Bạch Giới Tử: Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Đúng
Bạch giới tử thực chất là hạt phơi hoặc sấy khô của cây cải canh. Thảo dược này có vị cay, tính ấm, tác dụng hóa đờm, tiêu phong, tán hàn rất tốt. Do đó, thường được dùng để chữa viêm họng, viêm phế quản và đau nhức xương khớp. Vậy thực hư công dụng của thảo dược này thế nào, cách dùng ra sao bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết tới bạn đọc.
Thông tin tổng quan về bạch giới tử
Bạch giới tử hay còn gọi là hạt cải canh, thái chi, thục giới là loại thảo dược thuộc họ nhà cải. Ngoài ra chúng còn có tên khoa học là Brassica Alba (L) Boiss hay Brassica a Juncea (L).
Theo các chuyên gia, cải canh mọc nhiều ở Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên ở nước ta, loài cây này chủ yếu được dùng làm thức ăn. Do đó, dược liệu bạch giới tử phần lớn được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Đặc điểm nhận dạng
Là loại cây quen thuộc ở nhiều vùng quê Việt Nam, bạch giới tử có thể dễ dàng nhận biết qua các đặc trưng sau:
- Thân: Bạch giới tử là loại cây thân thảo, tuổi thọ ngắn, sống hàng năm. Dược liệu này có thân màu xanh lục, mọc thẳng đứng, chiều cao khoảng 1-1,5m.
- Lá: Dược liệu này thuộc dạng lá đơn, mọc so le và có cuống ngắn.
- Hoa: Hoa bạch giới tử là hoa lưỡng tính, thường mọc thành từng cụm, có 4 cánh dài xếp thành hình chữ thập. Bên trong có 6 nhị trong đó có 2 cái ngắn và 4 cái dài.
- Quả: Quả bạch tử có lông, mỏ dài, bên trong có 4-6 hạt nhỏ màu vàng nâu, có vân nhỏ.
- Bạch giới tử dược liệu: Dược liệu chính của bạch giới tử là hạt, có hình cầu, đường kính khoảng 2mm. Vỏ ngoài của dược liệu có màu trắng vàng hoặc trắng tro với đường vân rãnh hoặc không rõ ràng ở một bên. Khi dùng kính lúp để soi, người bệnh sẽ dễ dàng nhận thấy mặt ngoài của dược liệu này có hình vân lưới rất nhỏ. Khi bẻ ra sẽ thấy có nhân màu trắng vàng và dầu bên trong. Quả bạch giới tử thường không mùi nhưng có vị cay và tê nhẹ.
Thu hái, sơ chế, bảo quản
Không chỉ là thuốc chữa bệnh, thảo dược này còn có thể dùng để chế biến thành món ăn do đó nó được trồng rộng rãi ở rất nhiều nơi. Theo các chuyên gia bạch giới tử rất dễ sinh trường trong môi trường nhiệt đới ẩm. Chỉ cần chăm sóc và hạn chế sự tấn công của sâu bọ là được.
Thông trường thảo dược này sẽ được trồng ở khắp nơi bằng hạt, vào mùa đông người ta sẽ tiến hành thu hoạch để nấu ăn. Và vào khoảng tháng 3- tháng 5 thì lựa chọn những quả già để lấy hạt làm dược liệu.
Sau khi thu hái, những quả khô sẽ được đập dập, thu hạt và phơi khô lần nữa. Tiếp đến phần hạt này sẽ được đưa vào một chậu nước to để rửa sạch và loại bỏ những hạt nổi trên mặt nước. Phần hạt chìm phía dưới sẽ được mang đi phơi nắng cho khô.
Sau đó cho vào chảo sao vàng trên bếp lửa nhỏ đến khi dược liệu chuyển sang màu nâu vàng và có mùi thơm là được. Hạt giới bạch tử sau khi được sơ chế sẽ được cho vào lọ hoặc hủ kín có nắp để đậy lại và bảo quản nơi thoáng mát.
Thành phần hóa học và tác dụng của bạch giới tử
Được dùng nhiều trong dân gian và Đông y thế nhưng không ít người vẫn còn hoài nghi về tác dụng của thảo dược này. Chỉ đến khi khoa học hiện đại nghiên cứu và chứng minh thì vấn đề này mới được làm sáng tỏ. Cụ thể
Thành phần hóa học
Gần đây, các công trình nghiên cứu đã tìm thấy rất nhiều dược tính có tác dụng tốt với sức khỏe trong chiết xuất của bạch giới tử. Gồm:
- Sinapine.
- Chất men Myrosin.
- Glycosid (sinigrin).
- Sinapic acid.
- Protid.
- Glucosinolate.
- Lysine, Arginine, Histidine.
- Chất nhầy.
- 37% chất béo.
Bạch giới tử có tác dụng gì trong đông y?
Theo Đông y, bạch giới tử có vị cay, tính ấm, không độc, quy vào 4 kinh là phế, can, tỳ và tâm bào. Công dụng chính của thảo dược này là hành trệ, tiêu thũng, trừ hàn, hóa đờm, ôn trung, khai vị rất tốt. Do đó nó thường được dùng để trị ho suyễn, hàn đờm ở ngực, đau nhức tứ chi,.. Cụ thể tác dụng này được thể hiện trong rất nhiều sách y như:
- Theo Đông Dược Thiết Yếu: Bạch giới tử có tác dụng thông đờm, lợi khí, ôn trung rất tốt.
- Theo Bản Thảo Cương Mục: Sử dụng dược liệu này thường xuyên sẽ giúp hóa đờm, lợi khó, trừ hàn, tán thủng, giúp điều trị hen suyễn, ho, tê bại,..
- Theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: Thì bạch giới tử thường được dùng để ôn hóa, hàn đờm, chỉ thống, tiêu thũng, giúp trị ho suyễn, đau nhức tứ chi do hàn đờm và mụn nhọt, chướng bụng hiệu quả.
Tác dụng trong y học hiện đại
Dựa trên các thành phần hóa học nghiên cứu được, các nhà khoa học đã chỉ ra một vài công dụng của bạch giới tử với sức khỏe con người như:
- Thảo dược này có tác dụng kích thích niêm mạc dạ dày, hỗ trợ tăng tiết dịch khí quản, giúp hóa đờm, tiêu viêm rất tốt.
- Ngoài ra, nhờ hàm lượng nước lớn nên bạch giới tử có khả năng ngăn ngừa và ức chế các hoạt động của nấm ngoài da. Do đó được ứng dụng để điều trị các bệnh da liễu như nấm, mề đay,..
- Tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều bạch giới tử sẽ khiến da bị kích thích tại chỗ, gây sưng huyết và đỏ rát. Trường hợp nặng có thể gây phỏng và phồng rộp nghiêm trọng.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc bạch giới tử
Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh từ bạch giới tử. Trong đó có thể kể đến những bài thuốc được nhiều người áp dụng và đánh giá cao như:
Bài thuốc trị chứng nôn mửa khi ăn vào
Với những người bị chứng ăn vào là ợ hoặc nôn mửa có thể áp dụng bài thuốc đơn giản sau.
- Lấy hạt của bạch giới tử đem rửa sạch với nước muối và loại bỏ những hạt lép.
- Sau đó phơi khô dược liệu dưới trời nắng rồi tán thành bột mịn.
- Mỗi lần sử dụng lấy 4-8g dược liệu, hoàn tan với 50ml rượu trắng.
- Uống mỗi ngày 1 lần, duy trì 7-10 ngày liên tục sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm.
Bài thuốc trị chứng đầy tức bụng do hàn đờm nhiều
Mẹo sử dụng bạch giới tử để chữa chứng đầy hơi, chướng bụng cho những người thể hàn được thực hiện như sau.
- Dùng bạch giới tử, hồ tiêu, thảo đại kích, củ cây niền niệt, quế tâm với liều lượng tùy chỉnh.
- Đem các vị thuốc trên đi rửa sạch với nước muối rồi phơi khô dưới nắng gắt, sau đó tán thành bột mịn.
- Trộn hồ với hỗn hợp bột mịn vừa xong, hoàn thành viên to.
- Mỗi ngày dùng khoảng 10 viên, sử dụng liên tục trong 10 ngày.
- Lưu ý để đạt được kết quả tốt nhất người bệnh nên dùng thuốc cùng với nước gừng tươi.
Bài thuốc giúp tiêu trừ hơi lạnh trong bụng
Chứng lạnh bụng có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình trao đổi chất. Để khắc phục chứng bệnh này, bạn có thể sử dụng cách làm sau:
- Dùng 1 chén dược liệu bạch tử cho vào rửa với muối sạch, loại bỏ hạt lép rồi sao khô.
- Dược liệu sau khi để nguội sẽ đem tán bột, trộn cùng một ít nước sôi để hoàn thành viên bằng hạt đậu.
- Ngày uống 10 viên, dùng cùng nước gừng, sử dụng trong 10 ngày là được.
Bài thuốc trị nóng trong người do vị nhiệt
Vào mùa hè oi bức hoặc khi cơ thể sinh nhiệt bạn có thể sử dụng thảo dược này để cải thiện tình trạng khó chịu bằng cách.
- Dùng 10g bạch giới tử, đại kích, hắc giới tử, mang tiêu, cam toại, chu san.
- Mang các vị thuốc rửa sạch rồi phơi khô, tán thành bột.
- Trộn hồ và viên thành hạt ngô.
- Ngày uống 10 viên với nước gừng, duy trì trong 10 ngày sẽ thấy thuyên giảm.
Bài thuốc trị chứng ngực, sườn sinh đờm ấm
Trong các bài thuốc trị ngực, sườn có đờm thì bạch giới tử là vị thuốc được dùng nhiều nhất. Cụ thể người bệnh có thể áp dụng 1 trong 2 cách làm sau:
Bài thuốc 1:
- Dùng 20g thảo dược này cùng 80g bạch truật.
- Hại vị thuốc đem rửa sạch với nước muối.
- Phơi khô dưới nắng gắt, rồi tán thành bột mịn.
- Sau đó đem táo nhục đi nghiền nát rồi trộn cùng đám hỗn hợp trên.
- Tạo thành viên hoàn to khoảng hạt ngô.
- Ngày uống 50 viên với nước lọc là được.
Bài thuốc 2:
- Dùng 10g dược liệu bạch giới tử, 10g đại kích bỏ vỏ, 10g cam toại bỏ ruột.
- Tất cả các vị thuốc rửa sạch, phơi khô rồi tán thành bột mịn.
- Trộn bột bạch giới tử với nước cốt gừng để làm viên hoàn.
- Ngày uống 1 lần, mỗi lần dùng 2-4g cùng với nước gừng tươi là được.
Bài thuốc trị chứng đậu mùa ở mắt
Dùng bạch tử giới để phòng ngừa và điều trị chứng đậu mùa ở mắt là bài thuốc được nhiều người ca ngợi và đánh giá cao. Dưới đây là các bước để thực hiện bài thuốc này.
- Bạch giới tử đem rửa sạch với nước muối để loại bỏ những hạt lép nổi lên.
- Phơi khô dược liệu dưới mặt trời nắng gắt, sau đó tán dược liệu thành bột mịn.
- Trộn dược liệu với nước lọc và bọc dưới lòng bàn chân để kéo độc tố xuống dưới.
Bài thuốc điều trị ho suyễn, đờm tắc tại phế
Dùng bạch giới tử có thể trị ho tại nhà. Tuy nhiên bài thuốc này cần sự kết hợp của một số thảo dược khác.
- Dùng 4g thảo dược này cùng 12g lai phúc tử, 12g tô tử.
- Nguyên liệu sau khi chuẩn bị đem rửa sạch với nước muối.
- Cho nguyên liệu vào nồi nấu cùng 600ml nước lọc trong khoảng 30 phút.
- Bật lửa nhỏ cho đến khi nước thuốc chỉ còn khoảng ½ lượng nước ban đầu thì dừng.
- Chắt lấy phần nước, chia làm 3 phần để uống hết trong ngày.
- Người bệnh nên sử dụng mỗi ngày 1 thang, duy trì liên tục cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Bài thuốc trị chứng đau nhức các khớp do đờm khí ứ trệ
Hoạt chất dinh dưỡng trong bạch giới tử có khả năng giảm đau nhức các khớp do hàn đờm rất tốt. Người bệnh chỉ cần thực hiện một vài thao tác đơn giản sau đây.
- Dùng 12g dược liệu này, quế lâm, một dược, mộc hương và 4g miết tử.
- Dược liệu đem đi làm sạch với nước muối rồi phơi khô dưới nắng gắt.
- Tán dược liệu thành bột mịn rồi dùng với rượu nóng.
- Mỗi lần dùng thì lấy khoảng 4g, ngày sử dụng 2 lần, duy trì liên tục trong 7-10 ngày sẽ đạt kết quả tốt.
Bài thuốc trị hạch lao ở cổ
Dùng bạch giới tử để chữa lao hạch ở cổ người bệnh cần kết hợp với một vài dược liệu khác. Cụ thể cách làm sẽ được tiến hành như sau:
- 10g bạch giới tử, 10g hành trắng.
- Dược liệu cần làm sạch với nước muối rồi phơi và tán khô thành bột.
- Lấy hành trắng giã nát, dùng cả bã và nước cốt trộn đều với bột dược liệu.
- Người bệnh dùng thuốc đắp lên vùng đang bị nổi hạnh, sử dụng 1 lần/ ngày để bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Bài thuốc điều trị chứng nhọt sưng mới phát
Bài thuốc trị chứng mụn nhọt sưng từ bạch giới tử vừa đơn giản lại giúp mang lại hiệu quả cao.
- Người bệnh chỉ cần dùng 10g dược liệu rửa sạch rồi phơi khô.
- Tán dược liệu thành bột mịn rồi trộn đều với giấm.
- Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, người bệnh tiến hành đắp dược liệu vừa thu được lên vùng bị mụn nhọt.
- Để dược liệu khô tự nhiên trên da, sau đó rửa lại với nước ấm là được.
- Sử dụng ngày 2 lần, duy trì đến khi mụn bớt sưng đỏ.
Bài thuốc trị viêm phổi ở trẻ nhỏ
Có nhiều thành phần kháng khuẩn, chống viêm nên bạch giới tử thường được sử dụng trong các bài thuốc trị viêm họng tại nhà.
- Lấy 10g dược liệu đem ngâm sạch với nước muối.
- Dược liệu sau khi được vớt ra sẽ đem đi phơi khô dưới nắng.
- Sau đó tán thành bột mịn, trộn đều với bột mì và nước để làm thành hỗn hợp đặc nhuyễn.
- Đắp hỗn hợp ở ngực, để qua đêm và để trong vòng từ 3-5 tiếng.
- Ngày sử dụng 2 lần, thực hiện liên tục cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm là được.
Bài thuốc trị chứng viêm phế quản cấp và mãn tính ở trẻ nhỏ
Cùng với tác dụng trị viêm họng, bạch giới tử dùng chữa viêm phế quản cũng là cách làm được nhiều bậc phụ huynh sử dụng cho con nhỏ. Dưới đây là các bước để thực hiện bài thuốc này.
- Dùng 100g bạch giới tử đem ngâm rửa trong nước muối.
- Sau đó tiến hành loại bỏ hết những hạt lép nổi trên bề mặt nước.
- Phơi khô phần dược liệu còn lại dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp.
- Cho dược liệu vào cối, tán thành bột mịn rồi cho vào bình thủy tinh để bảo quản dùng dần.
- Mỗi lần sử dụng, người bệnh chỉ cần lấy 35g bột dược liệu trộn với 90g bột mì và nước.
- Đắp phần hỗn hợp vừa mới thu được vào lưng của trẻ nhỏ, sau đó để qua đêm.
- Sử dụng 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi trẻ hết triệu chứng ho khò khè là được.
Bài thuốc điều trị chứng tê liệt dây thần kinh ngoại biên từ bạch giới tử
Tê liệt dây thần kinh ngoại biên có thể gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây mất khả năng vận động ở người bệnh. Do đó, để khắc phục tình trạng này bạn có thể kết hợp việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ với bài thuốc đông y dưới đây.
- Lấy 10g bạch giới tử rửa sạch với nước muối, rồi phơi khô dưới nắng gắt.
- Tán thuốc thành bột mịn, trộn đều dược liệu với nước, sau đó gói vào miếng băng gạc.
- Đắp thuốc trực tiếp lên vùng bị liệt ở má, nằm ở giữa ba huyệt hạ quan, giáp xa và địa thương.
- Dùng băng gạc cố định thuốc tại một chỗ, giữ nguyên tư thế trong khoảng 3-12 giờ thì gỡ ra.
- Cách 10-14 ngày thì đắp 1 lần, duy trì thực hiện cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
Những lưu ý và kiêng kỵ khi sử dụng vị thuốc bạch giới tử
Là vị thuốc quý trong Đông y, với nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Tuy nhiên, khi sử dụng bạch giới tử người bệnh vẫn cần phải lưu ý những điều sau để quá trình trị liệu sớm đạt hiệu quả tốt nhất.
- Cần phải tiến hành thăm khám và làm rõ nguyên nhân trước khi áp dụng các bài thuốc trị bệnh để sử dụng phù hợp.
- Sử dụng thuốc theo đúng liệu trình mà bác sĩ đã kê cho. Không nên dùng quá nhiều, quá ít hoặc tự ý thay đổi liệu trình điều trị của bác sĩ.
- Không được phép tự ý kết hợp dược liệu bạch giới tử với các thảo dược khác khi chưa hiểu rõ thành phần, dược tính, độc vị của chúng.
- Việc áp dụng các bài thuốc trị bệnh từ thảo dược này đòi hỏi người bệnh cần áp dụng kiên trì, đều đặn thì mới đạt được kết quả tốt nhất.
- Không được tự ý kết hợp bạch giới tử với thuốc tây, thực phẩm chức năng hoặc các viên uống bổ sung. Trường hợp thực sự cần thiết cần thông báo với bác sĩ để dự phòng phương án có thể xảy ra.
- Bạch giới tử có tính ấm do đó những người bị âm hư, hỏa vượng cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia Đông y thật kỹ.
- Trường hợp bị phù dương, hư hỏa bốc lên hoặc phế kinh sinh nhiệt tuyệt đối không được sử dụng thảo dược này.
- Thuốc có thể gây ra một số kích ứng ngoài ra khi dùng sai cách. Do vậy những người có cơ địa quá nhạy cảm không nên sử dụng thảo dược này, trường hợp được sử dụng cũng cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
- Nước sắc hạt bạch giới tử có thể sinh ra hoạt chất Hydroxide lưu huỳnh gây kích thích nhu động ruột và tiêu chảy do đó cần thận trọng.
- Những người bị sốt nóng, yếu phổi hoặc ho khan cũng không nên sử dụng thảo dược này để chữa bệnh.
- Ngoài ra, phụ nữ có thai hoặc đang trong giai đoạn nuôi con bú tuyệt đối không được tự ý dùng bạch giới tử khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ vì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
- Người bệnh nên tìm đến những địa chỉ uy tín để đặt mua hạt bạch giới tử nhằm tránh mua phải dược liệu giả, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Kết hợp việc sử dụng thảo dược với lối sống khoa học, ăn uống hợp lý nhằm hỗ trợ tích cực trong việc điều trị bệnh.
Cách phân biệt bạch giới tử với một số thảo dược khác
Là thảo dược quen thuộc thế nhưng bạch giới tử thường bị nhầm lẫn với một số dược liệu khác. Dưới đây là những đặc điểm để giúp bạn dễ dàng phân biệt được dược liệu này:
- Bạch giới tử là hạt phơi khô của cây cải canh, có tác dụng chữa ho, viêm phế quản và một số bệnh liên quan khác. Thảo dược này có màu trắng hoặc hơi vàng, đường kính khoảng 2mm.
- Giới tử là hạt phơi khô của cây cải bẹ xanh, có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng, đường kính khoảng 1mm. Có tác dụng chữa ho, điều trị viêm phế quản, dùng dưới dạng cao dán có thể chữa kích ứng tại da, giảm đau nhức nhờ khả năng ức chế dây thần kinh. Tuy nhiên nếu dùng lâu ngày có thể gây bỏng da.
- Hắc giới tử là hạt khô của cây Brassica nigra Kocl, có quả ngắn, mỗi quả gồm 10-12 hạt, đường kính khoảng 1mm, mặt ngoài đỏ nâu hoặc đen. Mặt trên hạt có những mảnh mỏng, màu trắng do tế bào chứa chất nhầy bị khô mà thành.
Mặc dù bạch giới tử có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người nhưng khi sử dụng người bệnh vẫn cần tuân theo một số nguyên tắc cơ bản. Do đó, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn về liều lượng và cách dùng dược liệu này.