Chàm Ngứa
Chàm ngứa là một trong những thể chàm thường gặp nhất. Triệu chứng đặc trưng nhất là gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân gây ra bệnh và các giải pháp điều trị hiệu quả nhất nhé!
Chàm ngứa là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh
Chàm ngứa là một trong những bệnh da liễu phổ biến thường gặp ở mọi đối tượng, nhất là ở trẻ em và người có cơ địa nhạy cảm. Dấu hiệu phân biệt với các bệnh chàm khác là nốt ngứa mọc dày đặc trên da, khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu, ăn uống không ngon miệng, ngủ không ngon giấc.
Chàm ngứa là bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng lại rất mất thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin. Ngoài ra khi không điều trị đúng cách có thể khiến da bị viêm, nhiễm trùng và để lại sẹo.
Có thể nhận biết bệnh dựa vào các dấu hiệu lâm sàng sau:
- Da xuất hiện những mẩn đỏ li ti, kèm theo cảm giác ngứa ngáy. Sau vài ngày nổi thành mụn nước và vỡ dần ra gây lở loét thành từng mảng.
- Khi mụn nước đã vỡ tình trạng ngứa giảm nhưng lại xuất hiện vẩy trên da.
- Vùng da bị chàm ngứa hơi sưng đỏ hoặc thậm chí là viêm do vỡ mụn.
- Xuất hiện các mảng da sậm màu hơn các vùng da bình thường.
- Da trở nên nhạy cảm dễ kích ứng với bụi bẩn, dược mỹ phẩm, hóa chất,…
- Da khô ráp, bong ra từng mảng trông như da cá.
Lưu ý: Trẻ bị chàm ngứa thường kèm theo các dấu hiệu như: Hay khóc vô cớ, khó ngủ,…
Nguyên nhân gây chàm ngứa da
Theo các chuyên gia, bệnh chàm thường xuất hiện do 3 nguyên nhân sau:
Do cơ địa
- Trong gia đình nếu có người từng mắc bệnh chàm thì thế hệ sau có khả năng bị di truyền lại rất cao.
- Khi cơ thể đột ngột bị rối loạn chức năng nội tiết và bài tiết cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh.
- Khi mắc một số bệnh liên quan tới dị ứng như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hen suyễn,… cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh chàm ngứa.
- Cơ địa dị ứng với một số mỹ phẩm, kem trộn, trôi nổi, kém chất lượng trên thị trường.
Do kháng dị nguyên
- Bệnh nhân có tỉ lệ mắc chàm ngứa cao khi thường tiếp xúc rất ô nhiễm, nhiều khói bụi…
- Da thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại như sơn, phân bón, thuốc trừ sâu, cao su non,…
- Dị ứng với lông động vật, sợi bông quần áo, phấn hoa,…
- Bị dị ứng với một số thực phẩm như trứng, đậu nành, sữa động vật, hải sản,…
Do thói quen không lành mạnh
- Vệ sinh da không sạch sẽ, luôn để da vùng có nếp gấp bị ẩm.
- Ăn nhiều đồ ngọt, đồ cay nóng, uống nhiều đồ uống có gas.
- Chế độ ăn uống không cân bằng, thiếu chất xơ, đạm, vitamin.
- Bên cạnh đó lười vận động cũng khiến đề kháng của cơ thể suy giảm đi.
- Tình trạng cơ thể căng thẳng kéo dài cũng có thể là nguyên nhân khiến bệnh chàm ngứa khởi phát.
Cách trị bệnh chàm ngứa
Có rất nhiều cách để trị dứt điểm tình trạng bệnh chàm ngứa. Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng một trong những cách trị bệnh cực kỳ hiệu quả sau:
Cách trị chàm ngứa bằng cây thuốc tại nhà
Sử dụng các loại cây thuốc Nam tại nhà là phương pháp cực kỳ hiệu quả đối với tình trạng bệnh chàm nhẹ, chưa gây viêm da. Cách sử dụng các cây thuốc trị bệnh đơn giản như sau:
Sử dụng nghệ vàng:
Trong nghệ vàng chứa hàm lượng curcumin dồi dào – đây là chống oxy hóa mạnh, có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn, phù hợp dùng để cải thiện những bệnh lý ngoài da. Do đó khi sử dụng nghệ trị bệnh chàm ngứa có tác dụng giúp kiểm soát được dấu hiệu của bệnh, giảm những mẩn đỏ và ngứa ngáy trên da để cảm thấy dễ chịu hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị củ nghệ tươi, đem đi rửa sạch bụi đất bám ngoài, rồi lấy dao gọt bỏ phần vỏ và cho vào cối giã nát.
- Dùng dung dịch sát khuẩn vệ sinh sạch sẽ tại vùng da mắc chàm.
- Vắt lấy phần nước cốt nghệ rồi thoa đều lên vùng da cần điều trị.
- Mỗi ngày chỉ cần áp dụng cách dùng nghệ từ 2 – 3 lần. Bên cạnh đó cần kiên trì thực hiện cho tới khi tình trạng bệnh chuyển biến tốt thì ngừng lại.
Sử dụng lá trầu không:
Trong lá còn chứa nhiều hợp chất quý như allycatechol, chavibetol, chavicol, carvacrol, cineol, caryphyllen, cadinen, estragol, tanin và nhiều vitamin khác,… Vì vậy có tác dụng giảm đau, giảm viêm, giảm sưng tấy, kháng khuẩn, kháng nấm, diệt vi trùng hiệu quả.
Cách sử dụng:
- Lấy 1 nắm lá trầu không, rửa sạch với nước muối loãng.
- Sau đó vệ sinh sạch sẽ vùng da mắc chàm và lau khô.
- Lá trầu sau khi rửa sạch đem giã nhuyễn, chắt lấy phần nước cốt. Tiếp theo lấy bông hoặc khăn mỏng thấm nước cốt chấm lên ở vùng da bị chàm ngứa.
- Để qua đêm, sáng hôm sau thì rửa lại vùng da bị chàm bằng nước sạch.
Sử dụng nha đam:
Theo nghiên cứu, trong gel nha đam chứa khá nhiều nước, vitamin cùng một số khoáng chất khác có tác dụng tăng cường thể trạng cho da. Bên cạnh đó, hợp chất acid salicylic trong lá nha đam còn giúp giảm phản ứng viêm trên da. Từ đó các triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy trên da sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, việc sử dụng nha đam còn có tác dụng cấp ẩm cho da, phòng ngừa hiện tượng lão hóa xảy ra. Cách thực hiện như sau:
- Lấy 1 – 2 lá nha đam tươi đem gọt bỏ phần vỏ cứng bên ngoài, rửa sạch phần mủ để tránh bị kích ứng khi sử dụng.
- Dùng thìa cạo phần gel nha đam rồi cho vào máy xay nhuyễn.
- Vệ sinh vùng da bị chàm ngứa, thấm khô rồi bôi gel nha đam trực tiếp lên bề mặt da.
- Giữ khoảng 20 phút để hấp thu hết dưỡng chất, sau đó rửa lại với nước sạch.
- Áp dụng cách đắp nha đam từ 2 – 3 lần/ngày để nhanh chóng mang lại hiệu quả điều trị bệnh.
Chữa bệnh chàm ngứa bằng thuốc Tây y
Chữa chàm ngứa bằng các loại thuốc Tây y được cho là mang lại hiệu quả giảm ngứa và tổn thương trên da nhanh nhất. Các loại thuốc trị chàm ngứa thường được chỉ định sử dụng hiện nay là:
- Hồ nước
Hồ nước thường được chỉ định sử dụng cho trường hợp bị chàm ngứa thể nhẹ, da mới bắt đầu phát đỏ, chảy ít nước. Thành phần gồm: Bột talc vô khuẩn, nước cất, oxy kẽm, glycerin. Tác dụng: làm dịu da, giảm viêm, sát khuẩn và làm khô vết thương nhanh chóng.
Mỗi ngày bôi 5 – 6 lần hồ nước lên khu vực bị chàm ngứa sau 1 thời gian sẽ thấy cơn ngứa giảm dần.
Lưu ý: Sản phẩm này có thể hoàn toàn sử dụng để trị chàm ngứa ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh do có thành phần an toàn, không để lại tác dụng phụ.
- Dung dịch chữa chàm ngứa
Một số dung dịch thường được sử dụng trị bệnh gồm: Jarish, Vioform 1% hoặc thuốc tím 0,001%. Các loại thuốc này được chỉ định dùng ở giai đoạn chàm bán cấp. Mỗi lần sử dụng chỉ cần vệ sinh sạch da, dùng tăm bông thấm ướt dung dịch và đắp trực tiếp lên sẽ mang lại hiệu quả giảm ngứa nhanh chóng.
- Thuốc mỡ
Các loại thuốc thường dùng là synalar-neomycin, celestoderm-neomycin,… Nhóm thuốc mỡ này có chứa thành phần corticoid nên chỉ sử dụng để bôi trên các vết lành, tránh sử dụng cho vết thương hở. Và thường được chỉ định sử dụng trong trường hợp chàm ngứa mãn tính.
Lưu ý: Không nên bôi thuốc nhiều trên diện rộng vì có thể gặp tác dụng phụ như teo da, tai biến ở da.
- Thuốc uống
Bên cạnh các nhóm thuốc sử dụng bôi ngoài da, trong một số trường hợp bệnh nặng bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kèm thuốc uống. Một số loại thuốc thường dùng như Cetirizine, siro Phenergan, Chlorpheniramin,… Trường hợp vết chàm xuất hiện mủ thì cần uống thêm thuốc chống bội nhiễm như thuốc kháng sinh Amoxicillin hoặc Cephalosporin.
Các loại thuốc Tây y dùng ở dạng bôi hay dạng uống rất dễ để lại tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn người bệnh cần sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Biện pháp ngăn ngừa chàm ngứa tái phát
Bệnh chàm ngứa rất dễ tái phát trở lại, do đó người bệnh cần thực hiện các lưu ý dưới đây để giảm tối đa tình trạng tái bệnh sau điều trị:
Lưu ý trong sinh hoạt
- Người bệnh cần vệ sinh cơ thể hàng ngày và luôn giữ cho cơ thể sạch sẽ, khô ráo. Tuy nhiên không tắm quá 10 phút, không tắm nước quá nóng, tốt nhất nên dùng nước tắm dưới 40 độ C.
- Nên dùng các loại chất tẩy rửa có thành phần hữu cơ, dịu nhẹ không chứa nhiều hương thơm tổng hợp hoặc có thành phần hóa chất.
- Nên chọn quần áo có chất liệu mềm, có khả năng thấm hút mồ hôi và mang lại cảm giác thoáng mát. Tránh dùng các chất liệu khô cứng vì khó thoát mồ hôi, dễ làm tổn thương và kích ứng da.
- Duy trì nhiệt độ phòng và độ ẩm phòng ở mức từ 23 đến 26 độ C, độ ẩm 50 – 60% để tránh gây khô hoặc kích ứng da.
- Cần thường xuyên dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, chăn ga, tránh để bụi bẩn hoặc ẩm mốc.
- Hạn chế nuôi và tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như lông động vật, khói bụi, phấn hoa,…
- Nên cắt ngắn móng tay để dễ vệ sinh da và tránh tình trạng gãi xước làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Người bệnh cần ngủ đủ giấc, tránh để cơ thể căng thẳng, mệt mỏi và thường xuyên tập thể dục giúp nâng cao sức đề kháng.
Lưu ý trong chế độ ăn uống
- Nên bổ sung nhiều trái cây tươi, rau xanh có tính mát như: bí đao, đậu xanh, rau má,… Các loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin, chất oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Người bệnh cần uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày để có tác dụng thanh loạc độc tố ra khỏi cơ thể và tránh tình trạng da khô ráp, thiếu nước. Có thể dùng nước lọc hoặc nước ép từ trái cây tươi hoặc các loại trà thảo mộc. Tuyệt đối không dùng các loại đồ uống có chứa cồn, gas, cafein,…
- Sử dụng các thực phẩm giàu axit béo omega 3 như dầu cá, cá hồi, quả óc chó,cá ngừ,…; các loại dầu thiên nhiên như dầu bơ, dầu lạc, dầu oliu, dầu dừa,…
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn cho đường tiêu hóa như: Bifidus, probiotic, acidophilus.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm để tăng chức năng miễn dịch của cơ thể, giúp kháng khuẩn, chống viêm, làm lành vết thương nhanh chóng và bảo vệ da.
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như trứng, lúa mì, sữa, socola, đường, chất tạo màu, đồ cay nóng,…
- Ngoài ra, khi sử dụng thuốc chữa bệnh cần hạn chế lạm dụng kháng sinh vì dễ gây nên tình trạng kháng kháng sinh hoặc để lại tác dụng phụ gây nguy hiểm cho sức khỏe..
Bệnh chàm ngứa không nguy hiểm, tuy nhiên nếu để lâu có thể dẫn đến biến chứng nặng rất khó điều trị khỏi hoàn toàn. Do đó, người bệnh cần phát hiện sớm và có giải pháp điều trị ngay từ khi có dấu hiệu bất thường trên da.