Viêm đường tiết niệu có nên uống nhiều nước không? Uống bao nhiêu là đủ?
Theo nghiên cứu, cơ thể người có đến 75 – 80% là nước. Do đó, nước đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, khi bị viêm đường tiết niệu có nên uống nhiều nước không thì vẫn là vấn đề luôn được quan tâm và bàn luận. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp quý độc giả giải đáp về vấn đề này.
Vai trò của nước sạch đối với cơ thể
Nước sạch đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể người. Theo các nhà khoa học, một người trưởng thành có thể nhịn ăn trong nhiều ngày (thậm chí là vài tuần), tuy nhiên họ không thể nhịn nước 4 ngày.
Nếu trong 4 ngày, cơ thể không được tiếp nước sẽ dẫn đến giảm nước nghiêm trọng. Từ đó lượng máu suy giảm, huyết áp tụt dẫn đến tử vong.
Trước khi tìm hiểu vấn đề bệnh viêm đường tiết niệu có nên uống nhiều nước không, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về vai trò của loại chất lỏng này.
- Nước có khả năng cung cấp chất khoáng và vận chuyển chất dinh dưỡng đến các tế bào trong cơ thể. Đặc biệt, trong nước sạch có hàm lượng khoáng cao, rất tốt cho sức khỏe.
- Nước được coi là dung môi của các phản ứng hóa học. Chúng tham gia vào quá trình chuyển hóa, trao đổi chất để xây dựng và duy trì tế bào. Lúc này tế bào có thể thực hiện được các chức năng của mình.
- Nước có khả năng đào thải các chất cặn bã, độc tố trong cơ thể ra bên trong ra ngoài thông qua nước tiểu và phân. Từ đó hạn chế được nhiều bệnh lý ở đường tiết niệu như: Viêm đường tiết niệu, sỏi, thận…
- Nước có tác dụng giải nhiệt, điều hòa cơ thể, giải phóng nhiệt độ ở môi trường nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ trong cơ thể.
- Nước có tác dụng bôi trơn khớp (phần các đầu nối, bao hoạt dịch, màng bao) giúp xương khớp hoạt động linh hoạt.
- Nước giúp giảm xóc cho mắt giúp mắt, tủy sống và thai nhi trong nước ối.
Viêm đường tiết niệu có nên uống nhiều nước không?
Tại Trung tâm Y tế Tây Nam (Đại học Texas – Mỹ), các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu trong vòng 1 năm dựa trên những người phụ nữ bị viêm đường tiết niệu (nhưng sức khỏe vẫn ổn định). Theo đó, những người phụ nữ này sẽ thực hiện uống nước hằng ngày (mỗi ngày khoảng 1.5 lít).
Sau 1 năm, ½ số người được yêu cầu tiếp tục uống lượng nước như cũ. Trong khi đó, ½ còn lại được yêu cầu tăng lượng nước lên gấp đôi. Kết quả là:
- Nhóm uống nhiều nước: 93% số người bị viêm đường tiết niệu 2 lần, hoặc ít hơn. Thời gian xảy ra muộn. Điều trị kháng khuẩn cũng giảm.
- Nhóm uống ít nước hơn: 88% số người bị viêm đường tiết niệu 3 lần, thời gian bị sớm hơn.
Từ đó, các nhà nghiên cứu tin rằng, uống nước sẽ hạn chế vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Từ đó giảm tình trạng viêm đường tiết niệu.
Theo nghiên cứu, trong 6 tháng đầu bị viêm đường tiết niệu, có ¼ số người bị nhiễm trùng thứ cấp. Nếu tính thời gian là 1 năm thì có 44 – 47% số người bệnh bị tái phát. Do đó, tăng lượng nước uống hằng ngày có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát bệnh.
Viêm đường tiết niệu nên uống nước gì và uống như thế nào?
Như vậy chúng ta đã biết đáp án cho câu hỏi viêm đường tiết niệu có nên uống nhiều nước không. Đây có thể được coi là một trong những biện pháp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, uống nước như thế nào cho đủ và đúng? Theo các nhà nghiên cứu, mỗi ngày một người cần uống từ 2 – 2.5 lít nước. Điều đó giúp thận bài tiết nước tiểu, tống vi khuẩn ra ngoài đồng thời hạn chế tình trạng nhiễm trùng ngược.
Ngoài nước lọc (nước sạch), người bệnh còn có thể bổ sung nước thông qua nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như canh, nước ép, nước lá cây. Tùy vào mức độ trong mỗi loại thực phẩm, bạn nên điều chỉnh lượng nước để bổ sung cho phù hợp.
Một số loại nước khác (ngoài nước lọc) tốt cho nữ giới bị viêm đường tiết niệu như:
- Nước ép việt quất: Đây là một loại nước uống được bác sĩ khuyến cáo nên dùng cho người bị viêm đường tiết niệu. Trong loại trái cây này chứa Proanthocyanidin – thành phần rất tốt có thể ngăn chặn được vi khuẩn E.coli. Vì thế, khi bị viêm đường tiết niệu có thể sử dụng nước ép việt quất hằng ngày để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.
- Nước râu ngô: Từ lâu, râu ngô đã được biết đến với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm triệu chứng viêm đường tiết niệu. Cho nên, người bị viêm đường tiết niệu thay vì phải uống nước lọc nhạt nhẽo thì có thể uống nước râu ngô vừa thơm ngon, dễ uống lại tốt cho sức khỏe.
- Nước rau dền cơm: Đây cũng là một loại nước tốt cho người bị viêm đường tiết niệu. Theo tìm hiểu, mỗi ngày nấu nước rau dền cơm và uống ba lần trong ngày sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng viêm đường tiết niệu.
Như vậy chúng ta đã có đáp án câu hỏi: “Viêm đường tiết niệu có nên uống nhiều nước không”. Có thể nói, nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là với người bị viêm đường tiết niệu. Cho nên bạn cần bổ sung nước hằng ngày để giảm triệu chứng của bệnh, đồng thời bảo vệ sức khỏe ở mức tốt nhất.
Nội dung chínhVai trò của nước sạch đối với cơ thểViêm đường tiết niệu có nên uống nhiều nước không?Viêm đường tiết niệu nên uống nước gì và uống như thế nào? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận […]
Xem chi tiếtNội dung chínhVai trò của nước sạch đối với cơ thểViêm đường tiết niệu có nên uống nhiều nước không?Viêm đường tiết niệu nên uống nước gì và uống như thế nào? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận […]
Xem chi tiếtNội dung chínhVai trò của nước sạch đối với cơ thểViêm đường tiết niệu có nên uống nhiều nước không?Viêm đường tiết niệu nên uống nước gì và uống như thế nào? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận […]
Xem chi tiết