Chàm Khô

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da LiễuTrưởng khoa xương khớp, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Chàm khô là bệnh da liễu thường gặp ở mọi đối tượng nhất là đối với trẻ em. Tình trạng bệnh này là gì? Làm sao để nhận biết và điều trị tận gốc? Hãy trang bị cho mình những kiến thức sau đây để nhận biết và điều trị bệnh tốt nhất khi không may mắc phải.

Bệnh chàm khô là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh chàm khô là gì? Đây là một trong những thể chàm da (eczema) thường gặp, và khởi phát khi lớp sừng Keratin của da không được đáp ứng đủ nước. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho cấu trúc da mất đi sự cân bằng. Từ đó dẫn đến các triệu chứng ngoài da như khô, bong tróc, trầy xước hay rướm máu.

Theo các bác sĩ, chuyên gia da liễu, bệnh chàm khô không có khả năng lây nhiễm. Vì bệnh có thể khởi phát do rối loạn chức năng miễn dịch và dị ứng. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh di truyền, nếu như bố hoặc mẹ từng bị bệnh, con sinh ra sẽ có tỷ lệ bị bệnh cao hơn bình thường.

Bên cạnh đó, chàm khô không phải là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng căn bệnh này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người bệnh, gây tự ti, ngại ngùng, cản trở trong giao tiếp. Bên cạnh đó, vết chàm sẽ mang đến cảm giác da ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.

Bệnh chàm khô phát triển ở nhiều cấp độ khác nhau như cấp tính, bán cấp tính hoặc mãn tính. Và có thể bắt gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhất là những trường hợp có hệ miễn dịch kém, sức đề kháng yếu. Nguy hiểm nhất là bệnh chàm khô ở trẻ em, vì có thể khiến trẻ ngứa ngáy, quấy khóc, biếng ăn, sụt cân.

Bệnh chàm khô ở chân
Bệnh chàm khô ở chân

Vị trí thường bị chàm khô là ở những vùng da có mật độ tiếp xúc nhiều như:

  • Chàm khô ở mặt.
  • Bị chàm khô ở tay: Ngón tay, kẽ tay.
  • Vị trí chân, ngón chân hoặc mu bàn chân.
  • Bên cạnh đó cũng thường xuất hiện ở những nang lông.

Nguyên nhân bệnh chàm khô

Nguyên nhân gây bệnh chàm khô trên da thường do:

  • Yếu tố di truyền

Di truyền được đánh được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu gây chàm khô nói riêng cũng như bệnh lý chàm nói chung. Nếu có người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh chàm khô, thì thế hệ sau có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.

  • Rối loạn chuyển hóa

Rối loạn chuyển hóa xảy ra khi cơ thể xuất hiện những phản ứng hóa học bất thường ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất. Hiện tượng này có thể gây tăng sinh tế bào sừng khiến da bong tróc, thô ráp và sần ngứa.

Một số yếu tố bên trong thường dẫn đến bệnh chàm khô là: Rối loạn chức năng nội tiết, rối loạn thần kinh, rối loạn tiêu hóa, rối loạn quá trình sinh sản tế bào da,… Ngoài ra, tình trạng rối loạn chuyển hóa có thể khiến cơ thể bị thiếu hụt lipid (lớp màng bảo vệ) dẫn đến da yếu, dễ bị tổn thương.

  • Do bệnh lý

Một số bệnh lý có thể gây ra bệnh như các bệnh liên quan đến gan, viêm đại tràng, bệnh về thận,…

  • Tác nhân bên ngoài

Các yếu tố ngoại nhân có thể gây ra bệnh chàm khô tróc vảy là: Tiếp xúc với các sản phẩm xà phòng, hóa mỹ phẩm có độ axit hoặc kiềm cao, có thành phần kích ứng, dung môi công nghiệp; nguồn nước, môi trường ô nhiễm,… Các tác nhân này khi tiếp xúc với da có khả năng làm tiêu đi lớp sừng, khiến da mất nước và trở nên khô ráp.

Ngoài ra, thời tiết chuyển lạnh đột ngột, trở nên hanh khô cũng là tác nhân kích thích quá trình thoát hơi nước của da, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Chính vì vậy, bệnh chàm khô thường khởi phát mạnh vào mùa thu và mùa đông khi thời tiết chuyển lạnh.

  • Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh các nguyên nhân trên, chàm khô còn xuất hiện do: Tâm lý bất ổn, cơ thể thường xuyên suy nhược, căng thẳng, bị dị ứng với đồ ăn, hoặc người không giữ gìn vệ sinh da đúng cách. Đặc biệt những người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời, cũng dễ khiến da trở nên thô ráp và xuất hiện bệnh.

Triệu chứng nhận biết bệnh

Biểu hiện của bệnh chàm khô rất dễ nhận biết bằng các biểu hiện bên ngoài da như:

  • Da khô cứng, bong tróc, sần sùi, ngứa ngáy, cần gãi hoặc chà xát da để giảm bớt, khiến da bị tổn thương, chảy máu và hình thành tổn thương thứ phát.
  • Khi lớp sừng dày bong tróc sẽ lộ lớp da non mỏng màu đỏ gây ngứa âm ỉ.
  • Sau một thời gian, da có xu hướng bị liken hóa, bị dày sừng, thâm sạm mảng rộng.
  • Trường hợp bội nhiễm, tổn thương da thường đi kèm với hiện tượng sưng nóng, xuất hiện các ổ viêm có mủ, đau nhức, sốt cao,…
Hình ảnh bệnh chàm khô ở đầu ngón tay
Hình ảnh bệnh chàm khô ở đầu ngón tay

Lưu ý: 

Ở trẻ nhỏ, triệu chứng bệnh chàm sẽ nhẹ hơn so với người lớn nhưng lại khó điều trị dứt điểm vì khi trẻ bị ngứa dễ dùng tay gãi gây trầy xước.

Vậy, bệnh chàm khô có chữa được không? Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện bệnh sớm và áp dụng các biện pháp chữa trị phù hợp. Nếu không tiến hành chữa bệnh sớm sẽ khiến vùng da bị chàm ngứa ngáy dữ dội, thậm chí bị bội nhiễm. Chàm khô ở tay có thể dẫn đến biến dạng ngón tay và để lại sẹo vĩnh viễn.

Cách trị bệnh chàm khô hiệu quả

Chàm khô là bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ. Chính vì vậy, người bệnh cần điều trị sớm và trị tận gốc bệnh ngay từ khi mới xuất hiện. 

Người bệnh có thể kiên trì áp dụng một số cách điều trị dưới đây để mang lại hiệu quả tốt nhất:

Cách trị chàm khô bằng mẹo dân gian

Các biện pháp điều trị chàm theo dân gian thường được áp dụng trong trường hợp mới xuất hiện dấu hiệu chàm hoặc tình trạng bệnh ở giai đoạn nhẹ. Khi đó, người bệnh có thể cấp ẩm cho da và làm giảm nhanh triệu chứng bệnh bằng các cách sau:

Sử dụng nha đam

Nha đam có tính mát, làm dịu các tổn thương trên da và có tác dụng dưỡng da rất tốt. Do đó khi bị chàm khô, người bệnh có thể sử dụng nước nha đam để điều trị.

Cách dùng: 

  • Gọt vỏ nha đam, lấy phần thịt trắng rửa sạch rồi ép lấy nước. 
  • Sau đó sử dụng nước nha đam thoa trực tiếp lên bề mặt da bị bong tróc và giữ nguyên đến khi da khô. 
  • Sau 20 phút, bạn rửa sạch da và lau khô bằng khăn mềm. Nên thực hiện cách trị bệnh dân gian này 3 lần/ tuần để giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

Sử dụng lá ổi

Lá ổi an toàn, dịu nhẹ, có tính chất kháng viêm, diệt khuẩn cao. Dân gian thường sử dụng lại lá này trị các triệu chứng bệnh chàm khô như sau:

  • Lấy 1 nắm lá ổi bánh tẻ, rửa sạch bằng nước muối để loại bỏ bụi đất và ký sinh trùng.
  • Đem lá ổi vào đun sôi cùng nước trong khoảng 5 – 7 phút cho các dưỡng chất ra hết nước rồi đổ ra chậu.
  • Chờ nước nguội bớt rồi dùng ngâm vùng da bị chàm khoảng 15 phút. Khi ngâm kết hợp lấy bã lá ổi chà xát nhẹ nhàng để loại bỏ tế bào chết trên da. 

Mỗi tuần nên áp dụng phương pháp này từ 2 – 3 lần để loại bỏ tình trạng bệnh chàm gây mất thẩm mỹ trên da.

Sử dụng lá trà xanh

Lá trà xanh vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, đồng thời chống ngứa, khử trùng tốt. Cách dùng trị bệnh chàm khô gây ngứa ngáy, khó chịu trên da như sau:

Cách làm:

  • Lấy một nắm lá trà xanh tươi, ngâm rửa trong nước muối loãng rồi vò nát.
  • Sau đó mang lá trà đun cùng nước rồi để nguội bớt và dùng để tắm hoặc ngâm vùng da bị chàm.
  • Lưu ý khi ngâm nên kết hợp xoa bóp thật nhẹ nhàng những vùng da có chàm. 
Các hợp chất trong lá trà xanh có tác dụng giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng
Các hợp chất trong lá trà xanh có tác dụng giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng

Trị chàm khô bằng thuốc Tây y

Điều trị bằng các loại thuốc Tây y được cho là mang lại hiệu quả giảm bệnh chàm khô một cách nhanh chóng. Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc Tây y có tác dụng giảm ngứa và làm lành nhanh các tổn thương trên da sau:

Nhóm thuốc bôi chàm khô chứa corticoid

Nhóm thuốc này ở dạng kem hoặc dạng thuốc mỡ, có tác dụng giữ ẩm da, chống viêm, giảm dị ứng da tại chỗ để giúp da dễ chịu. Tuy nhiên, sử dụng thuốc lâu ngày, lạm dụng hoặc dùng sai cách có thể gây mỏng da, teo da. 

Nhóm thuốc ức chế calcineurin

Nhóm thuốc ức chế này sẽ được dùng xen kẽ với nhóm thuốc bôi để giảm nguy cơ biến chứng bệnh. Tác dụng thuốc tương tự corticoid nhưng ít để lại tác dụng phụ hơn.

Thuốc kháng histamin H1

Thuốc kháng histamin H1 có tác dụng gây ức chế chất trung gian gây dị ứng – histamin, từ đó giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy và giảm tổn thương ngoài da. Nhóm thuốc này mang đến hiệu quả cao đối với những người bị chàm khô do nguyên nhân dị ứng.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được dùng để ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn, được chỉ định sử dụng khi da bị tổn thương do bội nhiễm. Tuy nhiên, nhóm thuốc này dễ để lại tác dụng phụ nguy hiểm, do đó không thể dùng tùy tiện và cần được bác sĩ chỉ định.

Bệnh nhân cần chú ý khi sử dụng thuốc kháng sinh trị bệnh chàm
Bệnh nhân cần chú ý khi sử dụng thuốc kháng sinh trị bệnh chàm

Trong trường hợp bị chàm khô kéo dài, da ngứa nhiều và các loại thuốc trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc corticoid đường uống, can thiệp liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu) hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch. Tuy nhiên các loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cần cân nhắc trước khi sử dụng.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh tái phát

Da bị chàm khô nếu không điều trị tận gốc rất dễ tái phát lại nhiều lần. Khi đó việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn kém nhiều chi phí hơn. 

  • Để da không bị khô và cải thiện tình trạng ngứa do khô ráp căng tức bề mặt da, người bệnh cần uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Cần có chế độ ăn uống đủ chất, không kiêng khem quá độ hoặc sử dụng các thực phẩm, đồ uống gây kích ứng da như đồ cay nóng, các chất kích thích, đồ uống có cồn,…
  • Khi bị bệnh cần hạn chế tối đa sử dụng các loại hóa mỹ phẩm trên da. Bên cạnh đó, cần đeo bao tay, đi ủng hoặc dùng đồ bảo hộ khi ra ngoài và trong quá trình làm việc để giảm tiếp xúc với các chất gây kích ứng.
  • Người bệnh nên dưỡng ẩm đều đặn mỗi ngày sau khi tắm, vệ sinh da bằng các sản phẩm dịu nhẹ, có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt cần chống nắng thường xuyên tránh tình trạng để da tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời.
  • Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột cần giữ ấm cơ thể, sử dụng máy tạo độ ẩm để đảm bảo da không bị mất nước đột ngột.
  • Không nên dùng tay gãi lên vùng da bị thương, hành động này ngoài gây thêm thương tổn còn khiến da bị nhiễm trùng khó điều trị hơn.
  • Người bệnh cần vệ sinh không gian sống thường xuyên, sạch sẽ tránh tiếp xúc với nấm mốc, vi khuẩn kích ứng khác. 
  • Nên sử dụng các sản phẩm giúp thúc đẩy sản sinh collagen, cải thiện sức khỏe làn da như: Omega 3, vitamin C, kẽm, vitamin E,… 
  • Trường hợp da điều trị lâu ngày không có dấu hiệu suy giảm chàm khô, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời, tránh để lâu gây bội nhiễm hoặc mãn tính.

Da bị chàm khô nếu không điều trị tận gốc rất dễ tái phát lại nhiều lần. Khi đó việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn kém nhiều chi phí hơn. Chính vì vậy, người bệnh cần phát hiện sớm và kiên trì áp dụng các phương pháp điều trị để ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc gây biến chứng.

Cách chữa Chàm Khô
Thuốc chữa Chàm Khô
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?