Viêm Âm Đạo Sau Sinh: Triệu Chứng, Cách Chữa Và Phòng Tránh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Phụ khoaPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Viêm âm đạo sau sinh là một vấn đề y khoa quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của phụ nữ sau sinh. Tình trạng này thường phát sinh do các yếu tố như thay đổi nội tiết tố, sự suy giảm hệ miễn dịch và vệ sinh cá nhân không đúng cách,… Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị là cần thiết để bảo vệ sức khỏe của người mẹ.

Viêm âm đạo sau sinh là gì?

Viêm âm đạo sau sinh là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở âm đạo của phụ nữ sau khi sinh con, do nấm và hại khuẩn tấn xâm nhập theo đường sinh dục, qua những vết thương khi sinh và ẩn náu ở nơi rau bám trong tử cung. Viêm nhiễm có thể xuất hiện ở âm đạo, âm hộ, tầng sinh môn, cổ tử cung hoặc trong tử cung.

Đây là một bệnh lý phụ khoa phổ biến, thường khởi phát trong vòng 6 tuần đầu tiên sau khi sinh con. Mức độ viêm nhiễm nhẹ hay nặng tùy thuộc vào loại vi khuẩn, sức khỏe của sản phụ và thời điểm bệnh được phát hiện, điều trị sớm hay muộn.

Viêm âm đạo thường khởi phát trong vòng 6 tuần đầu sau khi sinh con
Viêm âm đạo thường khởi phát trong vòng 6 tuần đầu sau khi sinh con

Nguyên nhân bị viêm ngứa vùng kín sau sinh

Bác sĩ cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm phụ khoa sau sinh mổ

  • Thay đổi nội tiết tố: Sau khi sinh, lượng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể phụ nữ giảm sút, dẫn đến thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây hại khác phát triển.
  • Tổn thương âm đạo: Quá trình sinh nở, đặc biệt là sinh thường, việc tầng sinh môn bị rạch sẽ gây tổn thương và làm rách các mô âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập gây viêm nhiễm.
  • Giảm sức đề kháng: Sau sinh, phụ nữ mệt mỏi và suy yếu, làm giảm khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
  • Vệ sinh cá nhân không tốt: Vệ sinh vùng kín không đúng cách sau sinh, sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp cũng có thể dẫn đến viêm âm đạo.
  • Sử dụng kháng sinh: Kháng sinh được dùng trong và sau quá trình sinh nở có thể làm mất cân bằng hệ vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển.
  • Quan hệ tình dục quá sớm: Dương vật liên tục chà xát tiếp xúc âm đạo khiến các tổn thương tại đây nghiêm trọng hơn và tạo môi trường để tác nhân gây viêm nhiễm phụ khoa phát triển.

Triệu chứng điển hình của viêm âm đạo sau sinh 

Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của viêm âm đạo sau sinh, chị em cần tham khảo để phát hiện sớm:

  • Ra khí hư bất thường: Khí hư có thể có màu trắng, vàng, xanh hoặc xám, có mùi hôi, tanh hoặc lợn cợn.
  • Ngứa rát âm đạo: Ngứa rát có thể xuất hiện liên tục hoặc theo từng đợt, đặc biệt là khi quan hệ tình dục.
  • Đau khi quan hệ tình dục: Phụ nữ sau sinh bị viêm nhiễm khi quan hệ tình dục bị đau đớn và khó chịu.
  • Sưng tấy và đỏ: Tình trạng viêm âm đạo sau sinh có thể sưng tấy, đỏ và đau âm đạo khi chạm vào.
  • Đau hoặc rát khi đi tiểu: Viêm nhiễm có thể lan sang niệu đạo, gây đau hoặc rát khi đi tiểu.
  • Triệu chứng khác: Ngoài ra, một số phụ nữ có thể gặp các triệu chứng khác như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau lưng, đau bụng dưới.
Viêm âm đạo sau sinh gây ra các triệu chứng như khí hư bất thường
Viêm âm đạo sau sinh gây ra các triệu chứng như khí hư bất thường

Biến chứng viêm âm đạo sau sinh

Viêm âm đạo sau sinh không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ nếu không được điều trị kịp thời. 

  • Viêm nhiễm lan rộng: Nếu viêm âm đạo không được điều trị, nhiễm trùng có thể lan lên tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng, gây ra các bệnh như viêm nội mạc tử cung, viêm ống dẫn trứng và viêm vùng chậu.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Bệnh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và bàng quang, gây nhiễm trùng đường tiết niệu với đặc trưng triệu chứng như đau khi đi tiểu, tiểu rắt và có máu trong nước tiểu.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Các triệu chứng viêm âm đạo dẫn đến căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và tình cảm của người mẹ, nó cũng ảnh hưởng đến đời sống tình dục cho cặp đôi.
  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Nếu viêm nhiễm lan lên ống dẫn trứng và buồng trứng, gây ra viêm tắc ống dẫn trứng, ảnh hưởng đến chất lượng dịch nhầy cổ tử cung. Những yếu tố này làm giảm khả năng thụ thai hoặc dẫn đến vô sinh sau này.
  • Viêm nhiễm mạn tính: Bệnh tái phát và trở thành viêm nhiễm mạn tính sẽ đòi hỏi điều trị liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát của người mẹ.

Khi nào cần khám bác sĩ?

Viêm âm đạo sau sinh có thể được kiểm soát bằng các biện pháp tại nhà, nhưng trong một số trường hợp, việc khám bác sĩ là cần thiết để đảm bảo an toàn.

  • Nếu sau 7-10 ngày tự điều trị bằng các biện pháp tại nhà mà triệu chứng không giảm hoặc trở nên tồi tệ hơn.
  • Các triệu chứng viêm âm đạo sau sinh nặng hoặc diễn biến bất thường
  • Sốt trên 38°C kèm theo các triệu chứng viêm âm đạo như đau bụng dưới, sưng tấy hoặc đỏ lan rộng ở vùng âm đạo.
  • Nếu bạn vừa trải qua sinh mổ hoặc có tổn thương sinh sản nào khác, việc bị viêm âm đạo có thể phức tạp hơn và cần sự can thiệp y tế.
  • Có các bệnh lý nền như tiểu đường, rối loạn miễn dịch, cần thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời và phòng ngừa các biến chứng.
Nữ giới cần khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường
Nữ giới cần khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường

Phương pháp chẩn đoán

Chẩn đoán viêm âm đạo sau sinh cần kết hợp nhiều phương pháp để xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Bác sĩ hỏi bệnh

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về các triệu chứng cụ thể, bao gồm:

  • Thời gian bắt đầu và tần suất xuất hiện của các triệu chứng.
  • Màu sắc, mùi hương và tính chất dịch tiết âm đạo.
  • Đau ngứa hoặc rát vùng âm đạo.
  • Các yếu tố liên quan như vệ sinh cá nhân, sử dụng kháng sinh hoặc các sản phẩm vệ sinh phụ nữ.

Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng vùng chậu để kiểm tra các dấu hiệu viêm nhiễm, bao gồm:

  • Đỏ, sưng và viêm ở vùng âm đạo và cổ tử cung.
  • Sự hiện diện của dịch tiết bất thường.
  • Kiểm tra xem có dấu hiệu tổn thương hoặc vết rách từ quá trình sinh nở.

Xét nghiệm dịch âm đạo

Đây là phương pháp quan trọng để xác định nguyên nhân gây viêm âm đạo sau khi sinh:

  • Soi tươi: Lấy mẫu dịch tiết âm đạo và soi dưới kính hiển vi để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn, nấm hoặc trùng roi (Trichomonas).
  • Nhuộm Gram: Giúp phân biệt các loại vi khuẩn khác nhau dựa trên đặc tính nhuộm màu.
  • Nuôi cấy vi khuẩn: Để xác định loại vi khuẩn cụ thể và chọn kháng sinh phù hợp.
Xét nghiệm dịch âm đạo để phát hiện nguyên nhân gây bệnh
Xét nghiệm dịch âm đạo để phát hiện nguyên nhân gây bệnh

Xét nghiệm bổ sung

  • Xét nghiệm PCR: Để phát hiện DNA của các vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh.
  • Xét nghiệm huyết thanh học: Để kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs).
  • Sinh thiết: Trong một số trường hợp cần sinh thiết (lấy mẫu mô vùng bị viêm) để kiểm tra dưới kính hiển vi, nhằm loại trừ các bệnh lý nghiêm trọng khác như ung thư.

Điều trị bị viêm phụ khoa sau khi sinh

Sau sinh bị viêm âm đạo phải làm sao? Có nhiều phương pháp được chỉ định trong phác đồ điều trị bệnh lý này, chị em tham khảo như sau.

Phương pháp điều trị Tây y

Viêm âm đạo sau sinh thường được điều trị bằng thuốc để giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng, các thuốc bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Được sử dụng để điều trị các trường hợp viêm âm đạo do vi khuẩn gây ra. Các loại thuốc kháng sinh thường dùng gồm Metronidazole, Clindamycin, Amoxicillin,…
  • Thuốc chống nấm: Dùng để điều trị các trường hợp do nấm gây ra. Các loại thuốc thường dùng bao gồm Fluconazole, Itraconazole, Miconazole,…
  • Thuốc giảm ngứa: Giúp giảm ngứa rát và khó chịu ở âm đạo. Bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc như Diphenhydramine, Chlorpheniramine,…
  • Thuốc hỗ trợ: Có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ quá trình điều trị, ví dụ như viên uống bổ sung Vitamin C, Vitamin E, Lactobacillus,…

Việc sử dụng thuốc Tây để điều trị viêm âm đạo sau sinh cần phải có sự kê đơn và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Tự ý mua và sử dụng thuốc có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm.

Mẹo tại nhà hỗ trợ điều trị

Dưới đây là một số nguyên liệu tự nhiên phổ biến được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm âm đạo sau sinh:

  • Lá trầu không: Nấu một nắm lá trầu không với nước sôi, để nguội bớt rồi dùng để xông hơi vùng kín hoặc rửa trực tiếp. Thực hiện đều đặn giúp giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Nước muối sinh lý: Pha muối tinh khiết với nước ấm theo tỉ lệ 1:10 (1 phần muối, 10 phần nước) và dùng để rửa vùng kín giúp làm sạch, diệt khuẩn hiệu quả.
  • Giấm táo: Hoạt chất trong giấm táo giúp cân bằng độ pH tự nhiên của âm đạo. Pha 2 – 3 thìa giấm táo vào nước ấm và dùng dung dịch này để rửa vùng kín. Thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày.
  • Lá trà xanh: Lá trà xanh có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, giúp giảm viêm và làm dịu kích ứng. Đun sôi 1 lít nước, cho 10g lá trà xanh vào hãm trong 10 phút. Pha loãng nước và để xông hơi vùng kín.

Nếu các triệu chứng viêm âm đạo không cải thiện sau 7 – 10 ngày áp dụng các biện pháp trên, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị.

Sử dụng lá trà xanh để giảm nhẹ triệu chứng viêm nhiễm
Sử dụng lá trà xanh để giảm nhẹ triệu chứng viêm nhiễm

Phòng ngừa tình trạng viêm âm đạo sau sinh

Để phòng ngừa viêm âm đạo sau sinh, bác sĩ phụ khoa đưa ra những hướng dẫn quan trọng dưới đây:

  • Vệ sinh cá nhân đúng cách: Rửa vùng kín hàng ngày bằng nước sạch, tránh sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất gây kích ứng.
  • Giữ vùng kín khô ráo: Sau khi sinh, vùng kín có thể bị ẩm ướt nhiều do dịch tiết. Vậy nên chị em cần thay băng vệ sinh thường xuyên và giữ vùng kín khô ráo.
  • Sử dụng đồ lót thoáng khí: Chọn đồ lót bằng vải cotton, tránh đồ lót chật và ẩm ướt. Thay đồ lót ít nhất một lần mỗi ngày hoặc khi cảm thấy ẩm ướt.
  • Chọn dung dịch vệ sinh: Sử dụng các dung dịch vệ sinh được thiết kế đặc biệt cho vùng kín với độ pH phù hợp. Tránh sử dụng sản phẩm có hương liệu, chất tẩy mạnh hoặc kháng khuẩn.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và các thực phẩm giàu probiotic như sữa chua để duy trì hệ vi khuẩn tự nhiên trong vùng kín.
  • Tránh quan hệ quá sớm sau sinh: Hãy để cơ thể hồi phục hoàn toàn trước khi quan hệ tình dục trở lại.
  • Thăm khám y tế: Khi có các triệu chứng viêm âm đạo, nên đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc khám chữa bệnh tại cơ sở y tế. Khi nghi ngờ bị viêm âm đạo sau sinh, chị em cần đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Array
Câu hỏi thường gặp
Viêm Âm Đạo Có Nguy Hiểm Không? Phòng Ngừa, Điều Trị Bệnh

Nội dung chínhViêm âm đạo sau sinh là gì?Nguyên nhân bị viêm ngứa vùng kín sau sinhTriệu chứng điển hình của viêm âm đạo sau sinh Biến chứng viêm âm đạo sau sinhKhi nào cần khám bác sĩ?Phương pháp chẩn đoánBác sĩ hỏi bệnhKhám lâm sàngXét nghiệm dịch âm đạoXét nghiệm bổ sungĐiều trị bị viêm […]

Xem chi tiết
Viêm âm đạo kiêng quan hệ trong bao lâu? (Giải đáp từ chuyên gia)

Nội dung chínhViêm âm đạo sau sinh là gì?Nguyên nhân bị viêm ngứa vùng kín sau sinhTriệu chứng điển hình của viêm âm đạo sau sinh Biến chứng viêm âm đạo sau sinhKhi nào cần khám bác sĩ?Phương pháp chẩn đoánBác sĩ hỏi bệnhKhám lâm sàngXét nghiệm dịch âm đạoXét nghiệm bổ sungĐiều trị bị viêm […]

Xem chi tiết
Viêm âm đạo có gây chậm kinh không? Nên làm gì khi mắc bệnh?

Nội dung chínhViêm âm đạo sau sinh là gì?Nguyên nhân bị viêm ngứa vùng kín sau sinhTriệu chứng điển hình của viêm âm đạo sau sinh Biến chứng viêm âm đạo sau sinhKhi nào cần khám bác sĩ?Phương pháp chẩn đoánBác sĩ hỏi bệnhKhám lâm sàngXét nghiệm dịch âm đạoXét nghiệm bổ sungĐiều trị bị viêm […]

Xem chi tiết
Khám viêm âm đạo ở đâu tốt nhất? TOP 10 địa chỉ uy tín nhất

Nội dung chínhViêm âm đạo sau sinh là gì?Nguyên nhân bị viêm ngứa vùng kín sau sinhTriệu chứng điển hình của viêm âm đạo sau sinh Biến chứng viêm âm đạo sau sinhKhi nào cần khám bác sĩ?Phương pháp chẩn đoánBác sĩ hỏi bệnhKhám lâm sàngXét nghiệm dịch âm đạoXét nghiệm bổ sungĐiều trị bị viêm […]

Xem chi tiết
Bị viêm âm đạo có mang thai được không? (Giải đáp thắc mắc)

Nội dung chínhViêm âm đạo sau sinh là gì?Nguyên nhân bị viêm ngứa vùng kín sau sinhTriệu chứng điển hình của viêm âm đạo sau sinh Biến chứng viêm âm đạo sau sinhKhi nào cần khám bác sĩ?Phương pháp chẩn đoánBác sĩ hỏi bệnhKhám lâm sàngXét nghiệm dịch âm đạoXét nghiệm bổ sungĐiều trị bị viêm […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Báo suckhoedoisong.com tiếp tục đồng hành cùng Bác sĩ Trần Hải Long trong năm mới 2025

Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Cách Điều Trị Và Chăm Sóc

Khi Nào Nên Bọc Răng Sứ Để Mang Lại Hiệu Quả Thẩm Mỹ Tốt Nhất?

Bọc Răng Sứ Có Được Vĩnh Viễn Không? Yếu Tố Nào Tác Động?

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

[CHIA SẺ] Trước Và Sau Khi Bọc Răng Sứ Cần Biết Những Gì?

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?