Có Nên Đốt Viêm Họng Hạt Không? Cần Làm Gì Sau Phẫu Thuật?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – HọngPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Điều trị viêm họng hạt bằng nhiệt điện, tia laser được nhiều người bệnh tin dùng bởi tính năng nhanh, hiệu quả tức thời lại không gây đau. Thế nhưng thực tế có nên đốt viêm họng hạt không? Cần làm gì sau khi đốt để bệnh không tái phát, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe? thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp những vấn đề trên.

Có nên đốt viêm họng hạt không? Có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ Lê Phương – Giám đốc Chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam cho biết, không phải bệnh nhân nào mắc viêm họng cũng áp dụng phương pháp đốt vì có rất nhiều nguyên nhân gây viêm họng hạt nên việc điều trị cần xác định được nguyên căn bệnh mới đem lại hiệu quả cao.

Có nên đốt viêm họng hạt không? Khi nào nên đốt
Có nên đốt viêm họng hạt không? Khi nào nên đốt

Phương pháp đốt viêm họng hạt chỉ là giải pháp tạm thời, giảm nhẹ triệu chứng chứ không trị dứt điểm bệnh. Hơn nữa, khi tiến hành đốt họng hạt rất dễ để lại sẹo gây phiền toái trong quá trình ăn uống, thậm chí còn tạo cơ hội cho các bệnh nan y khác phát triển.

Vậy khi nào nên đốt họng hạt?

Đốt viêm họng hạt không mang lại hiệu quả cao thậm chí còn gây biến chứng sau khi đốt, bệnh tái phát đi tái phát lại. Do đó, để đảm bảo tính an toàn, hiệu cho người bệnh các chuyên gia Y tế khuyến cáo, bệnh nhân chỉ áp dụng phương pháp khi thực sự cần thiết, khi bệnh quá nặng làm cho các hạt bị to lên khiến việc điều trị bằng các bài thuốc không còn tác dụng.

Đặc biệt, việc điều trị bằng phương pháp này cũng để lại nhiều hệ lụy phiền toái. Vì vậy, để quá trình điều trị đạt kết quả tốt, hạn chế tối đa những biến chứng sau khi đốt người bệnh nên đến thăm khám, điều trị tại các bệnh viện, cơ sở Y tế uy tín, đảm bảo chất lượng.

Đốt viêm họng hạt có nguy hiểm không?

Tuy quá trình đốt không gây đau, hiệu quả nhanh nhưng việc áp dụng phương pháp đốt hạt lại vô cùng nguy hiểm. Trong quá trình đốt các virus dễ dàng xâm lấn sang những vùng lân cận, vùng họng dễ bị tổn thương và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe gây ra những bệnh lý khác nghiêm trọng như:

Viêm họng hạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người
Viêm họng hạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người
  • Nhiễm trùng, hoại tử vùng họng: Thông thường sau khi đốt họng bệnh nhân không bảo vệ và kiểm soát được vùng họng do việc ăn uống diễn ra hàng ngày. Theo đó, việc vệ sinh họng không được đảm bảo sạch sẽ tạo điều kiện cho các virus xâm nhập và phát triển mạnh khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng, có thể hoại tử vùng họng nặng hơn sẽ gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.
  • Để lại sẹo, bỏng vùng họng, lưỡi: Đốt viêm họng hạt rất dễ gây sẹo,kích thước sẹo sẽ ngày càng lớn khi đốt đi đốt lại. Thậm chí, có thể gây bỏng vùng họng, lưỡi khi bác sĩ trình độ kém, thiếu tay nghề hoặc các thiết bị cũ kỹ, không đảm bảo.
  • Có thể gây ung thư vòm họng: Đốt viêm họng hạt nhiều lần, điều trị mãi không dứt điểm tạo cơ hội cho các bệnh nan y phát triển trong đó dễ mắc nhất là bệnh ung thư vòm họng.

Người bệnh cần làm gì sau khi đốt họng hạt?

Chế độ ăn uống, sinh hoạt sau khi đốt viêm họng hạt ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị. Theo đó, để đảm bảo sức khỏe, tăng sức đề kháng giúp vết thương nhanh lành người bệnh cần chú ý:

Nên ăn gì sau khi đốt viêm họng hạt
Nên ăn gì sau khi đốt viêm họng hạt
  • Vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý
  • Nên ăn những thức ăn mềm như: Cháo, sữa, súp, nước canh…để hạn chế gây thương tổn cho vết đốt..
  • Những thực phẩm giàu Vitamin B, C: Cam, bưởi,táo, các loại rau củ quả khác…để bảo vệ tốt nhất vùng họng thay vì ăn trực tiếp người bệnh nên xay thực phẩm làm nước ép, sinh tố…
  • Sau khi đốt viêm họng hạt người bệnh nên ăn: Trứng, tỏi, gan bò…đây là những thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh đồng thời có chức năng chống viêm tốt.
  • Uống trà gừng, hoa cúc, mật ong: Trà gừng và hoa cúc không chỉ có tác dụng sát khuẩn và còn có chức năng giữ nhiệt, đảm bảo vùng họng luôn được ấm.
  • Hạn chế nói nhiều, nói to.
  • Không được ăn những thực phẩm cay, nóng, cứng, không uống rượu, bia, hút thuốc…
  • Chú ý đến chế độ sinh hoạt: Ngủ nghỉ đúng giờ, khoa học, không nên thức quá khuya. Đặc biệt hãy đảm bảo môi trường sống luôn được thoáng mát, sạch sẽ.
 

Mong rằng, với những thông tin gợi ý hữu ích ở trên bạn đọc có thể giải đáp cho mình được 2 câu hỏi lớn “Có nên đốt viêm họng hạt không?Những việc cần làm sau khi tiến hành đốt?” Từ đó, lựa chọn cho mình phương pháp điều trị, chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp trị dứt điểm bệnh viêm họng hạt.

Xem Thêm:

Array
Câu hỏi thường gặp
Viêm họng hạt có nguy hiểm không? Bệnh có chữa khỏi được không?

Nội dung chínhCó nên đốt viêm họng hạt không? Có nguy hiểm không?Vậy khi nào nên đốt họng hạt?Đốt viêm họng hạt có nguy hiểm không?Người bệnh cần làm gì sau khi đốt họng hạt? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?