Cây lược vàng – Công dụng và những bài thuốc trị bệnh hiệu quả

Cây lược vàng là một trong những thảo dược quý được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, thảo dược này có nhiều tác dụng như chữa bệnh dạ dày, viêm phế quản, các bệnh về gan,… Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ đến quý bạn đọc những thông tin chi tiết về vị thuốc quý này.

Cây lược vàng là cây gì?

Cây lược vàng là loài thực vật xuất hiện khá nhiều ở Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới. Một số thông tin chung về loài này như sau:

  • Tên gọi khác: Địa lan vòi, lan vòi, cây bạch tuộc, lan rủ, giả khóm,…
  • Tên khoa học: Callisia fragrans Woodson
  • Thuộc họ: Thài Lài (có tên khoa học là Commelinaceae)

Đặc điểm thực vật

Lược vàng là loài thực vật ưa ẩm, sống nhiều ở các bụi cỏ hoang. Nhiều người thắc mắc rằng cây lược vàng có mấy loại trong tự nhiên. Nhưng trên thực tế, chúng chỉ có một loại duy nhất, người dùng cần phân biệt chính xác tránh sử dụng nhầm cây chứa độc tố.

Hình ảnh cây lược vàng trong tự nhiên
Hình ảnh cây lược vàng trong tự nhiên

Tuy nhiên, không có để có thể phân biệt loài này với các loại cây khác nhờ vào những đặc điểm dưới đây:

  • Cây lược vàng là loài cây thân thảo, sức sống dai (thường từ 1 – 2 năm). Thân cây mọc đứng, cao khoảng từ 20 – 50cm, ở những vùng có khí hậu thuận lợi, cây có thể cao đến khoảng 1m. Trên thân cây được chia thành nhiều đốt, mỗi đốt cách nhau khoảng từ 1 – 2cm và phân thành nhiều nhánh nhỏ.
  • Lá cây lược vàng mọc đơn lẻ, so le với nhau. Mỗi phiến lá to, dài từ 15 – 20cm, chiều rộng khoảng 5 – 6cm, có hình lưỡi giáo. Hai bề mặt lá màu xanh mướt, nhẵn bóng, mọng nước, các gân song song nhau. Ở những nơi thiếu ánh sáng, lá cây có thể có màu phớt tím. 
  • Hoa cây lược vàng mọc thành từng nhánh dài hình vỏ trấu gồm từ 6 – 10 bông hoa, có màu trắng ngà và lông mịn ở phía dưới, cuống hoa dài chừng 3mm. Cây lược vàng ra hoa chỉ khi được chăm sóc tốt, sống ở môi trường thích hợp, nhanh tàn và rất hiếm gặp. Chính vì thế không khỏi khiến nhiều người thắc mắc cây lược vàng có hoa không. 

Cây lược vàng mọc ở đâu phổ biến?

Loài cây này lần đầu tiên được tìm thấy ở Mexico, sau đó di thực sang một vài quốc gia lân cận, Nga rồi đến Việt Nam. Là loài thực vật ưa ẩm, cây lược vàng thường sống ở những bãi cỏ ven sông, bờ ruộng, gần ao hồ, bìa rừng,… Hiện nay phân bố nhiều ở một số tỉnh thành của Việt Nam phải kể đến như: Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa,…

Với nhu cầu khai thác ngày càng tăng cao, lược vàng được trồng phổ biến ở nhiều gia đình để vừa làm cảnh vừa khai thác dược liệu. Tuy nhiên, nên cân nhắc cây lược vàng trồng ở đâu để hấp thụ ánh sáng tốt nhất và tuyệt đối không trồng ở khu vực ô nhiễm nhằm gây ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu.

Thu hái và bào chế

Các nghiên cứu đã cho thấy rằng các bộ phận của cây lược vàng đều có hàm lượng dược tính cao. Vì thế, toàn bộ cây đều được thu hái quanh năm để làm dược liệu. Theo kinh nghiệm dân gian, thời điểm thích hợp nhất để hái là vào buổi sáng sớm khi vẫn còn sương mai, mặt trời chưa xuất hiện bởi lúc này lá cây mọng nước và chứa nhiều dược chất nhất.

Cây thuốc sau khi được thu về mang rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ hết tạp chất. Người dùng có thể sử dụng cây lược vàng nấu nước uống khi còn tươi hoặc dạng khô, ngâm rượu nhằm sử dụng lâu dài. Các bộ phận của cây thường được bào chế như sau:

  • Đối với phần lá: Rửa sạch, cắt thành nhiều khúc ngắn rồi phơi dưới nắng trực tiếp hoặc sấy đến khi khô hoàn toàn. Sau đó bảo quản trong các lọ, túi kín, tránh ẩm mốc và côn trùng gây hại.
  • Đối với thân, rễ: Hai bộ phận này thường được rửa sạch, cắt thành nhiều đoạn rồi ngâm rượu thuốc dùng dần. Cứ 100gr dược liệu khô thì cần 4 lít rượu trắng 40 độ. Khi bảo quản rượu thì cần đậy thật kín, ủ trong vòng 10 ngày và để trong bóng tối. 
Cây lược vàng ngâm rượu có tác dụng gì với sức khỏe? Rượu thuốc bồi bổ cơ thể, tốt cho nam giới
Cây lược vàng ngâm rượu có tác dụng gì với sức khỏe? Rượu thuốc bồi bổ cơ thể, tốt cho nam giới

Cây lược vàng có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

Cây lược vàng chữa bệnh gì chắc hẳn là thắc mắc của nhiều quý bạn đọc. Liệu rằng thảo dược này có phải là thần dược như lời đồn thổi? Để tìm kiếm câu trả lời, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung dưới đây.

Theo y học cổ truyền

Từ nhiều thập kỷ trước đây, cây lược vàng đã được nhiều danh y nổi tiếng sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh. Trong các tài liệu Đông y, dược liệu này có vị chua nhẹ, tính mát và rất ít độc. Thảo dược này chủ yếu quy vào kinh Phế, chủ trị các chứng như:

  • Thanh nhiệt, giải độc, bổ gan.
  • Tiêu viêm, nhuận phế.
  • Lợi thủy, bổ huyết, có khả năng chống oxy hóa tốt.
  • Ngăn ngừa các tế bào ác tính hình thành và phát triển.

Theo y học hiện đại

Với sự phát triển của y học ngày nay, những tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng đã được chứng minh một cách rõ ràng. Theo kết quả của các nghiên cứu, loài cây này chứa nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe phải kể đến như:

  • Các hoạt chất chống viêm như: Flavonoid, Steroid, Quercetin, Kaempferol,…
  • Các lipit béo: Triacylglycerol, Sulfolipid,…
  • Nhóm các acid béo và acid hữu cơ thiết yếu cho cơ thể.
  • Các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe như: Fe, Cr, Ni, Cu.
  • Các vitamin: PP, B2,…

Vậy các hoạt chất này có trong cây lược vàng có công dụng gì? Ngay sau đây là những tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng được nền y học khẳng định:

Lá cây lược vàng chữa bệnh gì hiệu quả?
Lá cây lược vàng chữa bệnh gì hiệu quả?
  • Chống viêm, chống oxy hóa hiệu quả từ đó giúp giảm các gốc tế bào ác tính, ngăn ngừa ung thư đồng thời bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.
  • Chữa dị ứng, thấp khớp, đau nhức xương, mỡ nhiễm máu, xơ vữa động mạch vành, nhiễm trùng, các bệnh về đường huyết, tim mạch khác,…
  • Lợi tiểu, cải thiện chức năng thận, điều trị sỏi thận, viêm nhiễm đường tiết niệu,…
  • Điều trị các bệnh về da như: mẩn ngứa, viêm da, mề đay, mụn nhọt,…
  • Hỗ trợ điều trị gout, giảm các cơn đau và ngăn ngừa biến chứng do chúng gây ra.
  • Điều trị viêm phế quản, viêm phổi, giúp thuyên giảm các triệu chứng như ho, ho có đờm, đau rát họng,…
  • Diệt khuẩn, trị sâu răng, viêm lợi, đau nhức răng hiệu quả.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường, giúp cân bằng đường huyết trong máu.
  • Mát gan, hạ men gan, chữa viêm và xơ gan cổ trướng hiệu quả.
  • Điều trị bệnh trĩ.

Những cách sử dụng cây lược vàng hiệu quả nhất

Cây lược vàng từ lâu đã được ứng dụng trong việc điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Sau đây là những cách dùng cây lược vàng phổ biến, mang đến hiệu quả tốt nhất và an toàn cho người sử dụng.

Cách uống rượu lược vàng 

Trong nội dung trên chúng ta đã tìm hiểu về cây lược vàng ngâm rượu trị bệnh gì. Để phát huy tối đa những tác dụng ấy, người dùng cần tuân thủ đúng cách sử dụng như sau:

  • Mỗi lần uống 1 ly nhỏ, uống 2 lần/ngày.
  • Nên chia thành nhiều đợt uống, mỗi đợt 10 ngày. Khi dùng hết 1 đợt thì nghỉ trong 7 ngày rồi tiếp tục uống đợt 2.

Bài thuốc điều trị các bệnh về gan

Bài thuốc này có tác dụng giải độc, thanh lọc cơ thể, hạ men gan và tăng cường chức năng gan. Các bước thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: 2 lá lược vàng cùng 2 lá mồng tơi tươi, rửa sạch.
  • Cho nguyên liệu vào cối giã nhuyễn hoặc có thể dùng máy xay nhỏ sau đó chắt lấy nước.
  • Uống mỗi tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.

Thực hiện mỗi ngày một lần sẽ mang đến những chuyển biến tích cực cho sức khỏe. Bên cạnh đó, với những bệnh nhân mắc xơ gan cổ chướng hay ung thư gan thì có thể sử dụng bài thuốc sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 2 – 3 lá lược vàng, một ít lá màng màng đem rửa sạch.
  • Bỏ nguyên liệu vào cối giã nát hoặc xay nhỏ rồi pha với rượu trắng, ngâm trong bình thủy tinh khoảng 30 ngày.
  • Mỗi ngày sử dụng 1 ly nhỏ (khoảng 25ml), các triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.

Bài thuốc cây lược vàng chữa loét dạ dày tá tràng

Các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, tá tràng có thể dùng bài thuốc dưới đây để làm thuyên giảm các triệu chứng, điều trị bệnh hiệu quả.

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: lá lược vàng tươi rửa sạch, mật gấu.
  • Lược vàng mang giã nhuyễn, chắt lấy nước rồi trộn với mật gấu.
  • Sử dụng bài thuốc sau khi ăn và có thể kết hợp với nhai lá lược vàng. Mỗi ngày dùng một lần cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Bài thuốc điều trị trĩ

Để ngăn chặn bệnh trĩ tiến triển theo chiều hướng xấu, giảm các cơn đau, người bệnh có thể sử dụng cây lược vàng theo những cách sau đây:

  • Cách 1: Lấy 2 – 3 dược liệu tươi mang rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 – 10 phút. Sau đó, giã nát dược liệu cùng với một ít muối tinh. Rửa sạch vùng hậu môn, lấy phần bã đắp vào trực tiếp. Giữ cố định trong khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Mỗi ngày thực hiện một lần và kéo dài liên tục đến khi bệnh có chuyển biến tích cực.
  • Cách 2: Lấy lá lược vàng xay nhỏ. Chắt lấy nước hòa cùng với 1 cốc nước ấm để uống, phần bã thu được đắp vào hậu môn khoảng 30 phút.
  • Cách 3: Nhai sống từ 2 – 3 lá cây lược vàng cùng với một ít muối tinh, nhai kỹ nuốt phần nước, loại bỏ bã. Thực hiện như vậy 1 lần/ngày và trước bữa ăn 30 – 60 phút.

Bài thuốc chữa mụn nhọt

Với khả năng kháng viêm, diệt khuẩn tốt, lược vàng được sử dụng theo nhiều cách để chữa mụn nhọt.

Lá cây tươi điều trị mụn nhọt hiệu quả
Lá cây tươi điều trị mụn nhọt hiệu quả

Người dùng có thể tham khảo những cách dưới đây:

  • Cách 1: Đắp trực tiếp lên vùng bị mụn nhọt. Dùng 2 – 3 lá rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút. Đem giã dập với một ít muối tinh, phần bã thu được đắp vào vùng da bị tổn thương. Sau khoảng 20 phút thì rửa lại với nước sạch pha với một chút muối tinh.
  • Cách 2: Sử dụng cây lược vàng ngâm rượu trị mụn nhọt. Người dùng có thể sử dụng kết hợp cả hai cách này để tăng nhanh hiệu quả. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống 1 ly rượu lược vàng (khoảng 25ml), có thể uống trong hoặc sau bữa ăn.

Bài thuốc chữa đau răng, viêm lợi

Nếu bạn có các biểu hiện như sưng, viêm lợi, đau nhức răng, sâu răng thì có thể sử dụng bài thuốc dưới đây.

  • Lấy 1 – 2 lá dược liệu rửa sạch, ngâm với nước muối loãng từ 10 – 15 phút để khử sạch khuẩn. 
  • Nhai trực tiếp trong miệng, nuốt hết phần nước còn lại nhả bỏ bã. Đồng thời nên nhai kỹ trong khoảng 10 phút.

Bài thuốc trị ho

  • Chọn những lá cây lược vàng non, rửa sạch rồi ngâm qua nước muối.
  • Nhai kỹ lá để chắt lấy nước, phần bã mềm, nhỏ thì có thể nuốt hoặc không thì loại bỏ bã.

Thực hiện mỗi ngày 2 lần, đều đặn hàng ngày sẽ giúp triệu chứng ho được thuyên giảm rõ rệt. 

Cây lược vàng uống nhiều có tốt không và những tác dụng phụ không mong muốn

Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên những tác dụng cây lược vàng chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, lược vàng cũng để lại một vài những tác dụng phụ không mong muốn đối với những người có hệ miễn dịch kém. Một số triệu chứng có thể gặp như: tổn thương thanh quản, dị ứng, phát ban, phù nề.

Ngoài ra, hiện nay nền y học cũng chưa ghi nhận trường hợp nào sử dụng thảo dược này gây nguy hại đến những bộ phận khác. 

Một số cơ địa mẫn cảm có thể gặp dị ứng, tác dụng phụ khi sử dụng dược liệu
Một số cơ địa mẫn cảm có thể gặp dị ứng, tác dụng phụ khi sử dụng dược liệu

Để sử dụng hiệu quả nhất, không để lại tác dụng phụ, người dùng cần lưu ý những điểm sau:

  • Không nên sử dụng cho trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hay đang trong thời kỳ cho con bú, người mẫn cảm hay dị ứng với bất cứ thành phần nào trong cây thuốc nên cân nhắc trước khi sử dụng. 
  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng và tuyệt đối không được lạm dụng quá mức. 
  • Nếu thấy các triệu chứng như dị ứng, phù nề,… cần ngưng sử dụng ngay lập tức và khám xét tại các cơ sở y tế.
  • Không tự ý sử dụng, thêm các thảo dược khác vào bài thuốc chữa bệnh từ cây thuốc, tuần tuân thủ nghiêm chỉnh về thành phần, liều lượng và cách sử dụng bài thuốc.
  • Không sử dụng quá nhiều rượu lược vàng và không dùng cho trẻ em dưới 14 tuổi để tránh những hậu quả không mong muốn.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về cây lược vàng cũng như công dụng, các dùng và những lưu ý khi sử dụng. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về dược liệu. Đồng thời đừng quên cập nhật thêm nhiều vị thuốc khác trong những bài viết tiếp theo của chúng tôi.