Sỏi Thận 9mm – 18mm Phải Làm Gì? Có Bắt Buộc Phải Mổ Hay Không?
Sỏi thận hình thành do sự lắng đọng các chất không tan trong nước tiểu và thường gây ra những cơn đau dữ dội. Nhất là khi viên sỏi phát triển đến kích thước 9mm – 18mm. Vậy, khi bị sỏi thận 9mm – 18mm người bệnh có phải mổ hay không và nên làm gì để bệnh mau khỏi?
Sỏi thận 9mm – 18mm thuộc cấp độ nào?
Khi nồng độ các chất khó tan trong cơ thể tăng cao mà không được hòa tan hết và đào thải ra ngoài, chúng sẽ tích tụ và tạo thành những viên sỏi trong thận. Sỏi thận để càng lâu thì kích thước càng lớn và càng khó để chữa trị.
Sỏi thận 9mm – 18mm mặc dù có kích thước chưa quá lớn nhưng cũng là giai đoạn gây nguy hiểm và có thể xảy ra biến chứng khó lường. Bởi vậy, khi sỏi thận phát triển đến giai đoạn này, người bệnh tìm kiếm các phương pháp để điều trị ngay, không thể kéo dài.
Vậy sỏi thận 9mm – 18mm có bắt buộc phải mổ không? Do kích thước sỏi chưa quá lớn nên người mắc sỏi thận dưới 18mm chưa phải mổ lấy sỏi. Người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp để đào thải sỏi ra ngoài như tán sỏi bằng tia laser, sóng điện từ hoặc đơn giản là dùng thuốc tây, thuốc đông y để điều trị.
Thông thường, sỏi thận trên 20mm mới cần phẫu thuật, nhưng nếu sỏi thận 15mm, 16mm, 17mm, 18mm có hình dạng bất thường hoặc tình trạng ứ nước tại thận trở nên trầm trọng thì người bệnh nên tiến hành phẫu thuật.
Sỏi thận 9mm – 18mm nếu như chưa có các triệu chứng nguy hiểm như đau bụng dữ dội, bị nhiễm trùng, tiểu ra máu,… thì bệnh không quá nguy hiểm. Nhưng nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe của bản thân người bệnh. Vì vậy, nếu bị sỏi thận, mọi người nên thăm khám và điều trị kịp thời, không nên chủ quan dẫn đến các chuyển biến xấu.
Sỏi thận 9mm, 10mm, 11mm, 12mm có thể gây biến chứng gì? Khi nào phải mổ lấy sỏi?
Như đã chia sẻ ở trên, thông thường khi sỏi có kích thước trên 20mm thì mới phải mổ lấy sỏi thận. Tuy nhiên, vì sỏi thận 9mm – 18mm có kích thước đã khá lớn, nên vẫn có thể gây ra các biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Điển hình là một số biến chứng nguy hiểm sau đây.
Nhiễm trùng đường niệu
Sự di chuyển của sỏi sẽ ma xát vào đường niệu tạo ra các vết thương và các cơn đau lan tỏa ở khu vực vùng hông và thắt lưng. Nếu vết thương lớn có thể bị tiểu ra máu dẫn đến nguy cơ phù nề niêm mạc, sưng viêm đường tiết niệu.
Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu kèm theo bế tắc đường tiểu thì có thể gây biến chứng thận ứ mủ hoặc thận hóa mủ, tạo ra rất nhiều khó khăn trong điều trị.
Tắc đường tiểu
Những viên sỏi hình thành do cô lắng chất không tan ở đài thận, bể thận và bàng quan đều có khả năng di chuyển đến niệu quản hoặc niệu đạo và gây bế tắc. Khi đó, hệ thống tiết niệu sẽ sinh ra các phản ứng chống trả bằng cách co bóp mạnh, dẫn đến các cơn đau buốt ở giữa xương sườn, hông hoặc ở thắt lưng. Các cơn đau có thể kéo dài âm ỉ hoặc đau quặn thắt theo từng cơn.
Ngoài ra, khi đường tiểu bị tắc sẽ gây tồn đọng nước tiểu làm viêm nhiễm các cơ quan của thận, lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa thành đường tiết niệu, đài thận,…
Ứ nước
Sỏi thận 9mm nếu có hình dạng bất thường hoàn toàn có thể làm viêm nhiễm gây tắc nghẽn niệu quản. Trong khi nước tiểu ứ lại phía trên chỗ tắc mà thận vẫn tiếp tục lọc tạo ra nước tiểu mới và không xuống được bàng quang thì thận sẽ bị ứ nước và giãn to. Về lâu dài, ứ nước sẽ chuyển thành ứ mủ làm hủy hoại nhu mô thận, gây suy thận cấp hoặc mạn tính nguy hiểm đến tính mạng.
Suy thận cấp
Khi bị nhiễm khuẩn nặng tại thận sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy thận, thậm chí là phải cắt bỏ thận nếu bị mưng mủ toàn diện. Trường hợp hai quả thận đều xảy ra tắc nghẽn đồng thời thì có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời trong vòng vài ngày.
Suy thận mạn
Khi bị sỏi thận, quá trình nhiễm trùng, ứ nước lâu ngày sẽ phá hủy dần dần các mô thận, cuối cùng xuất hiện tình trạng suy thận mạn. Chuyển sang giai đoạn suy thận mạn, thận sẽ mất hết các chức năng và buộc phải can thiệp bằng các thiết bị máy móc phẫu thuật nếu người bệnh muốn kéo dài sự sống. Chẳng hạn như sử dụng phương pháp chạy thận nhân tạo hay ghép thận đều rất tốn kém và ẩn chứa nhiều nguy cơ rủi ro.
Vỡ thận
Khi viêm nhiễm do sỏi thận chuyển sang hoại tử, thận sẽ xuất hiện các lỗ rò ở bàng quan, niệu quản và có nguy cơ vỡ thận, vỡ bàng quang. Vỡ thận xảy ra khi thận bị ứ nước, vách thận mỏng hoặc do sự tăng áp lực đột ngột tại thận đã suy yếu.
Cách điều trị sỏi thận có kích thước 9mm trở lên
Để tìm ra cách điều trị sỏi thận phù hợp với từng bệnh án, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh sơ bộ. Trước hết người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng và sau đó chỉ định một số xét nghiệm cụ thể để đưa ra kết quả cuối cùng. Một số xét nghiệm chính trong chẩn đoán sỏi thận bao gồm xét nghiệm nước tiểu, sinh hóa máu, siêu âm.
Muốn chữa sỏi thận đạt hiệu quả, bác sĩ điều trị sẽ dựa vào thể trạng bệnh nhân, kết quả về mức độ bệnh để đưa ra phương pháp phù hợp.
Dùng thuốc
Thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn cho người bị sỏi thận 9mm, 10mm, 11mm, 12mm, 13mm, 14mm, 15mm với các nhóm thuốc như sau:
- Thuốc giảm đau: Nhóm thuốc kháng viêm không steroid, thuốc tramadol và meperidine
- Thuốc làm tan sỏi: nhóm thuốc chứa terpen như pinen, camphen, cineol, fenchone, borneol, anethol,… giúp tăng cường máu qua thận, tăng lượng nước tiểu, phá tan cấu trúc sỏi thận, giảm viêm đường tiết niệu.
- Thuốc đào thải sỏi ra ngoài: nifedipin, tamsulosin, các loại thuốc thuộc nhóm chẹn canxi và nhóm alpha adrenergic-1.
Chữa sỏi thận bằng thuốc Tây hiện nay được rất nhiều người lựa chọn bởi chi phí điều trị hợp lý và có hiệu quả tốt, giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh cần uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ và hậu quả không mong muốn.
Tán sỏi ngoài cơ thể
Sỏi thận 10mm trở lên thường tăng kích thước khá nhanh. Bởi vậy, sử dụng phương pháp tán sỏi này là cách ngăn chặn các nguy cơ sỏi thận tốt nhất.
Phương pháp này sử dụng năng lượng từ của tia laser hoặc sóng xung kích để tán sỏi nhỏ ra. Sau đó, các vụn sỏi sẽ được đào thải qua đường nước tiểu.
Tán sỏi nội soi ngược dòng
Phương pháp tán sỏi nội soi cũng hoạt động dựa trên nguyên tắc phá vụn sỏi. Tuy nhiên, ở phương pháp này, người ta sử dụng nguồn năng lượng laser hoặc khí nén tiếp xúc trực tiếp với viên sỏi thận 16mm, 17mm, 18mm qua 1 ống nội soi.
Ống dẫn này được đưa vào cơ thể qua đường tiết niệu, và các tác dụng như nội chiếc “máy bơm” để bơm rửa đưa các mảnh sỏi ra ngoài.
Tán sỏi qua da
Phương pháp này cũng tận dụng năng lượng của tia laser hoặc khí nén để tiếp cận và phá vỡ sỏi. Tuy nhiên, để đưa sỏi ra bên ngoài, người ta sẽ tạo một đường hầm dẫn đến thận bằng một ống nội soi bán kính từ 5mm đến 7,5mm.
Lưu ý, các phương pháp tán sỏi trên có thể sẽ không tán hoàn toàn được sỏi trong thận nếu các viên sỏi có kích thước quá lớn.
Việc phát hiện, điều trị sỏi thận sớm và nhanh chóng là cách tốt nhất để tránh các biến chứng về thận. Ngoài ra, trong điều trị sỏi thận, người bệnh cũng cần lưu ý đến việc phòng tránh tái phát. Bởi sỏi thận là bệnh có tỷ lệ tái phát cao và mỗi lần tái phát là sự nguy hiểm càng lớn. Người bệnh cần thường xuyên theo dõi sức khỏe và thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng thận để lấy lại sức khỏe tốt nhất.