Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Trầu Không – Bạn Đã Biết Cách Làm Đúng?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tiêu hóaPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Chữa đau dạ dày bằng lá trầu không có thể kiểm soát nhanh các triệu chứng của bệnh. Phương pháp chữa trị này được nhiều người áp dụng tuy nhiên không phải ai cũng biết cách làm đúng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về cách điều trị bệnh bằng phương pháp dân gian này.

Công dụng của lá trầu không trong điều trị bệnh dạ dày

Bệnh đau dạ dày gây ra nhiều ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người bệnh. Khi cơ quan này bị tổn thương, hình thành vết loét, viêm sẽ gây ra những triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, ợ chua, ợ nóng, đầy hơi,…

Đau dạ dày có thể chữa được bằng nhiều cách
Đau dạ dày có thể chữa được bằng nhiều cách

Chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc tân dược là cách làm được nhiều người lựa chọn bởi khả năng xoa dịu cơn đau và triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng. Tuy nhiên thuốc Tây lại gây hại cho sức khỏe và mang đến nhiều tác dụng phụ. Chính vì vậy, cách chữa đau dạ dày tự nhiên bằng lá trầu không đã và đang được người bệnh ưu tiên lựa chọn. 

Lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm và tính ấm sẽ tiêu diệt hại khuẩn, trung hòa lượng axit trong dạ dày. Vị cay của loại lá này sẽ kích thích quá trình co thắt của bao tử, làm giãn nở cơ vòng và tăng cường quá trình co bóp, tiêu hóa và bảo vệ niêm mạc dạ dày trước các tác nhân gây hại. 

Chữa đau dạ dày bằng lá trầu không đơn giản tại nhà
Chữa đau dạ dày bằng lá trầu không đơn giản tại nhà

Áp dụng đúng bài thuốc chữa bệnh từ lá trầu không sẽ giúp bệnh được cải thiện, triệu chứng thuyên giảm, vết thương tại niêm mạc dạ dày được làm lành nhanh hơn. 

Tây y đã nghiên cứu và tìm ra trong lá trầu có chứa chất tanin và chất chống oxy hóa có khả năng làm lành vết thương. Hoạt chất betel-phenol trong thảo dược đóng vai trò là chất kháng sinh tự nhiên giúp đẩy lùi các tác nhân gây bệnh viêm loét dạ dày và tiêu diệt hại khuẩn. 

Ngoài ra, trong lá trầu không còn có chứa một lượng lớn hoạt chất kháng khuẩn và tiệt trùng có lợi trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, đau bụng, đau nhức xương khớp,….

Các phương pháp chữa đau dạ dày bằng lá trầu không

Phương pháp chữa đau dạ dày bằng lá trầu không có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là những cách sử dụng lá trầu không chữa bệnh dạ dày mà bạn có thể tham khảo và thực hiện ngay tại nhà như sau: 

Ăn lá trầu không để chữa bệnh dạ dày 

Cách chữa bệnh dạ dày rất đơn giản, không cầu kỳ trong khâu chuẩn bị đó chính là ăn trực tiếp lá trầu không. Bạn chỉ cần dùng 3 đến 4 lá trầu non, làm sạch để ăn mỗi khi triệu chứng bệnh tái phát. 

Áp dụng liên tục trong khoảng 1 tháng, các triệu chứng của bệnh đau dạ dày sẽ được cải thiện một cái nhanh chóng mà chẳng cần sử dụng đến thuốc Tây. 

Ép nước lá trầu không để uống chữa bệnh 

Nếu không thể ăn trực tiếp lá trầu không được bạn có thể ép lá trầu không để lấy nước uống. Cách làm này có hiệu quả tương đương với phương pháp chữa trị trên. 

Hãm nước lá trầu không uống chữa bệnh hàng ngày
Hãm nước lá trầu không uống chữa bệnh hàng ngày

Cách ép nước lá trầu không để uống chữa đau dạ dày như sau: 

  • Chuẩn bị 4 đến 6 lá trầu không bánh tẻ không quá già, không quá non rồi mang đi rửa sạch, để ráo. 
  • Vò nát lá trầu không rồi cho vào nước sôi để hãm uống thay nước trà hàng ngày.
  • Uống nước lá trầu sau bữa ăn chính khoảng 1 tiếng, thực hiện đều đặn liên tục trong 1 tháng tình trạng bệnh lý chuyển biến tích cực hơn. 

Lưu ý trong quá trình chữa đau dạ dày bằng lá trầu không

Các bài thuốc dân gian như chữa đau dạ dày bằng lá trầu không mang đến hiệu quả và độ an toàn đối với sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên khi áp dụng cần phải chú ý đến các vấn đề như sau để hiệu quả chữa trị được tốt nhất:

  • Bài thuốc dân gian thường có hiệu quả chậm nên khi áp dụng phải thực hiện kiên trì, không được bỏ dở giữa chừng. 
  • Người bị bệnh dạ dày cần thay đổi thói quen sống và sinh hoạt điều độ hơn, hạn chế ăn khuya, ít thức khuya, ăn uống chậm rãi, không ăn vội vã. 
  • Không ăn thực phẩm có hại cho sức khỏe đặc biệt là dạ dày như đồ chua, đồ cay nóng, đồ có chứa dầu mỡ, đồ đóng hộp,… để tránh bị khó tiêu, đầy bụng hay kích thích sản sinh axit. 
  • Không nên ăn quá nhiều, ăn quá no để tránh tạo áp lực lên dạ dày. Tốt nhất nên chia nhỏ các bữa ăn để bụng được dễ chịu hơn. 
  • Không mang vác đồ nặng để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày. 
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để nâng cao thể trạng, cải thiện sức đề kháng nhằm hỗ trợ điều trị và phòng bệnh. 
  • Mỗi ngày nên ngủ đủ 8 tiếng và có thời gian nghỉ ngơi sau ăn để dạ dày tiêu hóa trước khi làm việc. 
  • Sống lạc quan, tích cực, tránh suy nghĩ tiêu cực, hạn chế tạo áp lực để tránh làm ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh sớm nếu có, từ đó có phương án xử lý tốt nhất.

Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng lá trầu không nói riêng và bài thuốc dân gian nói chung chỉ nên áp dụng khi bệnh đang trong giai đoạn nhẹ. Nếu bệnh chuyển biến xấu hoặc đã có triệu chứng nặng hơn bạn nên đến cơ sở y tế để y học hiện đại can thiệp điều trị kịp thời. 

Array
Câu hỏi thường gặp
Khám Dạ Dày Ở Bệnh Viện Nào Tốt? Top 12 Bệnh Viện Uy Tín

Nội dung chínhCông dụng của lá trầu không trong điều trị bệnh dạ dàyCác phương pháp chữa đau dạ dày bằng lá trầu khôngĂn lá trầu không để chữa bệnh dạ dày Ép nước lá trầu không để uống chữa bệnh Lưu ý trong quá trình chữa đau dạ dày bằng lá trầu không Bài viết được […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?