Tiểu buốt sau sinh nguyên nhân do đâu? Cách chữa trị hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – MậtGiám đốc Chuyên Môn tại Phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Sau sinh, các chị em thường gặp phải rất nhiều vấn đề, như: Cơ thể suy nhược, cảm giác tiêu cực kéo dài, rối loạn ăn uống, vùng kín sưng tấy,… Ngoài ra, phải kể đến tình trạng tiểu buốt sau sinh. Đây là một hiện tượng thường gặp ở chị em sau sinh đẻ. Nhắc đến vấn đề này nhiều chị đặt ra câu hỏi tiểu buốt sau sinh nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm không? Cách điều trị thế nào?

Tiểu buốt sau sinh là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh?

Tiểu buốt sau sinh là tình trạng chị em khi đi tiểu thấy đau buốt, nóng rát. Đi cùng với tiểu buốt là tiểu rắt, tiểu nhiều lần và khó tiểu. Tiểu buốt sau sinh xuất hiện ở cả đẻ thường lẫn đẻ mổ.

Tiểu buốt sau sinh là tình trạng chị em khi đi tiểu thấy đau buốt, nóng rát
Tiểu buốt sau sinh là tình trạng chị em khi đi tiểu thấy đau buốt, nóng rát

Tuy nhiên, đối với các chị em đẻ mổ, tỷ lệ gặp tình trạng này thường cao hơn. Tình trạng này thường xảy ra trong 6 tuần đầu sau khi sinh.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân gây ra tiểu buốt là: Vào những tháng cuối của thai kỳ, đầu thai nhi sẽ dịch chuyển xuống dưới. Lúc này đã tạo áp lực lên bàng quang, dẫn đến tiểu buốt tiểu rắt. Sau khi mẹ sinh xong, bàng quang chưa thể phục hồi và thích ứng, tiếp tục dẫn đến tiểu buốt sau sinh.

Một nguyên nhân khác là: Khi sinh mổ, các bác sĩ sẽ rạch một đường sâu ở tử cung để việc đưa thai nhi ra ngoài được thuận tiện hơn. Việc này ảnh hưởng lớn đến hệ tiết niệu, và gây ra tiểu buốt sau sinh.

Với các mẹ sinh thường, cảm giác đau rát vì bị cắt tầng sinh môn khiến chị em sợ đi tiểu, nhịn tiểu, lâu ngày dẫn đến tình trạng tiểu buốt sau sinh.

Ngoài ra, sau sinh, âm đạo sẽ bước vào giai đoạn tiết sản dịch khiến vùng kín của chị em luôn ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Cùng với việc vệ sinh không đúng cách khiến tiểu buốt ngày càng nặng hơn.

Tiểu buốt sau sinh mổ, sinh thường có thể do nguyên nhân sinh lý như đã nêu trên. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm xảy ra ở bàng quang, âm đạo.

Một số bệnh lý gây ra tình trạng tiểu buốt sau sinh như:

Sa bàng quang

Sa bàng quang là khi bàng quang bị phình to, lọt vào âm đạo. Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh đẻ. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là các cơ hỗ trợ giữa âm đạo và bàng quang bị yếu, khiến bàng quang lọt vào âm đạo.

Ngoài sinh đẻ, một số nguyên nhân khác gây sa bàng quang như:

  • Cắt tử cung
  • Hoạt động mạnh
  • Lượng estrogen giảm mạnh, lão hóa
  • Những người phụ nữ lớn tuổi

Triệu chứng điển hình của sa bàng quang là tiểu buốt, tiểu rắt kèm theo đau vùng bụng.

Dính bàng quang

Dính bàng quang là tình trạng thường gặp phải sau khi thực hiện các loại phẫu thuật ở vùng bụng, nhất là sinh mổ. Theo đó tại vị trí phẫu thuật, các mô sẹo dần dần hình thành và có thể dính lại với nhau gây nên tình trạng dính bàng quang.

Để tránh tình trạng dính bàng quang, sau khi mổ các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách để tình trạng này không xảy ra. Ở một số trường hợp nếu bị dính bàng quang, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi để gỡ bỏ phần dính này. Dính bàng quang chính là bệnh lý gây ra tình trạng tiểu buốt sau sinh.

Dính bàng quang có thể gây ra tình trạng tiểu buốt
Dính bàng quang có thể gây ra tình trạng tiểu buốt

Co thắt bàng quang

Khi sinh đẻ, bàng quang là bộ phận chịu tác động lớn nhất. Vì vậy thường xảy ra các vấn đề ở bộ phận bàng quang, và co thắt bàng quang là một bệnh lý điển hình.

Các cơ đột nhiên co bóp mạnh dẫn đến tình trạng co thắt bàng quang. Khi bàng quang bị co thắt khiến bạn có cảm giác muốn đi vệ sinh ngay lập tức. Khi đi tiểu cảm thấy buốt và đau rát.

Bàng quang tổn thương

Như đã nói, khi chị em sinh đẻ, bàng quang là bộ phận dễ bị thương nhất. Trong trường hợp sinh con bằng phương pháp phẫu thuật, vùng niệu đạo sẽ có 1 lỗ rò nhỏ.

Lỗ rò nhỏ này gây nên tình trạng đau buốt khi đi tiểu, hoặc tiểu không kiểm soát. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tổn thương bàng quang. Tuy nhiên tình trạng này thường ít xảy ra. Ở một số trường hợp hy hữu gặp bệnh lý này, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị triệt để.

Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng tiểu buốt sau sinh. Theo số liệu thống kê, có đến 2,8% các chị em mắc viêm đường tiết niệu sau sinh. Các chị em sinh mổ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

Nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu là: Sau sinh lượng sản dịch tiết ra nhiều, cùng với việc vệ sinh không đúng cách gây nên viêm nhiễm. Với các chị em sinh mổ, vết mổ bị nhiễm trùng cũng là điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây viêm đường tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu khiến cho chị em khi đi tiểu có cảm giác đau buốt, nước tiểu có màu sẫm, sốt hoặc ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi run rẩy.

Kích ứng niệu đạo

Kích ứng niệu đạo xảy ra do trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ đặt ống thông tiểu. Ống thông tiểu này giúp bàng quang không bị đầy nước trong quá trình phẫu thuật. Khi cơ thể hết thuốc mê, ống thông tiểu sẽ được lấy ra. Khi lấy ra, ống thông tiểu làm cho vùng niệu đạo bị kích ứng nhẹ.

Hiện tượng kích ứng niệu đạo dẫn đến tiểu buốt sau sinh. Khi đi vệ sinh, người bệnh sẽ có cảm giác buốt cùng đau rát, vùng kín nóng ran.

Viêm âm đạo

Để đưa thai nhi ra ngoài một cách dễ dàng, bác sĩ sẽ rạch một vết sâu ở tử cung. Cùng với các quan niệm kiêng nước trong thời gian mới sinh khiến cho việc vệ sinh vết mổ không sạch sẽ. Cùng với việc sản dịch tiết ra nhiều nhưng không được vệ sinh cẩn thận. Đây chính là nguyên nhân gây ra các bệnh về viêm nhiễm, như viêm âm đạo.

Tiểu buốt sau sinh là triệu chứng NGUY HIỂM, cảnh báo nhiều bệnh lý
Tiểu buốt sau sinh là triệu chứng NGUY HIỂM, cảnh báo nhiều bệnh lý

Bị tiểu buốt sau sinh có nguy hiểm không? Ảnh hưởng tới con không?

Tiểu buốt sau sinh gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tâm lý và sinh hoạt hằng ngày của các chị em.
Chính vì vậy, tiểu buốt sau sinh là triệu chứng NGUY HIỂM.

Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm ở bộ phận bàng quang, niệu đạo và âm đạo. Khi thấy cơ thể có hiện tượng tiểu buốt tiểu rắt, cùng đau, nóng rát chị em nên đến bệnh viện kiểm tra, tìm nguyên nhân và cách điều trị bệnh.

Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe, các mẹ còn lo lắng tiểu buốt có ảnh hưởng tới con không? Theo đó, tiểu buốt sau sinh là tình trạng xảy ra sau khi sinh em bé, chính vì vậy không gây nguy hiểm đến bé. Tuy nhiên tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc bé thời gian về sau, đặc biệt là đối với trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Chính vì vậy khi bị tiểu buốt, bạn nên điều trị sớm. Trong quá trình điều trị nên thông báo với bác sĩ về việc đang cho con bú, tránh các loại thuốc gây ảnh hưởng đến bé.

Sau bao lâu tiểu buốt sau sinh sẽ biến mất?

Vậy tiểu buốt sau sinh thường, sinh mổ kéo dài bao lâu? Theo đó, nếu tiểu buốt là hiện tượng sinh lý bình thường sau khi sinh qua một thời gian sẽ biến mất, nếu mẹ biết cách chăm sóc cơ thể. Và ngược lại, nếu đây là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý, bạn cần được thăm khám, điều trị.

Bệnh có thể biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tình mạng của mẹ. Nếu mẹ thấy tiểu buốt cùng với một số triệu chứng sau cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra:

  • Sốt cao
  • Nước tiểu có màu đậm
  • Vùng kín tiết dịch có mùi hôi
  • Vùng kín đau kéo dài nhiều ngày
  • Buồn nôn và nôn ói

Cách chữa tiểu buốt sau sinh mổ hiệu quả, an toàn

Để điều trị tiểu buốt sau sinh, bạn cần xác định nguyên nhân gây bệnh.Tìm được gốc rễ gây bệnh sẽ giúp việc điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất, và không ảnh hưởng đến em bé.

Một số phương pháp điều trị tiểu buốt sau sinh như:

Tây y trị tiểu buốt sau sinh

Sử dụng phương pháp Tây y là lựa chọn của nhiều người khi gặp tình trạng tiểu buốt sau sinh. Tuy nhiên chị em nên đến bệnh viện thăm khám, tìm nguyên nhân gây bệnh trước khi sử dụng thuốc.

Các loại thuốc có thể được chỉ định để điều trị bệnh như:

  • Thuốc kháng sinh chống viêm, nhiễm trùng
  • Thuốc kháng viêm chống phù nề gây chèn ép lên cổ bàng quang
  • Thuốc bôi capocaine giúp làm tê vùng ảnh hưởng
  • Các loại thuốc hỗ trợ bàng quang co bóp bình thường trở lại
  • Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ kê đơn một số loại vitamin giúp tăng cường sức khỏe.

Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị tiểu buốt. Việc này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe cho cả mẹ và bé. Người bệnh uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng, không bỏ dở liệu trình.

Sử dụng phương pháp Tây y là lựa chọn của nhiều người khi gặp tình trạng tiểu buốt sau sinh
Sử dụng phương pháp Tây y là lựa chọn của nhiều người khi gặp tình trạng tiểu buốt sau sinh

Tiểu buốt sau sinh và cách điều trị hiệu quả từ Đông y

Đông y là phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn để trị tình trạng tiểu buốt sau khi sinh bởi tính an toàn của nó. Đông y lành tính vì vậy cần thời gian để thấy hiệu quả. Vì vậy các mẹ cần kiên trì khi chọn phương pháp này.

Một số bài thuốc Đông y trị tiểu buốt sau sinh như:

Bài thuốc số 1

  • Chuẩn bị: Sinh địa, mạch môn đông, ngọn cây cam thảo, mộc thông, trúc diệp mỗi loại 9g.
  • Cách thực hiện: Đem các thảo dược kể trên sắc lấy nước uống trong ngày. Ngày uống 1 thang.

Bài thuốc số 2

  • Chuẩn bị: Sinh địa, bạch thược và ngân hoa mỗi loại 12g. Phục linh, trúc diệp, hắc chi tử, hoàng cầm, trạch tả và xa tiền thảo mỗi loại 9g. Cùng với 5 cọng đăng tâm thảo và cam thảo 6g.
  • Cách thực hiện: Các loại thảo dược trên đem sắc lấy nước uống. Ngày uống 1 thang.

Bài thuốc số 3

  • Chuẩn bị: Thông thảo, thăng ma, nhân sâm và hoàng kỳ mỗi loại 9g. Tế tân, đăng tâm thảo, đương quy mỗi loại 6g. Cùng với 12g mạch môn đông, 15g hoạt thạch, 4g cam thảo.
  • Cách thực hiện: Đem các loại thảo dược trên sắc lấy nước uống. Ngày uống 1 thang.

Bài thuốc số 4

  • Chuẩn bị: Bạch truật, nhân sâm, thăng ma và tang phiêu sao mỗi loại 9g. Cùng với mạch môn đông và hoàng kỳ mỗi loại 15g.
  • Cách thực hiện: Các loại thảo dược đã kể trên đem sắc lấy nước uống. Ngày 1 thang.

Bài thuốc số 5

  • Chuẩn bị: Hoàng bá, tri mẫu, trạch tả, phục linh, hoài sơn, sơn thù du, đan bì và mạch môn đông mỗi loại 9g. Cùng với sinh địa và xa tiền tử mỗi loại 21g.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả số thảo dược đã chuẩn bị trên sắc nước uống. Ngày 1 thang.

Bài thuốc số 6

  • Chuẩn bị: Thủy long và hương nhu trắng mỗi loại 20g. Đinh lăng và rau má mỗi loại 25g. Cùng với sa tiền, chi tử, thổ linh và lá tre tươi mỗi loại 16g.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các loại thảo dược đã kể trên đem sắc cùng 1 ít nước. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa và đun thêm 15 phú. Nước cốt thu được chia đều thành 4-5 phần, để nguội và uống trong ngày.
Chị em có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y để trị tiểu buốt sau sinh
Chị em có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y để trị tiểu buốt sau sinh

Bài thuốc số 7

  • Chuẩn bị: Cỏ mần trầu tươi, râu ngô, cây mã đề và kim tiền thảo mỗi loại 20g. Cùng với 2g bột than tre.
  • Cách thực hiện: Các loại thảo dược trên đem sắc cùng 1 lít nước. Đun sôi trong vòng 30 phút. Nước cốt thu được chia đều làm 4 phần, để nguội và uống trong ngày.

Bài thuốc số 8

  • Chuẩn bị: Rễ cỏ tranh, cầu tích, huyền sâm và thổ linh mỗi loại 16g. Thủy long và kim tiền thảo mỗi loại 30g. Cùng với thục địa và rễ đinh lăng mỗi loại 20g.
  • Cách thực hiện: Đem sắc các thảo dược trên cùng 1 lít nước. Đun sôi khoảng 30 phút. Phần nước thu được sau khi đun sôi để ấm và uống.

Bài thuốc số 9

  • Chuẩn bị: Mã đề, kim tiền thảo và kim ngân hoa mỗi loại 80g. Cùng với râu ngô 150g, 50g cỏ tranh.
  • Cách thực hiện: Các loại thảo dược đem rửa sạch với nước. Sắc các loại thảo dược kể trên với một lượng nước vừa đủ. Đun sôi trong khoảng 30 phút. Phần nước thu được chia đều làm 4 phần và uống trong ngày.

Lưu ý: Xin chỉ định của các thầy thuốc trước khi sử dụng, tránh trường hợp phản tác dụng gây nguy hiểm cho mẹ. Ngoài việc sử dụng các bài thuốc Đông y trị tiểu buốt sau khi sinh, người bệnh có thể kết hợp với massage để đẩy nhanh kết quả điều trị.

Mẹo dân gian đơn giản tại nhà

Mẹo dân gian trị tiểu buốt sau sinh là phương pháp được nhiều chị em lựa chọn nhằm đảm bảo chất lượng nguồn sữa mẹ.

Một số mẹo dân gian trị tiểu buốt sau sinh như:

Bí xanh

Bí xanh là loại thực phẩm quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên ít ai biết được bí xanh cũng có công dụng chữa bệnh, nhất là tiểu buốt.

Cách thực hiện rất đơn giản:

  • Cách 1: Chị em có thể luộc bí xanh để ăn như bình thường, phần nước luộc uống thay nước lọc.
  • Cách 2: Bí xanh rửa sạch, gọt vỏ, xay nhuyễn cùng 200ml nước và uống, ngày uống 2 lần.

Bèo cái

Bèo cái (phủ bình) là một loại thuốc trong Đông y có công dụng lợi tiểu, thanh nhiệt giải độc. Bèo cái có tác dụng lớn trong việc điều trị chứng tiểu buốt ra máu.

Cách thực hiện:

  • Bèo cái đem rửa sạch và cắt rễ.
  • Chuẩn bị thêm thài lài và mã đề.
  • Bèo cái, thài lài và mã đề trộn chung và sao vàng.
  • Đem số hỗn hợp đã sao vàng sắc nước uống (như pha trà).

Bột sắn dây

Bột sắn dây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt trong điều trị tiểu buốt ra máu.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị bột sắn dây.
  • Cho 3 thìa canh bột sắn với một lượng nước vừa đủ. Hòa tan và uống. Ngày uống 3 lần. Bạn có thể thêm đường khi hòa bột sắn để dễ uống hơn.
Bột sắn dây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, rất tốt cho cơ thể
Bột sắn dây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, rất tốt cho cơ thể

Rau má

Rau má là loại mọc ở dưới đất, những nơi ẩm ướt. Trong rau má có nhiều hoạt chất tốt cho cơ thể như: Polyacetylen, triterpen, steroid và flavonoid,… Rau má có tác dụng giải độc, tiêu nhiệt, lợi tiểu,… Rau má xay giúp điều trị bệnh tiểu buốt ở phụ nữ sau sinh.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 300g rau má tươi, rửa sạch và ngâm với nước muối để loại bỏ chất bẩn.
  • Rau má đã rửa sạch và để ráo nước đem xay nhuyễn cùng 300ml nước đun sôi để nguội và vài hạt muối trắng. Uống ngày 2 lần. Kiên trì để thấy hiệu quả.

Rau mồng tơi

Rau mồng tơi cũng là một loại thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Trong rau mồng tơi có chứa nhiều loại vitamin (A, C, B1, B2…), cũng như hợp chất có lợi cho sức khỏe.

Rau mồng tơi có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông tiện, nhuận tràng, lợi sữa… Đặc biệt dùng để trị các bệnh như: Trĩ, đau mỏi xương khớp, ít sữa, táo bón, tiểu buốt,…

Cách dùng mồng tơi trị tiểu buốt sau sinh ở phụ nữ rất đơn giản:

  • Cách 1: Lá mồng tơi rửa sạch để ráo nước, xay nhuyễn. Lọc bỏ phần bã, lượng nước cốt thu được cho thêm một vài hạt muối và nước lọc, trộn đều và uống. Chị em uống nước cốt lá mồng tơi vào mỗi buổi sáng. Phần bã chị em có thể tận dụng để đắp vào phần bụng dưới.
  • Cách 2: Luộc rau mồng tơi và ăn như bình thường.

Rau sam tươi

Không còn xa lạ gì với người dân Việt, rau sam tươi chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có tính hàn và vị chua. Rau sam tươi có tác dụng thanh nhiệt giải độc, kháng khuẩn,…

Loại rau này có tác dụng điều trị các bệnh như: Viêm đường tiết niệu, đầy hơi, khó tiêu, nóng trong người,… Chị em có thể sử dụng rau sam tươi điều trị tiểu buốt ở phụ nữ sau sinh do bệnh viêm đường tiết niệu gây ra.

Cách sử dụng:

  • Rau sam tươi rửa sạch và giã nát. Lọc bỏ phần bã, uống phần nước cốt thu được.
  • Rau sam tươi cũng có công dụng điều trị chứng sản dịch hậu sản. Rất đơn giản, chị em lấy 200g rau sam tươi đem sắc lấy nước uống.

Cỏ phượng vĩ và nước vo gạo

Cỏ phượng vĩ và nước vo gạo là cách trị tiểu buốt tại nhà sau sinh rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chị em chuẩn bị khoảng 30g cỏ phượng vĩ và nước vo gạo khoảng 500ml.
  • Đem cỏ phượng vĩ và nước vo gạo đun sôi đến khi cô lại còn khoảng 200ml. Nước thu được uống trong ngày.

Ngải cứu

Ngải cứu có nhiều công dụng trong điều trị một số bệnh như: Rối loạn kinh nguyệt, trị mụn, mẩn ngứa, cơ thể suy nhược,… Kết hợp ngải cứu với một số loại thảo dược khác giúp điều trị chứng tiểu buốt sau khi sinh.

Cách thực hiện:

  • Chị em chuẩn bị ngải cứu khoảng 50g. Cùng với rễ cỏ tranh và cỏ seo gà mỗi loại 15g.
  • Các loại nguyên liệu đem rửa sạch và đun cùng 1 lít nước. Nước sôi đun thêm 20 phút, lửa nhỏ.
  • Lượng nước thu được chia đều làm 2 phần và uống trong ngày. Để dễ uống hơn chị em có thể bỏ thêm chút mật ong.

Cây bòng bong

Cây bòng bong là loại cây dại thường mọc quanh năm. Tuy nhiên ít ai biết rằng loại cây dại này cũng có công dụng tuyệt vời. Đặc biệt là trong điều trị chứng tiểu buốt cho chị em phụ nữ sau sinh.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 100g cây bòng bong và 45g trà xanh.
  • Rửa sạch bòng bong và trà xanh.
  • Xay nhuyễn bòng bong và trà xanh thành bột mịn. Lấy 20g bột bòng bong trà xanh, cùng với 2 lát gừng và 5g cam thảo. Sắc lấy nước uống, tuyệt đối không để nước qua đêm.

Mẹo dân gian tuy đơn giản nhưng người bệnh cũng không nên lạm dụng, dùng quá liều. Khi thấy triệu chứng tiểu buốt không thuyên giảm, chị em cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra, tránh biến chứng nguy hiểm.

Khi bị tiểu buốt sau sinh chị em nên thay đổi chế độ ăn để cải thiện tình trạng bệnh
Khi bị tiểu buốt sau sinh chị em nên thay đổi chế độ ăn để cải thiện tình trạng bệnh

Phụ nữ sau sinh bị tiểu buốt cần lưu ý gì?

Tiểu buốt sau sinh là triệu chứng thường gặp gây nên những khó khăn trong cuộc sống. Để phòng ngừa tình trạng này, chị em cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Chị em nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thực phẩm dễ tiêu hóa. Nên tránh các đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ trong thời gian đầu sau khi sinh….
  • Uống nhiều nước: Việc này giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể.
  • Chăm sóc vết mổ: Với các chị em có vết mổ khi sinh nên chú ý chăm sóc vết mổ, tránh để nhiễm trùng vết mổ. Ngoài ra bạn cần tránh vận động mạnh gây rách vết mổ. Tuyệt đối không tự ý bôi thuốc lên vết mổ khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu vết mổ có biểu hiện sưng tấy và đỏ cần đi khám ngay.
  • Thay đổi tư thế nằm: Bạn nên nằm nghiêng và kê một chiếc gối phía sau lưng. Việc này giúp vết thương đỡ đau, đồng thời giảm tác động lên các cơ quan đường tiết niệu.
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái: Các chị em nên tránh lo lắng, căng thẳng quá độ vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Hoặc, có thể khiến chị em mắc bệnh trầm cảm.

Đồng thời chị em nên:

  • Vệ sinh đúng cách, không lau ngược từ phía hậu môn lên vùng âm đạo. Nghiêm cấm các hành vi thụt rửa âm đạo.
  • Nên chọn những loại dung dịch vệ sinh vùng kín lành tính. Nếu có thể hãy xin chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Chọn các loại đồ lót rộng rãi, vải mềm và thoáng khí.
  • Chị em nên thường xuyên nghỉ ngơi, không nên hoạt động mạnh, hoặc làm các việc nặng.
  • Vận động, tập thể dục nhẹ nhàng giúp máu lưu thông tốt hơn.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh và theo dõi tình trạng bệnh.
  • Chị em cần kiêng quan hệ tình dục. Việc sinh hoạt vợ chồng quá sớm không chỉ ảnh hưởng xấu đến vết mổ còn khiến âm đạo dễ bị viêm nhiễm, đồng thời lây nhiễm các bệnh về đường tình dục.
  • Đặc biệt, chị em không được nhịn tiểu. Đi tiểu ngay khi buồn tiểu, việc nhịn tiểu khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Nói tóm lại, tiểu buốt sau sinh có thể là sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, để đảm bảo rằng sức khỏe mình không gặp vấn đề nguy hiểm, chị em hãy đến bệnh viện kiểm tra chi tiết. Hy vọng bài viết đã giúp chị em có thêm những thông tin hữu ích về nguyên nhân, cũng như cách phòng tránh tiểu buốt sau sinh.

Array
Câu hỏi thường gặp
Tiểu buốt có tự hết được không? Lưu ý người bệnh tiểu buốt cần ghi nhớ

Nội dung chínhTiểu buốt sau sinh là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh?Sa bàng quangDính bàng quangCo thắt bàng quangBàng quang tổn thươngViêm đường tiết niệuKích ứng niệu đạoViêm âm đạoBị tiểu buốt sau sinh có nguy hiểm không? Ảnh hưởng tới con không?Sau bao lâu tiểu buốt sau sinh sẽ biến mất?Cách chữa tiểu […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Cách Điều Trị Và Chăm Sóc

Khi Nào Nên Bọc Răng Sứ Để Mang Lại Hiệu Quả Thẩm Mỹ Tốt Nhất?

Bọc Răng Sứ Có Được Vĩnh Viễn Không? Yếu Tố Nào Tác Động?

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

[CHIA SẺ] Trước Và Sau Khi Bọc Răng Sứ Cần Biết Những Gì?

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?