch với nước và để ráo.
  • Đặt lá trầu không lên cốc nước nóng cho đến khi lá mềm ra và nóng lên.
  • Thoa tinh dầu lên lá trầu không.
  • Lấy lá trầu không đã được hơ nóng và bôi tinh dầu đặt lên ngực trong khoảng 15 phút.

Mẹo chữa nghẹt mũi ở trẻ em với cháo hành, tía tô

Lá tía tô có tính ấm và vi cay. Lá tía tô có tác dụng trị cảm, thúc đẩy tiết mồ hôi và làm giảm các triệu chứng ho, sổ mũi, nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi dị ứng gây ra.

Để chữa ngạt mũi tại nhà bằng lá tía tô, người bệnh có thể kết hợp nấu cháo. Cháo tía tô nóng giúp người bệnh giải cảm, chữa tịt mũi, chảy nước mũi. Cách chế biến như sau:

Chuẩn bị:

  • Một bát con gạo tẻ khoảng 200g
  • Một nắm lá tía tô khoảng 100g
  • Thịt bò 1 lạng
  • Trứng gà ta 1 quả
  • Hành lá
  • Hạt nêm, bột canh, tiêu

Cách làm:

  • Các loại nguyên liệu đem nhặt, rửa sạch và để ráo nước
  • Hành lá và tía tô đem thái nhỏ
  • Thịt bò băm nhuyễn
  • Cho gạo tẻ đã vo sạch vào nồi và đổ thêm nước. Đun sôi cho đến khi gạo nhừ. Nếu trong quá trình nấu gạo cạn nước cần cho thêm nước.
  • Khi gạo đã nhừ bỏ thịt bò đã băm nhuyễn và nêm gia vị cho vừa miệng sau đó tắt bếp.
  • Múc cháo ra bát và cho hành lá, tía tô, 1 lòng đỏ trứng gà.
  • Cuối cùng là thưởng thức món cháo tía tô. Người bệnh nên ăn cháo khi còn nóng để cháo phát huy tác dụng tốt nhất.

Chữa nghẹt mũi tại nhà bằng nước ép cà chua nóng

Cà chua là thực phẩm không thể thiếu khi chế biến một vào món ăn. Thế nhưng cà chua cũng là một vị thuốc có công dụng chữa bệnh. Theo đó cà chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: Vitamin C, A, Canxi, Photpho, Kali,…

Cà chua cũng chứa một loạt chất có tác dụng chống oxy hóa như:Choline, Axit Alpha – Lipoic, Beta – Carotene, Lycopene,… Bởi những thành phần đó, cà chua có công dụng giúp ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ giảm cân, làm đẹp da, giảm cholesterol, tăng cường miễn dịch và tốt cho tiêu hóa,…

Một công dụng không thể không kể đến hỗ trợ giảm viêm và chữa nghẹt mũi hiệu quả. Nước ép cà chua nóng là cách trị nghẹt mũi gian dân được nhiều người áp dụng.

Cách làm như sau:

Chuẩn bị: 1 quả cà chua chín và không bị hỏng. Cùng với 1 quả chanh, 2 nhánh tỏi

Cách thực hiện:

  • Cà chua rửa sạch và dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn
  • Chiết lấy phần nước cốt cà chua xay và đổ ra cốc
  • 2 tép tỏi băm nhỏ, chanh vắt lấy nước cốt
  • Cho tỏi băm nhỏ và nước cốt chanh vào cốc nước cà chua
  • Khuấy đều và uống 2 lần mỗi ngày

Húng quế chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả

Húng quế là một loại gia vị có tính ấm, vị cay nhẹ. Trong húng quế chứa một lượng lớn tinh dầu và nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe. Húng quế có công dụng chữa các bệnh như: Đau đầu, làm tan sỏi, hạ sốt, giảm stress, bảo vệ tim, phòng chống ung thư,… Húng quế còn có tác dụng điều trị các triệu chứng của bệnh về đường hô hấp như sổ mũi, nghẹt mũi, ho….

Cách dùng húng quế chữa nghẹt mũi như sau:

Cách 1: Người bệnh nhai sống khoảng 3-4 lá húng quế

Cách 2: Trà húng quế

Chuẩn bị: Húng quế 15g

Cách làm:

  • Húng quế rửa thật sạch và để ráo nước
  • Đem húng quế đã rửa sạch đun cùng 500ml nước
  • Chiết lấy nước và uống đều trong ngày

Các phòng ngừa nghẹt mũi hiệu quả

Thời tiết giao mùa là thời điểm hay xảy ra các bệnh về đường hô hấp. Nghẹt mũi là căn bệnh thường gặp khi thời tiết bước vào thời điểm giao mùa. Để phòng ngừa nghẹt mũi hiệu quả, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Ngủ đủ giấc: Việc thiếu ngủ liên tục sẽ làm hệ miễn dịch suy giảm, tại điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập và tấn công.
  • Vệ sinh mũi và họng thường xuyên: Bạn có thể dùng nước muối sinh ý để rửa mũi và súc miệng.
  • Rửa tay sạch sẽ: Luôn giữ bàn tay sạch sẽ không để vi khuẩn có hại lây nhiễm qua việc tay tiếp xúc với mũi, miệng.
  • Luôn giữ nhà cửa và chăn màn sạch sẽ: Vi khuẩn gây hại có thể ẩn nấp trong môi trường, cũng như trong chăn chiếu. Vì vậy bạn cần giặt chăn chiếu thường xuyên và xông phòng để loại bỏ nơi cư trú của vi khuẩn.
  • Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế vi khuẩn gây hại xâm nhập.
  • Giữ ấm cổ họng.
  • Chăm chỉ tập luyện thể dục để có sức khỏe chống lại tác nhân gây hại.
Có nhiều cách chữa nghẹt mũi tại nhà tuy nhiên bạn nên xác định nguyên nhân gây bệnh trước khi áp dụng
Có nhiều cách chữa nghẹt mũi tại nhà tuy nhiên bạn nên xác định nguyên nhân gây bệnh trước khi áp dụng

Ngoài những điều cần lưu ý trên, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh nghẹt mũi. Vậy người bổ nghẹt mũi, sổ mũi nên ăn gì? Theo đó bạn nên:

  • Ăn thực phẩm dễ tiêu hóa: Như súp gà, cháo gà, cháo tía tô, cháo thịt băm, súp rau củ,… Các loại thực phẩm này sẽ làm loãng chất dịch nhầy, từ đó đảo thải chúng ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, E: Đây là các loại vitamin có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, tăng cường đề kháng và miễn dịch.
  • Ăn nhiều rau xanh: Rau xanh là thành phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, bạn nên ăn đủ lượng rau xanh cần thiết cho mỗi ngày.
  • Ăn các loại gia vị có tính kháng khuẩn, kháng viêm, giữ ấm, chữa nghẹt mũi như: Tỏi, gừng, lá hẹ, húng quế,…
  • Ngoài ra bạn nên hạn chế một số thực phẩm sau để ngăn ngừa nghẹt mũi:
  • Đồ lạnh: Bạn không nên ăn uống các loại đồ lạnh gây kích thích họng. Điều này khiến người bệnh mắc thêm bệnh về họng như viêm họng.
  • Các loại đồ ngọt: Bạn cần hạn chế ăn các loại đồ ngọt vì chúng làm tăng tiết dịch nhầy, có thể gây ra nghẹt mũi.
  • Hải sản, đồ tanh: Mùi tanh của các hải sản gây kích thích hệ hô hấp. Đồng thời, các chất protein có trong hải sản cũng khiến người có cơ địa nhạy cảm bị dị ứng và đôi khi gây ra nghẹt mũi.
  • Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ: Các thực phẩm được chế biến dưới dạng chiên rán, xào nhiều dầu mỡ khi nạp vào cơ thể sẽ bắt dạ dày hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa. Từ đó dẫn đến tiết dịch nhiều hơn, nghẹt mũi nặng hơn.
  • Socola: Socola làm tăng tiết dịch đờm, nhầy khiến bệnh trở nên xấu đi.

Như vậy các cách chữa nghẹt mũi tại nhà đã được giải đáp qua bài viết trên đây. Nếu bạn đang không biết nghẹt mũi phải làm sao có thể tham khảo và áp dụng một số cách trên. Hy vọng các thông tin hữu ích trên đã giúp bạn có thêm kiến thức bảo vệ sức khỏe trong thời điểm giao mùa.

Array
Cách chữa
Thuốc chữa

Chuyên mục

Tin mới

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?