Sỏi Túi Mật
Sỏi túi mật là bệnh lý gan mật thường gặp ở phụ nữ. Theo các chuyên gia, chứng bệnh này khá phổ biến, ước tính khoảng 8 – 10% dân số Việt mắc bệnh. Bệnh sỏi mật không có các triệu chứng cụ thể. Để phát hiện bệnh chỉ có thể thông qua thăm khám sức khỏe định kỳ. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh sỏi túi mật? Các triệu chứng và cách điều trị của bệnh như thế nào?
Bệnh sỏi túi mật là gì? Đối tượng dễ bị bệnh
Túi mật thuộc hệ thống đường dẫn mật trong cơ thể con người. Túi mật có hình quả lê và nằm sát dưới gan, vùng bụng bên phải, dưới bờ sườn phải.
Kích thước của một túi mật là chiều dài từ 80 – 100mm, chiều ngang từ 30 – 40mm. Dịch mật do gan bài tiết được vận chuyển, lưu trữ trong túi mật. Dịch mật sẽ được xuất xuống ruột để tiêu hóa chất béo nạp vào cơ thể.
Sỏi mật có dạng chất rắn, có dạng bùn hoặc viên trong túi mật. Bệnh được hình thành do tình trạng quá bão hòa của các thành phần của dịch mật. Dịch mật bao gồm: Cholesterol, sắc túi mật và muối canxi.
Có 3 loại sỏi mật:
- Sỏi cholesterol
- Sỏi sắc tố mật (sỏi đen, sỏi nâu)
- Sỏi hỗn hợp
Được biết, sỏi túi mật có kích thước từ vài mm đến vài cm, số lượng có thể từ 1 đến hàng trăm viên.
Bệnh sỏi túi mật có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên người trẻ tuổi thường ít mắc bệnh hơn. Mặc dù vậy nhưng một số đối tượng dưới đây lại là mục tiêu “tấn công” của bệnh:
- Phụ nữ: Nội tiết tố nữ estrogen có thể kích thích gan tăng sản xuất cholesterol và progesterone làm chậm tốc độ giải phóng túi mật. Chính vì vậy đã làm tăng nguy cơ hình thành sỏi cholesterol.
- Người béo phì: Với những người bị thừa cân béo phì, nồng độ cholesterol trong dịch mật sẽ tăng cao. Đây là điều kiện thuận lợi hình thành sỏi.
- Người bị bệnh xơ gan: Người bệnh xơ gan sẽ bị sỏi túi mật, nguyên nhân là do gan giảm tổng hợp muối mật và túi mật vận động kém dẫn đến bị bệnh.
- Người từ 40 tuổi trở lên: Với những người tuổi càng cao, càng có nguy cơ bị sỏi túi mật.
Ngoài các đối tượng trên, những người có bệnh lý về đường ruột như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, tiểu đường…là đối tượng dễ bị mắc bệnh. Hoặc những người đang dùng thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, gia đình có tiền sử bị bệnh cũng là đối tượng dễ mắc bệnh.
Nguyên nhân, triệu chứng bệnh sỏi túi mật
Bệnh được hình thành do nhiều yếu tố. Tuy nhiên nguyên nhân chính gây bệnh là do sự mất cân bằng của các thành phần trong dịch mật.
Dịch mật do gan tiết ra và được vận chuyển đến túi mật. Từ đây dịch mật sẽ được xuất xuống ruột để tiêu hóa chất béo nạp vào cơ thể. Đồng thời đây cũng là hợp chất thuần hóa hàng loạt vitamin.
Thông thường, túi mật của bạn có đủ chất để hòa tan cholesterol bài tiết bởi gan, nhưng nếu lượng cholesterol quá nhiều khiến mật không thể hòa tan, đây sẽ là điều kiện cho sỏi cholesterol hình thành.
Đối với sỏi sắc tố mật là do ảnh hưởng của một số bệnh lý như thiếu máu hồng cầu liềm, xơ gan… khiến bilirubin bị tích tụ nhiều trong dịch mật.
Bệnh sỏi túi mật thường không có nhiều triệu chứng rõ ràng, và người bệnh chỉ phát hiện qua việc thăm khám sức khỏe định kỳ, hoặc qua siêu âm ổ bụng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể phát hiện sỏi qua một số triệu chứng thường gặp sau đây:
- Đau hạ sườn phải: Trong các triệu chứng của bệnh sỏi túi mật thì đây là triệu chứng điển hình nhất. Người bệnh có thể thấy đau từng cơn ở vùng hạ sườn phải, đặc biệt là sau khi ăn no hoặc sau các bữa ăn nhiều chất béo. Những cơn đau này thường diễn ra vào ban đêm. Với những trường hợp nặng hơn, cơn đau có thể sẽ lan ra sau lưng và thời gian đau cũng kéo dài hơn.
- Rối loạn tiêu hóa (đầy trướng bụng, khó tiêu, chán ăn, ăn không ngon và sợ đồ dầu mỡ): Đây là những triệu chứng có thể khiến người bệnh nhầm lẫn với bệnh dạ dày và nó cũng tái phát nhiều lần.
- Sốt: Khi sỏi biến chứng gây viêm túi mật người bệnh thường sẽ sốt.
- Buồn nôn và nôn ói: Biểu hiện này thường xuất hiện kèm theo đau. Nguyên nhân của việc này là do sỏi làm tăng áp lực trong ống tiêu hóa.
- Vàng da, vàng mắt: Đây là biểu hiện của việc sỏi lọt xuống ống mật chủ làm tắc nghẽn đường mật.
Bị sỏi túi mật có nguy hiểm không? Biến chứng điển hình
Bệnh sỏi túi mật nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ ít gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, với những trường hợp ngược lại, bệnh sẽ biến chứng:
- Viêm túi mật: Đây là hiện tượng sỏi mật tắc nghẽn ở cổ túi mật gây viêm túi mật. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm túi mật cấp có thể gây hoại tử và thủng túi mật, tử vong.
- Tắc ống mật chủ: Đây là hiện tượng sỏi chặn đường ống dẫn mật. Người bệnh bị tắc ống dẫn mật sẽ dẫn đến vàng da, nhiễm trùng đường mật.
- Tắc nghẽn ống tụy: Sỏi túi mật có thể gây tắc nghẽn trong ống tụy gây viêm tụy. Với những trường hợp bị viêm tụy, người bệnh thường đau bụng dữ dội, liên tục, cần phải nhập viện ngay lập tức để điều trị.
- Ung thư túi mật: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất nhưng cũng rất hiếm xảy ra, những người có tiền sử bị sỏi túi mật có nguy cơ mắc ung thư túi mật.
Cách chẩn đoán, điều trị bệnh hiệu quả cao
Bệnh sỏi túi mật thường không có biểu hiện rõ ràng. Để xác định bệnh bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu nhằm xác định chức năng gan và tình trạng cholesterol máu.
- Siêu âm, chụp cắt lớp (siêu âm bụng, CT-scan, MRCP-Scan, nội soi)
Điều trị bệnh sỏi túi mật có nhiều cách, ví dụ như sử dụng phương pháp Tây y, Đông y. Hoặc bạn có thể chữa sỏi mật bằng các mẹo dân gian tại nhà.
Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà
Cách chữa bệnh sỏi túi mật bằng mẹo dân gian tại nhà khá đơn giản và được nhiều người áp dụng. Người bệnh có thể làm theo một số công thức dưới đây:
Chữa bệnh sỏi túi mật bằng quả sung
- Bạn cần chuẩn bị 200g quả sung, sau đó đem rửa sạch và thái nhỏ.
- Đem phơi khô và sao vàng.
- Đổ 4 chén nước sạch vào sung đã phơi khô, sao vàng.
- Tiếp tục đun đến khi cạn còn 1 chén.
- Lấy nước đã đun chia làm 2 lần và uống trong ngày.
Đu đủ xanh chữa bệnh sỏi túi mật
- Với phương pháp này bạn cần chuẩn bị một quả đu đủ xanh đã cắt đầu, bỏ ruột.
- Sau đó thêm muối hạt vào của quả đu đủ.
- Tiếp đó đem đu đủ đã sơ chế như trên vào nồi và đun cách thủy trong thời gian 30 phút.
- Sau khi chín lấy ra ăn. Thực hiện đều đặn để nhận thấy hiệu quả tốt
Công dụng của hỗn hợp dầu oliu và chanh trong điều trị sỏi túi mật
- Lấy nước cốt chanh, pha loãng cùng dầu oliu và nước nguội.
- Uống hàng ngày, sau khi đi tiểu từ 1-2 giờ.
Ưu điểm chữa sỏi túi mật bằng mẹo dân gian: Các nguyên liệu dễ tìm và phương pháp thực hiện khá đơn giản.
Nhược điểm chữa sỏi túi mật bằng mẹo dân gian: Mất khá nhiều thời gian để thấy hiệu quả, và không phải ai cũng thực hiện được do một số người bị dị ứng với đu đủ, hoặc dầu oliu… Với phương pháp này chỉ thích hợp với những người mới bị bệnh, mức độ bệnh nhẹ, chưa biến chứng.
Chữa sỏi túi mật bằng Tây y
Tùy thuộc vào kích thước của sỏi mà bác sĩ có thể có những phương pháp khác nhau để chữa bệnh.
Cụ thể, với sỏi nhỏ kích thước nhỏ, dưới 1,5 cm, bác sĩ có thể kê thuốc để làm tan sỏi. Thời gian dùng thuốc làm tan sỏi có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Hai loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh sỏi túi mật là ursodiol (Actigall) và chenodiol (Chenix).
Ngoài ra ở một số bệnh viện đã áp dụng biện pháp tán sỏi bằng sóng, hoặc sử dụng hóa chất để làm tan sỏi trực tiếp. Hay phương pháp phẫu thuật mổ hở cắt túi mật hoặc cắt túi mật qua đường nội soi cũng được nhiều bệnh viện áp dụng trong quá trình điều trị bệnh.
Tuy nhiên, những phương pháp điều trị trên chỉ mang tính tạm thời, tỷ lệ sỏi tái phát lại cao do căn nguyên bệnh không được giải quyết. Ngoài ra chi phí điều trị cao cũng là một trong những khó khăn cho người bệnh khi áp dụng các phương pháp này.
Mắc sỏi túi mật nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?
Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh. Vậy người mắc bệnh sỏi túi mật nên ăn gì? Theo đó bạn nên bổ sung các nhóm thực phẩm sau:
- Tăng cường bổ sung rau xanh, chất xơ. Hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol như mỡ, da, nội tạng động vật, đồ chiên rán, bia, rượu…
- Ăn đủ bữa và đúng giờ, đặc biệt không bỏ bữa sáng.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Giảm cân từ từ, không cấp tốc ( giảm 0,5 – 1 kg mỗi tuần).
- Tập thể dục thường xuyên (30 phút/ngày), hạn chế ngồi nhiều.
Bệnh sỏi túi mật là căn bệnh thường gặp, tuy nhiên lại không có triệu chứng rõ ràng. Vì vậy người bệnh cần chú ý khi sức khỏe có những thay đổi nhất định. Việc thăm khám, điều trị kịp thời giúp tránh những biến chứng gây nguy hiểm tính mạng.
Nội dung chínhBệnh sỏi túi mật là gì? Đối tượng dễ bị bệnhNguyên nhân, triệu chứng bệnh sỏi túi mậtBị sỏi túi mật có nguy hiểm không? Biến chứng điển hìnhCách chẩn đoán, điều trị bệnh hiệu quả caoMẹo dân gian chữa bệnh tại nhàChữa sỏi túi mật bằng Tây yMắc sỏi túi mật nên […]
Xem chi tiết