Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y có nên hay không? Lưu ý thực hiện
Hiện nay hình thức chữa mề đay mãn tính bằng Đông y được khá nhiều người áp dụng. Vậy thực chất của vấn đề này như thế nào, việc điều trị đó có mang lại công dụng như mong muốn hay không, mời bạn đọc những thông tin hữu ích trong bài viết được chia sẻ ngay dưới đây.
Có nên chữa mề đay mãn tính bằng Đông y hay không?
Theo quan niệm của Đông y, bệnh mề đay được chia thành 3 thể khác nhau là phong nhiệt, phong hàn và huyết hư phong táo. Trong đó, riêng thể huyết hư phong táo chính là đại diện cho tình trạng bị mề đay mãn tính ở người bệnh. Triệu chứng, nguyên nhân gây ra được xác định là rất đa dạng, người bệnh cần điều trị căn nguyên, tận gốc mới mong khỏi bệnh và phòng tránh tái phát quay trở lại.
Vậy có nên chữa mề đay mãn tính bằng Đông y hay không? Để trả lời chính xác câu hỏi này, người bệnh cần biết về những ưu và nhược điểm của hình thức điều trị này.
Ưu điểm nổi bật:
- Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y có tính an toàn rất cao nhờ thành phần trong các bài thuốc phần lớn là từ thảo dược thiên nhiên. Chúng được thu hái từ những vùng trồng chuyên canh, không chứa độc tố và an toàn cho mọi đối tượng người dùng.
- Công thức điều chế bài thuốc đều dựa trên những ghi chép từ Y học cổ truyền dân tộc và những nghiên cứu của nhiều danh y nổi tiếng tại Việt Nam.
- Thuốc Đông y không chỉ có một tác dụng là trị mề đay, mẩn ngứa mà còn giúp thanh nhiệt giải độc, bài trừ độc tố ra bên ngoài. Từ đó tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch của con người.
- Khi thăm khám, bác sĩ có thể gia tăng liều lượng hoặc giảm cho từng thành phần để phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Điều mà thuốc Tây y sẽ không bao giờ có thể làm được.
- Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y có thể đáp ứng cho nhiều bệnh nhân khác nhau từ trẻ nhỏ người lớn, phụ nữ đang mang thai mà không ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung.
Nhược điểm:
- Sử dụng Đông y điều trị đòi hỏi phải cần thời gian để thuốc hấp thụ vào cơ thể chứ không có tác dụng ngay lập tức như Tây y.
- Chính việc điều trị dài ngày có thể khiến người bệnh nản chí, mệt mỏi, việc phải sắc thuốc hằng ngày cũng tốn nhiều thời gian, không phù hợp cho những người bận rộn.
- Hiệu quả tác dụng thuốc nhanh hay chậm còn tùy vào cơ địa của mỗi người.
- Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều dược liệu thuốc Đông y bị nhiễm hóa chất bảo quản, thành phần dược tính trong thuốc không còn đảm bảo.
Mặc dù phương pháp Đông y có nhiều nhược điểm nhất đinh nhưng cũng không thiếu những ưu điểm tuyệt vời mà chúng mang lại. Thêm vào đó, điều trị bằng Đông y sẽ có cơ hội rất lớn để trị tận gốc căn bệnh này và phòng tránh tái phát trong tương lai. Do đó, rất nhiều người hiện nay vẫn ưu tiên lựa chọn hình thức chữa bệnh này.
Các bài thuốc chữa mề đay bằng Đông y hiệu quả nhất
Hiện nay có rất nhiều bài thuốc Đông y chuyên dùng để điều trị mề đay mẩn ngứa mãn tính an toàn và hiệu quả tốt. Người bệnh nên đến những cơ sở thăm khám Đông y chuyên nghiệp để họ kiểm tra tình hình sức khỏe và lựa chọn bài thuốc phù hợp nhất. Dưới đây là tổng hợp một số những công thức được áp dụng nhiều nhất, cũng như nhận được nhiều đánh giá và hiệu quả tốt từ phía người dùng:
Bài thuốc 1: Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh
Đây là bài thuốc rất nổi tiếng hơn 100 năm nay của Nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh được nhiều bệnh nhân tin tưởng, áp dụng và chữa khỏi thành công. Bài thuốc được điều chế từ 100% nguyên liệu là thảo dược Đông y, thu hái từ những vùng chuyên canh đạt chuẩn chất lượng của GACP – WHO do chính đơn vị đầu tư và xây dựng. Bài thuốc giúp mát gan, bổ thận, thanh nhiệt, giải độc và tăng cường sức đề kháng.
- Thành phần: Ngải cứu, sài hồ nam, lá chanh, xích đồng, bồ công anh, diệp hạ châu, hạ khô thảo, cà gai, lá chanh và tơ hồng xanh.
- Cách dùng: Bài thuốc được điều chế thành nhiều dạng khác nhau để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng. Người bệnh chỉ cần đúng theo hướng dẫn của nhà thuốc là sẽ có hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc 2:
Bài thuốc này giúp nhanh chóng thuyên giảm các triệu chứng của bệnh mề đay, giảm ngứa, trị mụn nhọt, điều trị căn nguyên của bệnh.
- Thành phần: Dùng khoảng 12 – 15g nhẫn đông đằng, cây cỏ mực và địa hoàng
- Cách dùng: Thuốc được dùng bằng cách sắc uống hoặc hãm như hãm trà để sử dụng hằng ngày.
Bài thuốc 3: Tiêu ban giải độc thang
Tác dụng chính của bài thuốc này là đặc trị bệnh mề đay cấp và mãn tính. Tiêu ban giải độc thang chính là công trình nghiên cứu nổi bật nhất của đơn vị Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc kế thừa từ bài thuốc nàn đời của người dân tộc Mường. Bài thuốc phù hợp với thể trạng của người Việt, an toàn, lành tính và trị bệnh tận gốc.
- Thành phần: Những dược liệu nổi bật trong bài thuốc gồm xuyên khung, phòng phong, kim ngân cành, đơn đỏ, ngải cứu, cúc tần, đương quy, diệp hạ châu, hồng hoa, bồ công anh,…
- Cách dùng: Người bệnh tuân thủ đúng theo hướng dẫn sử dụng khi mua thuốc tại chính đơn vị để có hiệu quả tốt nhất mang lại.
Bài thuốc 4:
Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y với bài thuốc số 4 chuyên áp dụng cho người bị khí huyết suy nhược, các triệu chứng tái phát liên tục, kéo dài không khỏi.
- Thành phần: Những nguyên liệu không thể thiếu gồm sinh địa, hà thủ ô, cam thảo, tang kỵ, tần quy, thử cô, xích sâm, dư dung, huyền sâm
- Cách dùng: Thuốc được sắc trên lửa thật nhỏ cùng nước cho đến khi cô cạn lại chắt lấy phần cốt thu được và uống khi còn ấm.
Bài thuốc 5:
Những dược liệu tự nhiên trong bài thuốc sẽ giúp loại bỏ cơn ngứa, điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh và tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa tái phát.
- Thành phần: Chuẩn bị dược liệu lá đơn, thử cô, bèo cái, đại liên tử, địa hoàng, lá của cây tùng lam, đại xao, kim ngân hoa, cam thảo, hồi thảo và xác ve sầu.
- Cách dùng: Sắc thuốc trên lửa nhỏ, mỗi ngày một thang và kiên trì trong vài tháng để thấy những thay đổi tích cực nhất.
Bài thuốc 6: Tiêu ban hoàn bì thang
Tiêu ban hoàn bì thang là giải pháp đặc trị mề đay của đơn vị Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102. Bài thuốc này được chia thành hai giai đoạn chính, mỗi giai đoạn sẽ tập trung vào điều trị một vấn đề để hướng tới kết quả cuối cùng là chữa khỏi bệnh mề đay.
- Giai đoạn 1: Tập trung vào thanh nhiệt, giải độc gan, kháng viêm, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Thành phần chính trong bài thuốc gồm phù bình, đơn đỏ, ngưu bàng tử, bồ công anh, kim ngân hoa, sài đất.
- Giai đoạn 2: Tác dụng để bồi bổ cơ thể, tăng cường chức năng của các tạng can, tỳ, thận, phế, tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh tái phát quay lại. Những dược liệu chính sử dụng có cát cánh, tang diệp, phòng phong, xuyên khung, diệp hạ châu, ý dĩ, đương quy, sinh địa và bạch truật.
Bài thuốc 7:
Bài thuốc được áp dụng chỉ định cho đối tượng bị mề đay do thể phong nhiệt. Nguyên nhân khởi phát bệnh là do môi trường, nhiệt độ. Khi bị bệnh do yếu tố này, độc tố sẽ được tích tụ từng ngày và phát ban ra ngoài gây nóng da, mẩn ngứa, mề đay khắp người. Áp dụng bài thuốc dưới đây để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh, đỡ ngứa, sưng và tiêu viêm hiệu quả.
- Thành phần: Chuẩn bị nguyên liệu kinh giới, địa hoàng, ngưu bàng tử, hồi thảo, hoa kim ngân, cam thảo và hạn liên tử.
- Cách dùng: Các thảo dược được rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng nước uống mỗi ngày.
Bài thuốc 8:
Bài thuốc giúp tiêu phong, trừ hàn, giảm ngứa và cải thiện triệu chứng của bệnh mề đay gây ra.
- Thành phần: Trần bì, độc diệp thảo, vỏ quế, ké đầu ngựa, thạch xương bồ, xuyên khung, dinh địa, cát cánh, khương thanh, lộc thảo, chỉ hương.
- Cách dùng: Thuốc cũng được dùng bằng cách sắc thuốc uống hằng ngày. Kiên trì sử dụng trong vài tháng, bạn sẽ thấy những thay đổi tích cực nhất.
Lưu ý trong quá trình thực hiện điều trị bằng Đông y
Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y hiện được nhiều bệnh nhân tìm hiểu và áp dụng do có tính an toàn và hiệu quả cao. Trong quá trình áp dụng, bệnh nhân cần tuân thủ những nguyên tắc điều trị dưới đây để tránh những tác dụng phụ không mong muốn xuất hiện. Cụ thể như sau:
- Bài thuốc Đông y vốn có tác dụng rất chậm nên người bệnh cần liên trì sử dụng trong thời gian dài. Trong trường hợp dùng liên tục trong vài tháng nhưng không mang lại hiệu quả, bệnh nhân nên đi khám bệnh lại và có sự thay đổi về hướng điều trị kịp thời nhất.
- Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y mang tính điều trị duy trì. Do đó, những trường hợp bệnh nhân đã xuất hiện biến chứng nặng nề trên da, viêm nhiễm, ảnh hưởng đến hệ hô hấp,… vẫn cần có sự can thiệp của Tây y hiện đại.
- Người bệnh cần thăm khám sức khỏe cụ thể để xác định nguyên nhân gây bệnh tại các phòng khám Đông y, đồng thời để bác sĩ kê đơn và lấy thuốc tại đây. Không tự ý một thuốc về dùng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
- Tuân thủ cách dùng, liều lượng, uống hằng ngày và kiên trì, không tự tăng hay giảm liều lượng của bất kỳ thành phần nào để đảm bảo tính an toàn.
- Trong quá trình áp dụng các bài thuốc Đông y, bệnh nhân nên kết hợp chế độ ăn uống khoa học, những loại thực phẩm dễ gây dị ứng, mẩn ngứa thì nên tránh. Đồng thời bổ sung thêm chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất từ nhiều loại thực phẩm thiết yếu khác.
- Chăm sóc và bảo vệ vùng da đang bị bệnh, tránh tiếp xúc với hóa chất và tác nhân có thể gây dị ứng, mẩn ngứa.
Trên đây là những thông tin, các bài thuốc về cách chữa mề đay mãn tính bằng Đông y được áp dụng nhiều. Hy vọng với điều này đã phần nào giúp bệnh nhân hiểu hơn về cách chữa và tin tưởng để áp dụng cho chính bản thân hoặc những người thân xung quanh.
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da Liễu – Trưởng khoa xương khớp, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế […]
Xem chi tiếtBài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da Liễu – Trưởng khoa xương khớp, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế […]
Xem chi tiếtBài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da Liễu – Trưởng khoa xương khớp, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế […]
Xem chi tiếtBài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da Liễu – Trưởng khoa xương khớp, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế […]
Xem chi tiếtBài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da Liễu – Trưởng khoa xương khớp, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế […]
Xem chi tiết