Sỏi bàng quang 5mm, 7mm, 8mm nguy hiểm thế nào? Điều trị ra sao?
Sỏi bàng quang 5mm tưởng chừng như không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh, tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy khó lường. Chính vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan mà cần thực hiện ngay các biện pháp điều trị hữu ích sau đây.
Sỏi bàng quang là gì? Sỏi bàng quang 5mm là to hay nhỏ?
Bàng quang là một túi cơ hình bầu dục nằm ở vùng hạ vị, lúc căng đầy gồm có vùng đỉnh và vùng đáy. Chức năng của bàng quang là chứa đựng nước tiểu, kìm được nước tiểu và thoát nước tiểu theo điều khiển của não bộ.
Sỏi bàng quang (còn được gọi là sạn bàng quang) là loại sỏi cứng tồn tại trong bàng quang. Có 2 loại sỏi được hình thành:
- Sỏi từ hệ tiết niệu trên (từ thận, niệu quản) rơi xuống.
- Sỏi được hình thành là do nước tiểu không được loại hết ra khỏi bàng quang bởi các dị vật, đầu ống thông nước tiểu (do bí tắc đái ở bệnh nhân hẹp niệu đạo, u tuyến tiền liệt, hẹp cổ bàng quang), túi thừa bàng quang hoặc sau khi phẫu thuật đường tiết niệu (mổ lấy sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản).
Sỏi bàng quang có thể là 1 viên hoặc nhiều viên, thường nằm ở dưới đáy bàng quang và di chuyển theo tư thế bệnh nhân. Những viên sỏi có dạng hình tròn, một số trường hợp có bề ngoài xù xì góc cạnh và có kích thước lớn nhỏ khác nhau.
Sỏi bàng quang 5mm là kích thước sỏi còn nhỏ. Thông thường, những trường hợp sỏi bàng quang 7mm, sỏi bàng quang 8mm trở lên được xem là sỏi có kích thước to và gây ra lo ngại lớn đối với sức khỏe. Nhiều trường hợp triệu chứng có thể tương tự như sỏi mật nên khiến nhiều người nhầm lẫn trong chẩn đoán lâm sàng.
Tuy nhiên, khi kích thước sỏi 5mm hay sỏi bàng quang 7mm, 8mm người bệnh vẫn nên thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi kích thước và có biện pháp điều trị kịp thời. Bởi tốc độ và kích thước sỏi có thể gia tăng nhanh nếu người bệnh có thói quen ăn uống và sinh hoạt không tốt.
Kích thước sỏi 5mm, 7mm thường không có dấu hiệu nhận biết cụ thể nào. Chỉ khi kích thước sỏi ngày càng to lên, gây kích thích bàng quang và cản trở nước tiểu lưu thông, thì các triệu chứng bệnh mới rõ ràng. Chính vì vậy, bạn nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh.
Sỏi bàng quang 5mm có nguy hiểm không?
Sỏi bàng quang 5mm là tình trọng sỏi nhỏ, chưa ảnh hưởng nhiều đến hệ bài tiết của cơ thể. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm, sỏi sẽ phát triển về kích thước, khi kích thước sỏi bàng quang 8mm, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm bàng quang: Đây là biến chứng thường gặp bởi sỏi to làm tổn thương niêm mạc bàng quang, khi co bóp khiến sỏi cọ xát nhiều lần vào niêm mạc gây viêm, loét và nhiễm khuẩn, thậm chí chảy máu trong bàng quang. Viêm bàng quang cấp tính nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm mãn tính, và gây ra tình trạng teo bàng quang hoặc rò rỉ bàng quang do lượng nước tiểu thay đổi liên tục.
- Viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng và suy thận: Đây là các biến chứng rất khó có thể điều trị dứt điểm, đặc biệt, khi chuyển biến nặng còn gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Biến chứng rò bàng quang: Đây là một biến chứng phức tạp vì phần nước tiểu sẽ chảy vào tầng sinh môn hoặc âm đạo gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Tình trạng rò rỉ lâu ngày sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn.
- Trường hợp sỏi bàng quang có kích thước to có thể gây bí tắc tiểu hoàn toàn, làm nước tiểu ứ lại trong bàng quang khiến bàng quang căng phồng, tạo nên “cầu bàng quang” ở trên xương mu.
Ngoài ra, có nhiều trường hợp sỏi bàng quang 5mm, 7mm nhưng đã có hình thái bất thường, nhiều cạnh sắc nhọn dễ làm xước bàng quang và gây đau đớn cho người bệnh. Lúc này, sỏi chưa ảnh hưởng nhiều đến hệ bài tiết nhưng người bệnh nên có các biện pháp điều trị kịp thời để ngăn chặn sỏi phát triển.
Phương pháp điều trị sỏi bàng quang hiệu quả
Sỏi bàng quang 5mm đã khiến nhiều người sợ hãi, lo lắng tuy nhiên theo nhận định của bác sĩ chuyên khoa thì đây chưa phải là kích thước sỏi đáng lo ngại. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp chữa trị mà không cần phẫu thuật. Chỉ khi sỏi bằng quang có kích thước to từ 7mm, 8mm – 10mm trở lên thì mới cần chữa trị khẩn cấp.
Điều trị sỏi bàng quang 5mm bằng Tây y
Một số biện pháp Tây y giúp loại nhanh sỏi trong bàng quang thường được các bác sĩ chỉ định là:
Sử dụng thuốc
- Thuốc kháng sinh: Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh điều trị bằng kháng sinh giúp chống viêm, giảm đau, giãn cơ trơn để sỏi có thể bài tiết ra ngoài cùng nước thải.
- Thuốc tan sỏi: Nhóm thuốc này có tác dụng kiềm hóa nước tiểu, tăng cường hiệu quả làm tan sỏi. Khi các viên sỏi bàng quang tan nhỏ sẽ nhanh chóng được đẩy ra ngoài theo đường nước tiểu.
- Thuốc giãn cơ trơn: Đây là loại thuốc giúp giảm các cơn co thắt bàng quang và tăng cường hoạt động của hệ tiết niệu để đẩy sỏi ra ngoài.
- Thuốc giảm đau: Thuốc giúp giảm đau đớn cũng như khó chịu cho bệnh nhân mỗi khi tiểu tiện.
Thuốc Tây y không điều trị được triệt để tình trạng bệnh và thường để lại tác dụng phụ cho cơ thể. Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc trước khi sử dụng và nên tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Tán sỏi bàng quang
Có thể sử dụng trước khi thực hiện tán sỏi, bệnh nhân sẽ được gây tê trước. Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành cho nội soi niệu đạo (lỗ ở đầu dương vật, hoặc lỗ tiểu phía trên âm đạo). Cuối cùng là phá vỡ sỏi bằng cách sử dụng máy tán sỏi cơ học, máy tán sỏi sóng xung thủy điện lực (Urat 1), máy tán sỏi bằng sóng siêu âm, máy bắn tia laser.
Đây là phương pháp loại bỏ sỏi trong bàng quang một cách nhanh chóng mà ít bị biến chứng. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này có thể gây nhiễm trùng. Vì vậy, người bệnh cần được sử dụng thuốc kháng sinh trước khi tán sỏi để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Sử dụng bài thuốc Đông y trị dứt điểm sỏi
Cơ chế điều trị của các bài thuốc Đông y là sử dụng các loại dược liệu có tác dụng bào mòn, làm tan dần các viên sỏi và khiến chúng bị đào thải ra ngoài theo đường tiểu. Một số dược liệu quý có tác dụng điều trị bệnh phải kể đến như: Kim tiền thảo, nấm linh chi, hương phụ, nhân trần, bạch phục linh, kim ngân hoa, uất kim,…
Bài thuốc 1: Tứ diệp thảo thang
- Chuẩn bị: tứ diệp thảo, lá ngải cứu, búp dứa dại và lá phèn đen.
- Thực hiện: Đem tất cả các thảo dược đi rửa sạch, giã nát rồi thêm 100ml nước sôi để nguội, trộn đều và vắt lấy nước cốt để uống. Uống nước thuốc 1 lần/ngày vào sáng sớm để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc 2: Sòi tía mộc thông thang
- Chuẩn bị: Cúc tần, rễ cây bưởi bung, sòi tía, mộc thông.
- Thực hiện: Đem các vị thuốc rửa sạch và sao vàng. Cho thảo dược mới sao sắc cùng 600ml nước, đến khi còn 200ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc làm 2 phần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày uống hết 1 thang để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Phương pháp điều trị sỏi tại nhà
Ngoài các cách điều trị trên, người bệnh có thể điều trị sỏi bàng quang 5mm, 7mm, 8mm bằng cách sử dụng các mẹo dân gian tại nhà. Một số mẹo trị sỏi bàng quang đơn giản như sau:
Sử dụng quả dứa
Lấy một quả dứa, khoét cuống, sau đó lấy một lượng phèn chua bằng ngón tay cái cho vào lỗ đã khoét. Bịt kín lỗ đã khoét và đem đi nướng cháy vỏ.
Sau khi nướng đem gọt bỏ vỏ rồi vắt lấy nước cốt uống. Mỗi ngày uống một quả, thực hiện 2 – 3 lần kích thước sỏi sẽ giảm dần.
Dầu ô liu và quả chanh
Mỗi ngày lấy khoảng 5 – 6 quả chanh vắt lấy nước rồi hoà cùng 6 đến 7 thìa dầu ô liu, quấy đều.
Sau đó đổ thêm 3 – 4 bát nước đun sôi để nguội và uống. Uống khoảng 2 – 3 ngày sỏi sẽ được đào thải dần ra cùng nước nước.
Dùng quả đu đủ xanh
Chọn quả đu đủ độ 400 – 600g loại quả bánh tẻ, vỏ còn xanh, còn nhiều nhựa trắng. Sau khi ngắt quả thì rửa sạch cắt đầu, cắt đuôi và moi hết hột bỏ đi.
Để nguyên cả vỏ xanh và nhựa đặt vào cái nồi, cho thêm 1 lượng muối vừa ăn sau đó đem đun cách thuỷ độ 30 phút. Mỗi ngày ăn một quả đu đủ hấp chín vào sau bữa ăn. Kiên trì sử dụng sẽ làm giảm kích thước sỏi trong bàng quang.
Đây là các mẹo đơn giản, dễ thực hiện nhưng chỉ phù hợp với tình trạng sỏi nhẹ. Khi sỏi có dấu hiệu gia tăng kích thước và gây ra các triệu chứng rõ ràng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để có phương án điều trị tốt nhất.
Bị sỏi bàng quang 5mm nên làm gì?
Khi bị sỏi bàng quang, người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý sau:
Điều trị theo chỉ định:
- Sau khi thực hiện các biện pháp chẩn đoán, người bệnh nên tham khảo phác đồ điều trị của bác sĩ để có biện pháp điều trị tốt nhất giúp nhanh chóng loại sạch sỏi trong bàng quang.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Thăm khám sức khỏe giúp người bệnh kiểm tra và theo dõi kích thước của sỏi để có phương án điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm.
- Sử dụng thuốc kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh kích thước sỏi gia tăng.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt:
- Uống đủ lượng nước mỗi ngày: Nước giúp pha loãng nồng độ khoáng chất trong bàng quang, vì vậy có thể làm giảm kích thước sỏi và nhanh chóng loại sỏi ra ngoài bằng đường tiểu.
- Nên uống nước trái cây: Nước trái cây chứa nhiều chất khoáng và vitamin, nhất là beta caroten và vitamin C đây là các chất có thể giúp ngăn ngừa các nhiễm trùng bằng cách làm chậm sự tăng trưởng của vi khuẩn.
- Hạn chế ăn thực phẩm có chứa chất đạm động vật như thịt, trứng, cá,…; Hạn chế sử dụng sản phẩm chứa nhiều axit oxalate như soda, trà đá, chocolate, dâu tây hay các loại hạt. Đặc biệt, người bệnh không nên sử dụng đồ ăn, đồ uống có chứa nhiều caffeine.
- Không nên ăn quá mặn: Lượng muối quá nhiều cũng là tác nhân khiến sỏi bàng quang 5mm có thể gia tăng kích thước. Vì vậy, người bệnh nên giảm lượng muối ăn hàng ngày, trung bình không nên sử dụng quá 6g/ngày.
- Cần tập luyện vận động cơ thể thường xuyên bằng nhiều bài tập khác nhau như: Yoga, dưỡng sinh, tập bài thể dục, đi xe đạp, đi bộ, bơi lội,… Người bệnh cần vận động thường xuyên và tránh ngồi hoặc nằm một chỗ với thời gian lâu.
Sỏi bàng quang 5mm có thể dẫn đến tình trạng rối loạn bàng quang mãn tính, viêm bàng quang, suy thận,… ảnh hưởng rất lớn đến hệ bài tiết của người bệnh. Chính vì vậy, người bệnh cần thường xuyên thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để sỏi có kích thước to khó điều trị hơn.