Top 5 loại thuốc kháng viêm được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Khi điều trị cơn đau, nhiều người bệnh thường được chỉ định dùng kèm theo các loại thuốc kháng viêm. Vậy có những loại thuốc kháng viêm phổ biến nào, tác dụng và liều dùng ra sao? Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng thuốc đảm bảo an toàn, hiệu quả, mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Thuốc kháng viêm là gì?

Viêm là một phản ứng miễn dịch của cơ thể nhằm tiêu diệt các tác nhân “ngoại lai” gây hại. Phản ứng viêm xuất hiện trong hầu hết các tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hay dị ứng. Đây là một phản ứng có lợi, tuy nhiên, khi viêm kéo dài hoặc bùng phát rầm rộ với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Các loại thuốc kháng viêm thường được chỉ định để kiểm soát quá trình viêm. Có 3 loại nhóm thuốc kháng viêm chính là thuốc kháng viêm dạng men (enzyme), thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) và thuốc kháng viêm corticoid.

Trong đó, nhóm corticoid có tác dụng kháng viêm mạnh nhất và được sử dụng phổ biến tại nhà thuốc để điều trị bệnh lý nhiễm khuẩn tai mũi họng, viêm mũi dị ứng, viêm phổi, hen phế quản,…

Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc kháng viêm không đúng cách, không đúng liều lượng và thời gian không hợp lý có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

Vì vậy, trong bất kỳ trường hợp nào có ý định sử dụng thuốc thì cần phải có sự đồng ý của các bác sĩ. Tốt nhất, người bệnh hãy tiến hành thăm khám và kiểm tra tình hình để các bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp hiệu quả nhất.

Top 5 loại thuốc kháng viêm thông dụng hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc kháng viêm khác nhau khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc phân biệt và lựa chọn. Dưới đây là thông tin về 5 loại thuốc kháng viêm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Thuốc kháng viêm Medialeczan

Medialeczan là thuốc kháng viêm không cần kê đơn của Công ty TNHH sản xuất Thương mại Dược phẩm NIC. Sản phẩm này được chỉ định cho bệnh nhân trên 5 tuổi cần giảm đau và kháng viêm. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để cải thiện các triệu chứng của cảm sốt, nhức răng, nhức đầu, đau cơ bắp, đau do chấn thương, thấp khớp, đau sau phẫu thuật.

Thành phần: Một viên nén Medialeczan chứa:

  • Thành phần chính: 325mg Paracetamol, 200mg Ibuprofen .
  • Tá dược khác: Tinh bột, Lactose, Magnesi Stearat, Polyvinyl Pyrolidon, sunset yellow.

Cách dùng:

  • Người lớn: Sử dụng 2 – 3 viên/lần x 2 – 3 lần uống/ngày.
  • Trẻ em trên 5 tuổi: Sử dụng 1 viên/lần x 2 lần uống/ngày.

Tác dụng phụ: Khi sử dụng Medialeczan, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như: Ban đỏ, mày đay, sốt, mệt mỏi, chướng bụng, buồn nôn, nôn, mẩn ngứa,…

Chống chỉ định: Không dùng thuốc trong các trường hợp bệnh bệnh gan tiến triển, viêm gan siêu vi, suy thận nặng, polyp mũi, loét dạ dày tá tràng, dị ứng với aspirin hoặc NSAID khác.

Medialeczan là thuốc kháng viêm không cần kê đơn
Medialeczan là thuốc kháng viêm không cần kê đơn

Ibuprofen

Ibuprofen là dẫn xuất từ acid propionic, thuốc nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Ibuprofen được sử dụng chống đau và viêm ở mức độ từ nhẹ đến vừa trong các trường hợp như: nhức đầu, đau răng, đau cơ bắp, đau bụng kinh, điều trị mụn trứng cá và chống viêm do ức chế prostaglandin synthetase để ngăn tạo ra prostaglandin, thromboxan.

Dạng bào chế:

  • Dạng uống: viên nén (100mg, 150mg, 200mg, 300mg, 400mg), viên nang (200mg) và nhũ tương (20mg/ml).
  • Dạng thuốc đặt trực tràng: viên đạn 500mg.
  • Dạng thuốc bôi ngoài da: kem bôi hoặc gel 5%.

Cách dùng:

Đối với người lớn:

  • Điều trị cắt cơn đau: 200 – 400mg mỗi 4 – 6 giờ/ngày ở dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch 400 – 800mg trong 30 phút mỗi 6 giờ/ngày. Duy trì với liều 100 – 200mg mỗi 4 giờ/ngày.
  • Điều trị bệnh viêm khớp: Dùng 400 – 800mg mỗi 6 – 8 giờ/ngày.

Đối với trẻ em:

  • Điều trị với mục đích giảm đau: 4 – 10 mg/kg mỗi 6 – 8 giờ cho trẻ sơ sinh và trẻ em, tối đa là 40mg/kg.
  • Điều trị viêm khớp dạng thấp: Uống 30 – 40 mg/kg/ngày x 3 lần/ngày cho trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi.

Tác dụng phụ: Buồn nôn, nôn, đau dạ dày, rối loạn nhu động ruột, phát ban, dị ứng da, nổi mẩn, tăng transaminase ở gan, suy thận, mất bạch cầu hạt,…

Chống chỉ định: người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với Ibuprofen, xuất huyết dạ dày, tá tràng, suy gan, suy thận ở mức độ nặng, không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, phụ nữ đang cho con bú.

 

Ibuprofen được sử dụng chống đau và viêm ở mức độ từ nhẹ đến vừa
Ibuprofen được sử dụng chống đau và viêm ở mức độ từ nhẹ đến vừa

Medrol

Medrol (Methylprednisolone) thuộc nhóm corticosteroid. Đây là một loại hormone được sản xuất tự nhiên và có vai trò quan trọng trong cơ thể. Medrol là là thuốc được tổng hợp nhân tạo với mục đích đáp ứng các chức năng của hormon corticosteroid tự nhiên trong cơ thể.

Công dụng của Medrol là làm giảm viêm và cải thiện các triệu chứng do chức năng tuyến thượng thận bị suy giảm. Thuốc kháng viêm này thường được chỉ định cho các trường hợp: đa xơ cứng, rối loạn đường ruột, viêm khớp, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, dị ứng nặng, vẩy nến, lupus ban đỏ hay ung thư.

Dạng bào chế: Thuốc kháng viêm Medrol có sẵn ở các dạng 2mg , 4mg, 8mg, 16mg, 32mg.

Cách dùng

Đối với người lớn:

  • Liều khởi đầu 4 – 48mg/ngày, có thể dùng liều đơn hoặc chia liều sử dụng trong ngày.
  • Bệnh viêm khớp dạng thấp: Liều khởi đầu từ 4 – 6mg/ngày, trong đợt cấp tính dùng 16 – 32mg/ngày, sau đó giảm liều nhanh.
  • Điều trị cơn hen cấp tính: 32 – 48mg/ngày trong vòng 5 ngày.
  • Trường hợp mắc bệnh viêm loét đại tràng mãn tính: Nếu bị nhẹ, 80mg/ngày, trường hợp đợt cấp nặng thì uống 8 – 24mg/ngày.

Đối với trẻ em:

  • Trường hợp suy vỏ thượng thận: Dùng 0,117 mg/kg x 3 lần uống/ngày.
  • Điều trị các bệnh lý khác: 0,417 – 1,67 mg/kg x 3 – 4 lần uống/ngày.

Tác dụng phụ: Buồn nôn hoặc chóng mặt nhẹ, đau đầu, tăng tiết mồ hôi, mất ngủ, đau dạ dày nhẹ, đầy hơi hoặc nôn,…

Chống chỉ định và thận trọng: Medrol (Methylprednisolone) chống chỉ định trong các trường hợp: dị ứng với methylprednisolone hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc, thủy đậu, viêm giác mạc do vi khuẩn herpes, bệnh lao, dị ứng với vắc-xin đậu mùa, mắc hội chứng cushing.

Công dụng của Medrol là làm giảm viêm và cải thiện các triệu chứng do chức năng tuyến thượng thận bị suy giảm
Công dụng của Medrol là làm giảm viêm và cải thiện các triệu chứng do chức năng tuyến thượng thận bị suy giảm

Thuốc Fencedol

Thuốc Fencedol là thuốc không kê đơn có tác dụng giảm đau và kháng viêm được dùng trong điều trị chấn thương, viêm xương khớp mãn tính, viêm khớp dạng thấp, đau bụng kinh.

Thành phần:

  • Thành phần chính: 325mg Paracetamol, 200mg Ibuprofen.
  • Các tá dược khác: Polyvinylpyrrolidone K30, Magnesi Stearat, chất tạo màu.

Cách dùng: Thuốc chống viêm Fencedol được sử dụng qua đường uống với liều dùng khuyến nghị như sau:

  • Với người lớn: Uống mỗi lần 1 – 2 viên x 2 – 3 lần uống/ngày.
  • Với trẻ em: Dùng theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ: Ban da, dị ứng, mày đay, tiêu chảy, táo bón, nhức đầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, đau thượng vị,…

Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho những trường hợp như người bị bệnh gan tiến triển, viêm gan siêu vi, nghiện rượu, suy thận nặng, co thắt phế quản, phù mạch,mẫn cảm hoặc dị ứng với aspirin hoặc các NSAID khác.

Thuốc kháng viêm Loxfen

Thuốc kháng viêm Loxfen là thuốc kê đơn được dùng để giảm đau, hạ sốt và kháng viêm trong các trường hợp như viêm khớp dạng thấp mãn tính, thoái hóa khớp, viêm đường hô hấp trên, đau nửa đầu, đau răng, đau bụng kinh,…

Thành phần: Mỗi viên Loxfen chứa:

  • Thành phần chính: 60mg Loxoprofen Natri..
  • Tá dược khác: Hydroxypropyl Cellulose (L), Cellulose vi tinh thể PH 101,…

Cách dùng:

  • Thông thường, liều khuyến cáo ở người lớn là 60 mg/lần x 3 lần/ ngày, uống trong hoặc sau bữa ăn.
  • Trường hợp cấp tính, uống liều duy nhất 60 – 120 mg. Nên điều chỉnh liều lượng tuỳ theo độ tuổi và triệu chứng, không dùng quá 180 mg/ ngày.

Tác dụng phụ:

  • Thường gặp: phát ban, phù nề, buồn ngủ, đau bụng, tiêu chảy, khó chịu dạ dày, buồn nôn và ói mửa, tăng men gan.
  • Ít gặp: ngứa, táo bón, ợ nóng, viêm miệng, viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Hiếm gặp: khó tiêu, mày đay, thiếu máu, giảm bạch cầu, tăng phosphatase kiềm, tăng bạch cầu eosin, hồi hộp và nóng bừng.

Chống chỉ định:

  • Không dùng thuốc kháng viêm Loxfen cho người có tiền sử bị các phản ứng quá mẫn như viêm mũi, hen suyễn, viêm mũi, phù mạch, mày đay.
  • Không dùng kết hợp với aspirin hoặc thuốc kháng viêm không steroid khác (NSAID).
  • Trường hợp loét dạ dày tiến triển, suy tim, suy thận nặng và phụ nữ có thai.
Thuốc kháng viêm Loxfen dùng để giảm đau, hạ sốt và kháng viêm trong các trường hợp như viêm khớp dạng thấp mãn tính, thoái hóa khớp, viêm đường hô hấp trên,...
Thuốc kháng viêm Loxfen dùng để giảm đau, hạ sốt và kháng viêm trong các trường hợp như viêm khớp dạng thấp mãn tính, thoái hóa khớp, viêm đường hô hấp trên,…

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng các loại thuốc kháng viêm

Để phát huy tối đa công dụng và hạn chế tác dụng phụ không mong muốn khi dùng chống thuốc, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Trước khi sử dụng thuốc, nên thông báo cho bác sĩ khi gặp các vấn đề sau: Tiền sử dị ứng, tiền sử bệnh tật (bệnh tự miễn, bệnh gan thận, hen suyễn, huyết áp, rối loạn đông máu,…) và một số loại thuốc đang sử dụng, kể cả vitamin.
  • Trong trường hợp đang sử dụng thuốc kháng viêm thì trước khi phẫu thuật, kể cả các thủ thuật nha khoa cũng nên nói cho bác sĩ biết.
  • Không nên tự ý mua thuốc kháng viêm khi không được kê đơn bởi dùng loại thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm tới sức khỏe.
  • Thuốc thường gây tác động tới đường tiêu hóa, do đó trước khi sử dụng thuốc nên ăn no hoặc dùng phối hợp với thuốc bảo vệ dạ dày.
  • Cân nhắc việc thay thế các loại thuốc chống viêm nhóm NSAID bằng một số thuốc chống viêm, giảm đau khác như tramadol, paracetamol, trong trường hợp bệnh nhân buộc phải dùng thuốc giảm đau chống viêm mà không thể thay thế thuốc điều trị tăng huyết áp đang sử dụng.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc nếu thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, tốt nhất người bệnh nên ngưng thuốc và tới bệnh viện để kiểm tra để có phương hướng khắc phục phù hợp.
  • Phụ nữ đang mang thai ở ba tháng đầu và ba tháng cuối hoặc đang trong giai đoạn cho con bú muốn sử dụng các thuốc kháng viêm nên hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt và tránh ánh nắng mặt trời.

Trên đây là những thông tin tham khảo về các loại thuốc kháng viêm được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc khi cần tìm hiểu rõ hơn về loại thuốc này cũng như cách sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

Array
Thuốc chữa

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?