Ăn Rau Muống Có Bị Sỏi Thận Không? Sỏi Thận Có Nên Ăn Rau Muống?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – MậtGiám đốc Chuyên Môn tại Phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Một trong những nguyên nhân chính hình thành bệnh sỏi thận là chế độ ăn uống không hợp lý. Nên nếu muốn phòng tránh, điều trị dứt điểm và tránh cho bệnh sỏi thận tái phát, người bệnh cần biết thực phẩm nào nên ăn và nên tránh. Ăn rau muống có bị sỏi thận không là thắc mắc của khá nhiều người, thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Ăn rau muống có bị sỏi thận không?

Rau muống là một loại rau quen thuộc trong bữa ăn của người Việt với hàm lượng lớn các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Rau muống rất giàu chất xơ tự nhiên, sắt và đặc biệt là rất giàu canxi. 

Hàm lượng sắt cao trong rau muống rất có ích cho việc bồi bổ máu cho các đối tượng bị thiếu máu cơ thể. Hàm lượng canxi lớn cũng rất tốt cho những người bị loãng xương và huyết áp thấp. Bởi vậy rau muống có giá trị rất cao đối với việc bổ sung sắt, canxi tự nhiên trong bữa ăn hàng ngày.  

Ăn rau muống có bị sỏi thận không?
Ăn rau muống có bị sỏi thận không?

Các nghiên cũng chỉ ra rằng, trong rau muống còn chứa protein, glucid, vitamin B1, B2, vitamin C,… Các dưỡng chất này không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn cung cấp các vi lượng, vi khoáng cần thiết để thúc đẩy quá trình tiêu hóa, nâng cao sức khỏe. 

Trong phần non của rau muống, có một chất có tác dụng tương tự như insulin. Nên những người bị đái tháo đường có thể dùng từ 5 – 10 ngọn rau muống trước bữa ăn khoảng 30 phút sẽ đem lại hiệu quả chữa bệnh rất tốt. Ngoài ra, rau muống cũng thúc đẩy nhuận tràng nên những người hay bị khó tiêu, táo bón cũng được các chuyên gia khuyên rằng nên ăn rau muống.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích dinh dưỡng, rau muống cũng tồn tại một số hạn chế, và không phải đối tượng nào ăn rau muống cũng đều tốt. Một số trường hợp ăn rau muống có thể khiến cơ thể gặp các vấn đề sức khỏe, mất tác dụng của thuốc hoặc làm bệnh nặng hơn, cụ thể như:

  • Phần lớn rau muống được trồng ở nơi có nhiều nước như ao hồ nên dễ bị nhiễm ký sinh trùng trong nước bẩn. Do đó, nó có thể gây các vấn đề đường ruột và nội tạng như làm đầy bụng khó tiêu, sán lá gan, sỏi đường mật,…
  • Những người đang sử dụng thuốc Đông Y ăn rau muống có thể làm giảm hoặc mất hoàn toàn công dụng của thuốc, nhất là những bài thuốc có vị độc cần thiết (lấy độc trị độc).

Như vậy, không thể có kết luận rằng “ăn rau muống bị sỏi thận”. Tuy nhiên, mọi người cũng cần ăn rau muống ở mức độ vừa phải, lựa chọn rau sạch để tránh các bệnh về đường tiêu hóa, sán lá gan,… nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân.

Người bị sỏi thận ăn rau muống được không?

Ngoài những thắc mắc về “ăn rau muống có bị sỏi thận không” thì cũng có rất nhiều người băn khoăn “sỏi thận có nên ăn rau muống?”. Vậy thực tế, tác dụng cũng như ảnh hưởng của rau muống với người bị sỏi thận là như thế nào?

Những người có các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là bệnh sỏi thận thì tuyệt đối nên hạn chế ăn loại rau này. Bởi vì điều này sẽ tạo điều kiện cho sỏi thận phát triển nặng hơn, nguy hiểm hơn.

Bác sĩ chuyên khoa tiết niệu thường khuyên người bệnh sỏi thận nên hạn chế ăn rau muống
Bác sĩ chuyên khoa tiết niệu thường khuyên người bệnh sỏi thận nên hạn chế ăn rau muống

Bác sĩ chuyên khoa tiết niệu thường khuyên người bệnh sỏi thận nên đặc biệt hạn chế hoặc tránh sử dụng các thực phẩm giàu axit oxalic, trong đó có rau muống. Axit oxalic là nguyên nhân chính gây ức chế quá trình hấp thu canxi và kẽm. Nó khiến các khoáng chất này đọng lại trong nước tiểu nhiều hơn và dẫn đến tích cặn đọng, hình thành sỏi thận. 

Đồng thời, axit oxalic cũng là chất tạo thành sỏi oxalate nguy hiểm và khó chữa. Người bị viêm khớp dạng thấp, đau xương khớp, bệnh gút hay bệnh sạn thận cũng nên tránh ăn các loại thực phẩm có chất này để ngăn ngừa sỏi thận. 

Ngoài ra, những người bị viêm nhiễm đường tiết niệu, người huyết áp cao, người bị vết thương mềm, người thân thể hư hàn suy nhược cũng nên tránh sử dụng rau muống giàu axit oxalic.

Các chuyên gia cũng khuyên người bệnh sỏi thận không nên sử dụng nhiều rau muống bởi nó có thể làm tăng hàm lượng axit uric trong máu và nước tiểu. Khi hàm lượng axit uric trong cơ thể cao sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi mật, sỏi thận và làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu. Từ đó dẫn đến sỏi trong thận ngày càng tăng kích thước và trầm trọng hơn.

Bên cạnh việc kiêng khem rau muống, người bị sỏi thận cũng nên tránh ăn những loại rau có hàm lượng oxalat cao như rau dền, rau cải, cần tây, tỏi tây, củ cải, khoai lang, đậu xanh, đậu bắp, đậu tương, rau cải xoăn, rau bina (cải bó xôi), bắp cải, rau cải thìa, cải xoong, củ cải đường, ớt, bí, rau diếp, rau mồng tơi, cây mù tạt, cà chua, cà rốt, cà tím, đậu đũa,…

Các loại rau làm tăng axit uric mà người sỏi thận cũng nên hạn chế ăn, bao gồm đậu, súp lơ trắng, súp lơ xanh, rau bina (rau chân vịt), măng tây, măng muối và nấm.

Trên đây là lý do giải đáp cho thắc mắc “ăn rau muống có bị sỏi thận không và người bị sỏi thận có nên kiêng ăn rau muống không”. Mọi người nên đặc biệt lưu ý những điều này và hãy tham khảo thêm về các chế độ dinh dưỡng dành cho người sỏi thận để có thể xây dựng thực đơn phù hợp nhất với sức khỏe của mình, giúp bệnh mau khỏi.

Array
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?