Tác dụng của hạt gấc ngâm rượu và hướng dẫn cách ngâm chuẩn nhất
Hạt gấc ngâm rượu có rất nhiều công dụng với sức khỏe. Bài thuốc đã được áp dụng để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, trong đó có thể kể tới việc chữa bệnh quai bị, bệnh trĩ, xương khớp,… Vậy từng bài thuốc được áp dụng như thế nào và cách ngâm rượu gấc ra sao, bài viết sau sẽ cung cấp toàn bộ thông tin chi tiết.
Tổng hợp các tác dụng của hạt gấc ngâm rượu
Hạt gấc vốn là dược liệu quen thuộc, được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y. Tên gọi của dược liệu này trong Y học cổ truyền là mộc miết tử. Phần nhân phía bên trong hạt có màu vàng, dược liệu có tính ôn, vị đắng, có thể tác động vào đại tràng, hai kinh can giúp giảm đau và chống viêm.
Bên cạnh đó, Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra thành phần của loại hạt có chứa các thành phần như: Lipit, protit, đường, tanin, invedaxa, nước, photphotoba, chất khoáng, đây đều là những thành phần có lợi cho sức khỏe của con người.
Bên cạnh đó chiết xuất từ hạt gấc còn được sử dụng để tạo ra kem bôi ngoài da. Rượu hạt gấc cũng là một trong số những bài thuốc trị bệnh được dân gian áp dụng thường xuyên, dưới đây là tổng hợp những công dụng của phương thuốc này.
Hạt gấc ngâm rượu có tác dụng gì – Điều trị tụ máu do té ngã
Y học cổ truyền ghi nhận hạt gấc là dược liệu có tính ôn, hiệu quả trong việc giảm đau, chống ứ, tiêu thũng. Vì thế loại hạt được ngâm chung với rượu nhằm giảm sưng đau gây ra do chấn thương, đặc biệt hiệu quả với việc đánh tan các mảng máu bầm trên da.
Tác dụng của hạt gấc ngâm rượu được nhiều người bệnh đánh giá hiệu quả tương đương so với mật gấu. Cách sử dụng đơn là là lấy rượu hạt gấc bôi lên các khu vực bị đau nhức do chấn thương và lặp lại thường xuyên đến khi các biểu hiện đau nhức dừng lại.
Tác dụng của hạt gấc khi ngâm rượu trong chữa vết đốt côn trùng cắn
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin C có trong hạt gấc cùng với khả năng kháng khuẩn có trong rượu sẽ tạo ra chất sát trùng tuyệt vời. Rượu gấc không chỉ giúp làm sạch bề mặt tổn thương mà còn hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng và tổn thương ngoài da. Đặc biệt, với các vết thương gây ra bởi côn trùng cắn rượu gấc sẽ giúp làm giảm tình trạng sưng tấy nhanh chóng.
Cách sử dụng rất đơn giản, bạn lấy một miếng bông đã thấm đẫm rượu gấc, thoa đều lên vết thương mỗi ngày 3 lần. Áp dụng biện pháp trong khoảng 3 đến 5 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Công dụng của hạt gấc ngâm rượu trong điều trị các vấn đề về răng miệng
Đây là một trong số những tác dụng được đánh giá cao của dược liệu này. Rượu ngâm hạt gấc sẽ được sử dụng như một loại thuốc ngậm và công dụng chính là làm giảm hiện tượng đau nhức hoặc chảy máu chân răng. Với bệnh nhân bị lở miệng hoặc lưỡi cũng hoàn toàn có thể áp dụng các điều trị này.
Sử dụng bằng cách lấy một lượng rượu gấc nhỏ để ngậm trong khoảng thời gian nửa giờ đồng hồ. Sau đó nhổ bỏ và súc miệng lại với nước sạch, nên thực hiện bài thuốc vào mỗi buổi sáng hoặc buổi chiều tối.
Hạt gấc ngâm rượu chữa bệnh gì và công dụng điều trị đau nhức xương khớp
Hạt gấc ngâm rượu chữa xương khớp cực kỳ hiệu quả, đây là đánh giá của nhiều người sau khi đã áp dụng bài thuốc. Theo đó rượu hạt gấc được xem là phương thuốc thần kỳ với những người bị đau nhức xương khớp.
Dược liệu giúp giảm đau mà không hề gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Chính vì thế, bệnh nhân có thể áp dụng tác dụng của hạt gấc ngâm rượu này thay cho việc sử dụng thuốc Tây giảm đau.
Cách sử dụng: Bệnh nhân sử dụng một lượng rượu ngâm hạt gấc vừa đủ thao lên vùng xung quanh khớp. Sau đó dùng tay để nắn bóp và mát xa một cách nhẹ nhàng giúp các hoạt chất thẩm thấu vào sâu bên trong, kích thích tuần hoàn máu tới các vùng bị đau nhức. Nhờ đó tổn thương trong khớp sẽ nhanh được chữa lành.
Hạt gấc ngâm rượu chữa bệnh trĩ
Trả lời cho câu hỏi hạt gấc ngâm rượu chữa được bệnh gì, chắc chắn không thể bỏ qua công dụng trong điều trị bệnh trĩ. Đây là biện pháp phù hợp với những bệnh nhân bị trĩ ngoại và ở mức độ nhẹ.
Cách sử dụng: Sau khi ngâm hạt gấc với rượu lấy ra một lượng nhỏ cả rượu và hạt. Hạt đem đi đập hoặc giã nát sau đó đắp vào hậu môn trong khoảng 30 phút rồi vệ sinh sạch. Áp dụng phương pháp mỗi ngày từ 1 đến 2 lần để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra.
Bài thuốc hiệu quả để chữa quai bị
Hạt gấc ngâm rượu có công dụng gì, phương thuốc hiệu quả để điều trị bệnh lý quai bị. Quai bị là bệnh truyền nhiễm thường hay gặp với trẻ em do sự tấn công của virus vào tuyến nước bọt gây ra tình trạng sưng viêm. Công dụng hạt gấc ngâm rượu trị quai bị đã được dân gian áp dụng từ lâu và cho thấy hiệu quả cao.
Cách thực hiện: Chuẩn bị một miếng gạc y tế đã tẩm rượu gấc, đắp lên vị trí bị sưng đau do quai bị, sau đó cố định bằng băng. Thời gian đắp là khoảng nửa giờ đồng hồ, người bệnh nên áp dụng phương pháp mỗi ngày để đạt hiệu quả cao và nhanh chóng.
Sử dụng trong chữa bệnh viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng gây ra bởi sự tấn công của vi khuẩn và virus ở một hoặc nhiều xoang cùng một lúc. Bệnh nhân thường phải đối mặt với khá nhiều triệu chứng khó chịu như đau nhức xoang, đau đầu, chảy nước mũi và nghẹt mũi.
Cách sử dụng: Chữa viêm xoang bằng hạt gấc ngâm rượu được thực hiện bằng cách, dùng bông gòn đã thấm rượu thoa đều lên sống mũi. Người bệnh chờ trong khoảng thời gian vài phút để rượu ngấm vào bên trong sau đó xì hết mũi đặc ra bên ngoài. Dịch nhầy được giải phóng sẽ giúp giảm tình mũi thông thoáng hơn.
Rượu gấc chữa bướu hạch hiệu quả
Hạt gấc ngâm rượu trị bệnh gì chắc chắn không thể bỏ qua tác dụng chữa bướu hạch. Người bệnh chỉ cần dùng rượu đã ngâm để thoa đều bên ngoài bướu hạch mỗi ngày từ 2 tới 3 lần. Tình trạng sưng đau sẽ giảm hẳn và cục bướu thu nhỏ dần. Kiên trì thực hiện bài thuốc trong vòng 5 ngày liên tục sẽ đạt hiệu quả.
Hướng dẫn cách ngâm hạt gấc với rượu
Cách làm hạt gấc ngâm rượu hay cách ngâm rượu hạt gấc để xoa bóp sẽ được thực hiện thông qua các bước sau đây:
- Bước 1: Chuẩn bị từ 30 tới 40 hạt gấc và ưu tiên chọn những quả đã chín già, có vỏ ngoài đen, bóng cùng với khoảng 500ml rượu trắng. Ngoài ra cần bổ sung thêm 1 hũ thủy tinh kích thước lớn để ngâm.
- Bước 2: Bỏ toàn bộ hạt gấc lên trên bếp than và đốt cho tới khi lớp vỏ bên ngoài cháy đen thì dừng lại.
- Bước 3: Tiến hành bóc bỏ vỏ, lấy phần nhân hạt vàng ở phía trong sau đó cho nhân vào cối giã thật nhỏ.
- Bước 4: Xếp hạt gấc chính vào trong bình thủy tinh, sau đó đổ đầy lượng rượu đã chuẩn bị. Trường hợp ngâm nhiều hạt gấc hơn nên sử dụng lượng rượu tương ứng.
- Bước 5: Đóng chặt nắp bình và để vào các khu vực thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời, lắc để rượu được thấm đều.
Lưu ý: Rượu hạt gấc bao lâu thì dùng được? Thực tế càng ngâm lâu sẽ càng tốt, tuy nhiên nếu cần sử dụng ngay người bệnh có thể dùng sau khoảng 10 ngày kể từ khi ngâm.
Lưu ý khi dùng rượu gấc trị bệnh
Mặc dù có thể sử dụng rượu gấc để điều trị nhiều căn bệnh, tuy nhiên việc lạm dụng hoặc không ngâm rượu hạt gấc đúng cách sẽ có thể gây ngộ độc. Dưới đây là tổng hợp các lưu ý khi sử dụng dược liệu này:
- Không bỏ màng đỏ quanh hạt gấc do đây là thành phần có chứa khá nhiều vitamin A, có thể hỗ trợ điều trị bệnh khô mắt và tăng cường thị lực.
- Không sử dụng rượu gấc một cách bừa bãi, liệu lượng cần tuân thủ từ 2 đến 4gram mỗi ngày.
- Tốt nhất nên nướng chín hạt trước khi ngâm để đảm bảo hiệu quả đạt được cao nhất.
- Rượu ngâm hạt gấc có nhiều công dụng tốt tuy nhiên chúng được khuyến cáo chỉ nên sử dụng ngoài da, không dùng đường uống. Thực tế nghiên cứu đã phát hiện thành phần của loại hạt này có chứa khoảng 4 loại acid độc. Khi ngâm cùng với rượu chúng acid sẽ được giải phóng vào rượu. Vì thế nếu như uống rượu hạt gấc có thể gây ngộ độc.
Ngoài ra người bệnh cũng cần lưu ý, các bài thuốc chữa bệnh nhờ rượu hạt gấc chủ yếu được sử dụng ở dân gian với hình thức truyền miệng. Nhiều bài thuốc hiện tại chưa được khoa học kiểm chứng về tính hiệu quả và độ an toàn. Chính vì thế việc sử dụng nên tham khảo tư vấn của thầy thuốc, lạm dụng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại tới sức khỏe.
Trên đây là những thông tin về hạt gấc ngâm rượu, hy vọng bài viết đã cung cấp những kinh nghiệm hữu ích cho quý độc giả về loại dược liệu này. Đừng quên rằng trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào từ hạt gấc, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ hoặc thầy thuốc.