Viêm Âm Đạo Khi Mang Thai: Dấu Hiệu Và Cách Chữa Cho Mẹ Bầu
Viêm âm đạo khi mang thai là tình trạng nhiễm trùng thường gặp ảnh hưởng đến phụ nữ trong thời kỳ thai nghén. Bài viết này cung cấp cái nhìn tổng quan về tình trạng này, bao gồm các loại viêm nhiễm phổ biến, triệu chứng nhận biết, phương pháp chẩn đoán và các biện pháp điều trị, phòng ngừa nhằm giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho cả mẹ và thai nhi.
Viêm âm đạo khi mang thai là bệnh gì?
Viêm âm đạo khi mang thai là tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm ở âm đạo xảy ra trong thời kỳ mang thai. Đây là bệnh phụ khoa phổ biến và khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nhiễm khuẩn, nấm men hoặc các tác nhân kích thích khác.
Có 5 loại viêm nhiễm phổ biến ở phụ nữ mang thai như:
- Viêm âm đạo khi mang thai do vi khuẩn (Bacterial Vaginosis – BV).
- Viêm âm đạo do Trichomonas.
- Viêm âm đạo do nấm men (Candidiasis).
- Do liên cầu khuẩn nhóm B (Group B streptococcus – GBS).
- Viêm âm đạo không do nhiễm trùng (Noninfectious Vaginitis).
Bệnh gây ra nhiều khó chịu cho người mẹ, nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Nguyên nhân gây ra từng loại viêm âm đạo khi mang thai
Dưới đây là nguyên nhân gây ra từng loại viêm âm đạo nhất khi mang thai:
- Viêm âm đạo do vi khuẩn: Đây là loại viêm âm đạo phổ biến nhất ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân do sự phát triển của các loại vi khuẩn kỵ khí phát có hại trong âm đạo, thường là Gardnerella vaginalis.
- Viêm âm đạo do Trichomonas: Bệnh lây truyền qua đường tình dục do ký sinh trùng Trichomonas vaginalis gây ra. Thời gian ủ bệnh từ thời điểm tiếp xúc đến khi nhiễm bệnh là khoảng 5 – 28 ngày.
- Viêm nấm âm đạo khi mang thai: Do sự phát triển quá mức của nấm men Candida, thường là Candida albicans, ngoài ra còn có Candida glabrata và Candida tropicalis.
- Liên cầu khuẩn nhóm B: Đây là loại vi khuẩn sống trong cơ thể và thường vô hại đối với người trưởng thành. Tuy nhiên có thể gây biến chứng viêm âm đạo trong thai kỳ.
- Viêm âm đạo không do nhiễm trùng: Do các chất gây kích ứng hoặc dị ứng như xà phòng, chất tẩy rửa hoặc các sản phẩm vệ sinh có hương liệu.
Bác sĩ cho biết, một số yếu tố làm tăng nguy cơ khiến mẹ bầu bị viêm âm đạo như sau:
- Thay đổi hormone: Trong thai kỳ, sự thay đổi về hormone (hormone estrogen và progesterone) có thể làm thay đổi môi trường tự nhiên của âm đạo, dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn hoặc nấm men.
- Hệ miễn dịch yếu hơn: Hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai có thể yếu hơn, khiến cơ thể dễ nhiễm trùng và bị viêm âm đao khi mang thai 3 tháng đầu.
- Sử dụng thuốc kháng sinh: Việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh khác có thể làm mất cân bằng vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo, gây ra viêm nhiễm.
- Thói quen vệ sinh không đúng cách: Vệ sinh vùng kín không đúng cách, chẳng hạn như sử dụng xà phòng có hương liệu mạnh, có thể gây kích ứng và làm tăng nguy cơ mẹ bầu bị viêm ngứa vùng kín.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Mẹ bầu quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) có thể lây nhiễm các vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây viêm nhiễm phụ khoa.
Dấu hiệu viêm âm đạo khi mang thai điển hình
Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của bà bầu bị viêm vùng kín:
- Mẹ bầu bị viêm ngứa vùng kín khi mang thai, ngứa dữ dội hoặc âm ỉ.
- Phát ban âm hộ và vùng da xung quanh như vùng háng và đùi.
- Khí hư có màu sắc khác biệt so với bình thường, như trắng đục, vàng, xanh lá cây hoặc xám.
- Khí hư có mùi hôi tanh, khó chịu, ở trạng thái quá lỏng, loãng hoặc đặc sệt.
- Đau rát, khó chịu trong khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục.
- Cảm giác đau nhức hoặc quặn thắt ở vùng bụng dưới, đau có thể lan ra vùng hông hoặc lưng.
- Chảy máu âm đạo bất thường, nổi mụn rộp hoặc vết loét ở âm đạo hoặc âm hộ.
- Các triệu chứng khác: Sốt, mệt mỏi, nổi hạch ở bẹn.
Viêm âm đạo nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.
Bệnh viêm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?
Viêm âm đạo khi mang thai có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho cả mẹ và bé nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách như:
Đối với mẹ bầu bị viêm âm đạo:
- Khó chịu và đau đớn: Viêm âm đạo thường gây ra cảm giác ngứa, rát và khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người mẹ.
- Nhiễm trùng lan rộng: Viêm âm đạo do vi khuẩn, đặc biệt là do vi khuẩn lậu cầu khuẩn có thể lan rộng lên các cơ quan sinh sản trên như tử cung, buồng trứng, thậm chí ổ bụng, gây ra các tình trạng viêm nhiễm nguy hiểm như viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, viêm phúc mạc.
- Sinh non, sảy thai: Tình trạng viêm âm đạo không được điều trị sớm có thể làm tăng nguy cơ sinh non trước tuần 37, đặc biệt là ở những phụ nữ mang thai lần đầu hoặc có tiền sử sinh non nguy cơ cao bị sảy thai.
- Viêm nhiễm hậu sản: Sau khi sinh, viêm âm đạo không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng hậu sản, gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của mẹ.
Mẹ viêm phụ khoa ảnh hưởng đến thai nhi:
- Trọng lượng sơ sinh thấp: Nhiễm trùng âm đạo có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, dẫn đến trọng lượng sơ sinh thấp.
- Lây truyền cho trẻ nhỏ: Một số trường hợp viêm âm đạo do vi khuẩn có thể lây truyền sang thai nhi trong quá trình sinh nở, gây ra các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết.
Bà bầu bị viêm âm đạo có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Do vậy, việc đi khám bác sĩ kịp thời để được chẩn đoán và điều trị đúng cách là vô cùng quan trọng.
Phương pháp chẩn đoán viêm âm đạo khi mang thai
Để chẩn đoán chuẩn xác tình trạng bị viêm ngứa vùng kín khi mang thai, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phổ biến như sau:
Thăm khám lâm sàng:
- Thăm khám bên ngoài: Bác sĩ kiểm tra vùng kín để phát hiện các dấu hiệu như đỏ, sưng, tiết dịch bất thường, hoặc bất kỳ tổn thương nào.
- Hỏi bệnh sử: Bác sĩ hỏi các triệu chứng mẹ bầu đang gặp phải, bao gồm ngứa, rát, tiết dịch âm đạo, mùi hôi hoặc đau khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục.
Xét nghiệm:
- Xét nghiệm khí hư âm đạo: Xác định loại vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng gây bệnh.
- Xét nghiệm pH âm đạo: Đo độ pH của âm đạo để xác định sự mất cân bằng vi khuẩn.
- Xét nghiệm máu: Được thực hiện để phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs).
- Xét nghiệm nước tiểu: Có thể được thực hiện để loại trừ các nguyên nhân khác như nhiễm trùng đường tiết niệu.
Chẩn đoán hình ảnh:
- Nội soi cổ tử cung: Xét nghiệm này được thực hiện để kiểm tra các dấu hiệu viêm nhiễm ở cổ tử cung.
- Siêu âm: Được chỉ định để tìm kiếm các biến chứng như áp xe hoặc u nang ở buồng trứng.
Việc lựa chọn phương pháp chẩn đoán phù hợp sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm và các yếu tố khác để đưa ra kết quả chính xác.
2 cách điều trị viêm âm đạo khi mang thai phổ biến
Phụ nữ bị viêm phụ khoa khi mang thai phải làm sao? Có nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị như sau:
Mẹo chữa tại nhà
Dưới đây là một số nguyên liệu tự nhiên thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm âm đạo khi mang thai:
Lá trầu không
- Công dụng: Trong lá chứa các hoạt chất có tính sát khuẩn, kháng viêm, giúp giảm ngứa rát, khí hư và mùi hôi khi có bầu bị viêm ngứa vùng kín.
- Cách dùng: Rửa sạch 1 nắm lá trầu không, đun sôi với 1 lít nước trong 5 phút. Dùng nước ấm để xông hoặc rửa vùng kín sau khi vệ sinh sạch sẽ.
Rau diếp cá
- Công dụng: Chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt Decanoyl có tác dụng kháng khuẩn, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm.
- Cách dùng: Rửa sạch rau diếp cá, xay nhuyễn, lấy nước cốt để pha loãng với nước ấm, dùng để xông vùng kín khoảng 10 phút trước khi đi ngủ. .
Dùng trà xanh trị mang thai bị viêm âm đạo
- Công dụng: Nghiên cứu đã chỉ ra trong trong thành phần của trà xanh có chữa hàm lượng lớn Epigallocatechin-3-gallate (EGCG) – hợp chất mang khả năng chống lại sự phát triển nấm gây viêm nhiễm.
- Cách dùng: Rửa sạch lá trà, đem đun sôi với nước và 1 ít muối hạt rồi đem xông hơi vùng kín đến khi nước nguội.
Tinh dầu tràm trà
- Công dụng: Tinh dầu tràm trà có tính kháng khuẩn và kháng nấm mạnh, sử dụng đều đặn sẽ cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, đau rát vùng kín hiệu quả.
- Cách sử dụng: Pha loãng vài giọt tinh dầu tràm trà với dầu dừa hoặc dầu ô liu, sau đó thoa nhẹ nhàng lên vùng kín. Không sử dụng tinh dầu tràm trà trực tiếp lên da mà không pha loãng.
Các phương pháp này sử dụng nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên nên rất lành tính. Nhưng chuyên gia khuyến nghị nên kiểm tra dị ứng bằng cách thử một lượng nhỏ lên da trước khi áp dụng lên vùng kín.
Dùng thuốc Tây
Việc sử dụng thuốc cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ. Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm âm đạo khi mang thai:
- Thuốc kháng sinh: Dùng để điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn (BV). Các loại thuốc thường dùng bao gồm Metronidazole, Clindamycin, Tinidazole.
- Thuốc chống nấm: Được chỉ định điều trị viêm âm đạo do nấm (Candidiasis). Các loại thuốc thường dùng gồm Clotrimazole, Miconazole, Nystatin.
- Thuốc chống ký sinh trùng: Dùng để điều trị viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas (Trichomoniasis). Loại thuốc chống ký sinh trùng thường dùng là Metronidazole.
- Một số loại thuốc khác: Thuốc giảm ngứa (hydrocortisone hoặc benzocaine), thuốc giảm đau (Paracetamol), thuốc hỗ trợ phục hồi vi khuẩn có lợi trong âm đạo (Lactobacillus).
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm nhiễm, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của thai phụ, bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc và liều lượng phù hợp. Trong quá trình dùng thuốc, mẹ bầu chú ý theo dõi phản ứng cơ thể, cần báo ngay cho bác sĩ Phụ khoa nếu có bất cứ tác dụng phụ nào xảy ra.
Biện pháp phòng ngừa phụ nữ viêm âm đạo khi mang thai
Mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ viêm âm đạo khi mang bầu:
Vệ sinh vùng kín
- Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ mỗi ngày, 1-2 lần mỗi ngày.
- Không thụt rửa âm đạo, khi rửa vùng kín sẽ theo thứ tự từ trước ra sau.
- Lau khô vùng kín hoàn toàn sau khi đi tiểu, tắm hoặc quan hệ tình dục.
- Tránh sử dụng các sản phẩm vệ sinh cá nhân có mùi thơm hoặc chất tạo màu, vì có thể gây kích ứng.
Lối sống
- Mặc quần lót cotton thoáng khí, rộng rãi, thay quần lót thường xuyên, đặc biệt sau khi tập thể dục hoặc đổ mồ hôi.
- Tránh mặc quần bó sát, quần jean hoặc đồ lót tổng hợp, vì có thể giữ ẩm và tạo môi trường cho nấm phát triển.
- Ăn chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Mẹ bầu cần ngủ đủ giấc, tập các bài tập phù hợp hằng ngày để tăng cường hệ miễn dịch.
Quan hệ tình dục
- Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD).
- Tránh quan hệ tình dục trong khi đang bị chảy máu âm đạo hoặc có các triệu chứng viêm âm đạo.
- Mẹ bầu chú ý vệ sinh vùng kín sạch trước và sau khi quan hệ tình dục.
Chăm sóc sức khỏe
- Đi khám thai định kỳ theo lịch đã được hướng dẫn.
- Thông báo cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của viêm âm đạo, chẳng hạn như ngứa rát, khí hư có màu hoặc mùi hôi bất thường, đau hoặc rát khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục.
- Hạn chế sử dụng kháng sinh khi không cần thiết, vì có thể ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn có lợi trong âm đạo.
- Tránh sử dụng các sản phẩm xịt thơm vùng kín hoặc dung dịch vệ sinh có tính axit mạnh.
- Thay đổi chế độ ăn uống nếu bạn bị tiểu đường, vì lượng đường cao trong máu có thể tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Mang thai là một giai đoạn quan trọng và nhạy cảm, vì vậy việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe vùng kín vô cùng cần thiết để đảm bảo thai kỳ diễn ra thuận lợi và an toàn. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của viêm âm đạo khi mang thai, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Nội dung chínhViêm âm đạo khi mang thai là bệnh gì?Nguyên nhân gây ra từng loại viêm âm đạo khi mang thaiDấu hiệu viêm âm đạo khi mang thai điển hìnhBệnh viêm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?Phương pháp chẩn đoán viêm âm đạo khi mang thai2 cách điều trị viêm âm […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm âm đạo khi mang thai là bệnh gì?Nguyên nhân gây ra từng loại viêm âm đạo khi mang thaiDấu hiệu viêm âm đạo khi mang thai điển hìnhBệnh viêm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?Phương pháp chẩn đoán viêm âm đạo khi mang thai2 cách điều trị viêm âm […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm âm đạo khi mang thai là bệnh gì?Nguyên nhân gây ra từng loại viêm âm đạo khi mang thaiDấu hiệu viêm âm đạo khi mang thai điển hìnhBệnh viêm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?Phương pháp chẩn đoán viêm âm đạo khi mang thai2 cách điều trị viêm âm […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm âm đạo khi mang thai là bệnh gì?Nguyên nhân gây ra từng loại viêm âm đạo khi mang thaiDấu hiệu viêm âm đạo khi mang thai điển hìnhBệnh viêm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?Phương pháp chẩn đoán viêm âm đạo khi mang thai2 cách điều trị viêm âm […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm âm đạo khi mang thai là bệnh gì?Nguyên nhân gây ra từng loại viêm âm đạo khi mang thaiDấu hiệu viêm âm đạo khi mang thai điển hìnhBệnh viêm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?Phương pháp chẩn đoán viêm âm đạo khi mang thai2 cách điều trị viêm âm […]
Xem chi tiết