Cây cối xay: Tìm hiểu cách nhận dạng và công dụng trị bệnh

Cây cối xay là thảo dược mọc tự nhiên được cho là có nhiều công dụng trị bệnh. Cụ thể hình dáng vị thuốc như thế nào, dùng để trị những bệnh gì? Bài viết sau sẽ cung cấp hình ảnh cây này và các bài thuốc trị bệnh sử dụng cối xay.

Hình ảnh cây cối xay ngoài tự nhiên rất dễ nhận dạng
Hình ảnh cây cối xay ngoài tự nhiên rất dễ nhận dạng

Nhận dạng cây cối xay

Cây cối xay là dược liệu mọc hoang ngoài tự nhiên, phân bố tại nhiều nơi dọc các miền đất nước. Tuy không còn xa lạ nhưng nhiều người vẫn mơ hồ trong việc nhận dạng loại cây này. Họ dễ bị nhầm lẫn với những cây thông thường khác. Từ đó lấy sai thuốc và sử dụng mà không đem lại hiệu quả như mong đợi. Vậy hình ảnh cây cối xay được mô tả như thế nào?

Cây cối xay còn được gọi với nhiều tên khác trong dân gian như dằng xay, quỳnh ma. Các tài liệu Y học cổ truyền nhắc đến vị này bằng những cái tên kim hoa thảo, ma mãnh thảo hay nhĩ hương thảo. Còn trong từ điển dược liệu (phương Tây) nó được gọi là Malvaceae. Cũng theo đó, đây là loại cây sống lâu năm thuộc họ cẩm quỳ (hay còn gọi là Bông).

Dược liệu cối xay mang một số đặc điểm nhận biết phân biệt như sau:

  • Thân cây: Cây cối xay có thân nhỏ, mọc theo dạng bụi thấp, thường chỉ cao từ 1m – 1.5m. Trên thân có lông măng, những lớp lông này không chỉ phủ ở thân mà mọc khắp các bộ phận.
  • Lá cây: Có màu xanh lục và mọc so le, lá cối xay mang hình hài gần giống như trái tim dẹt. Trên rìa lá có khía răng mỏng và nhỏ, phần phiến nối với thân cành bằng cuống dài. Chiều dài tối đa của mỗi chiếc lá có thể lên đến 3 – 5 cm.
  • Hoa: Các bông của cây này mọc đơn độc và xen kẽ ở các tán lá. Mỗi bông cối xay có 5 cánh tròn nở dạng xòe. Thường thì bạn sẽ thấy được những sắc vàng nhạt của bông cối xay từ những ngày đầu tháng hai cho đến tháng 4.
  • Quả: Sau khi hoa tàn, quả cây cối xay được hình thành mang màu xanh. Trong mỗi trái này có khoảng 20 lá noãn kết lại giống như hình chiếc cối xay. Trong mỗi noãn lá lại chứa 3 hạt màu đen nhạt và nhẵn bóng. Loại quả này xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 6 thì rụng.
  • Đặc điểm phân bố: Cối xay là cây mọc hoang ngoài tự nhiên, nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm. Cho nên người ta thường thấy sự hiện diện của nó ở cách nước Châu Á. Chẳng hạn như là các khoảnh đất trống ở Ấn Độ, Indonesia hay Malaysia…
Hoa của cây cối xay màu vàng, nở vào khoảng tháng 4
Hoa của cây cối xay màu vàng, nở vào khoảng tháng 4

Tại Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng tìm được thảo dược này trên các cánh đồng, bãi cỏ. Hoặc trên một số vùng đất đặc trưng như ở tỉnh Hòa Bình, nó còn mọc tại bên đường, bờ rào hay sườn đồi.

Sản xuất, thu hoạch và bào chế cối xay

Nhận thấy công dụng tuyệt vời của cối xay trong điều trị bệnh, ở nhiều nơi đã tiến hành nhân giống cây cối xay.

Cách trồng cây cối xay

Cây này được sản xuất lứa mới từ hạt già. Người ta ủ hạt với nước cho chúng nảy mầm lên. Sau đó ươm trồng cây giống tại vườn để cung cấp cho nhà thuốc. Nhiều trung tâm dược liệu lớn trên toàn quốc đã có loại cây này.

Thu hoạch và bào chế

Cây cối xay có thể dùng cả lá, thân, phần vỏ quả và rễ để chữa bệnh. Do đó, thường thì người ta sẽ thu hoạch cây này trong khoảng tháng 5 đến tháng 6 là tốt nhất. Nếu không muốn lấy phần quả thì bạn thời điểm thu hái là không giới hạn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người thì từ tháng 2 đến tháng 4 là lúc cây cối xay cho lá, thân và rễ nhiều, giàu dược tính nhất.

Sau khi thu hoạch, các bộ phận của cây được làm sạch, phân loại và bào chế theo các cách như:

  • Dùng tươi: Lấy tất cả các bộ phận đem rửa và để róc nước rồi đem đi sử dụng.
  • Dùng khô: Phân loại và cắt khúc thân, lá, rễ, làm sạch và đem phơi dưới nắng hoặc sao khô. Cách làm này cho phép sử dụng cây cối xay nhiều ngày. Để bảo quản khỏi ẩm mốc, bạn nên đóng vào túi hút chân không hoặc gói kỹ và để ở nơi khô thoáng, không mối mọt.
  • Tán bột: Chọn các bộ phận cần dùng đem rửa sạch, để khô rồi xay nhỏ thành bột. Bảo quản bột này trong túi zip hoặc lọ thủy tinh có nắp kín để dùng dần.
Một trong những cách để bảo quản lâu dài là làm khô chúng
Một trong những cách để bảo quản lâu dài là làm khô chúng

Cây cối xay có tác dụng gì và các thành phần trong đó

Dân gian từ xa xưa đã tin dùng cây cối xay để chữa nhiều bệnh do cha ông ta truyền kinh nghiệm lại, cho rằng nó có tác dụng tốt. Thế nhưng thực tế hiệu quả trị liệu thế nào? Phải đến khi Y học hiện đại tiến hành nghiên cứu, tìm lời giải đáp thì chúng ta mới có căn cứ xác thực.

Minh chứng từ khoa học

Các công trình nghiên cứu gần đây đã tìm ra nhiều thành phần trong cây này có dược tính tốt với sức khỏe, đó là:
Cineol: Đây là một chất có tác dụng kích thích tuần hoàn và giảm sưng, viêm, đau rất hiệu quả. Nó được dùng làm thành phần chính của các thuốc trị ho hay nước súc miệng diệt khuẩn. Cineol cũng là chất cống oxy hóa nên được ứng dụng nhiều vào làm đẹp hoặc ngừa ung thư.

  • Geraniol: Hợp chất tự nhiên này đem lại khả năng chống côn trùng rất tích cực, đặc biệt là với muỗi. Gần đây, nhiều nhà khoa học ở Mỹ đã và đang nghiên cứu về tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và ngừa ung thư của nó.
  • Geranyl Aceta: Chất này trong cây cối xay cho mùi hương khá giống với hoa hồng.Vì vậy nó được chiết tách để làm nước hoa, mỹ phẩm và xà phòng.
  • B-pinene: Dưỡng chất tự nhiên này được dùng trong điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn, viêm phế quản, sung thận hay tình trạng rối loạn thần kinh, chóng mặt.
  • Borneol: Borneol được ứng dụng vào việc trị bệnh đau đầu, viêm tai giữa, sốt kèm hôn mê, co giật, nhiễm trùng, lở miệng hay viêm họng.
  • Glycerid: Là một acid linoleic, chất này được dùng nhiều để bôi ngoài da, giúp dưỡng ẩm, đồng thời hỗ trợ điều trị một số bệnh như viêm da cơ địa, vảy nến…
  • Oleic: Hạt của cây cây cối xay gió còn cung cấp một lượng lớn oleic. Đây là chất thường được ứng dụng trong điều trị bệnh tim mạch và kiểm soát đường huyết.
  • Asparagin: Chất này được chứa nhiều trong phần chất nhầy của lá cối xay. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất protein, cung cấp enzyme và mô cơ. Đồng thời giúp cân bằng chức năng hệ thần kinh cho người sử dụng.

Ngoài ra trong các bộ phận của cây này còn nhiều dưỡng chất khác như Raffinose, Panmitic Stearic và Alemen, Caryophyllene Oxide… Phần rễ cối xay thì vô cùng dồi dào chất béo tốt cho cơ thể.

Nhờ những thành phần có dược tính cao đó, các nhà khoa học cho rằng có thể nhận định đây là dược liệu đem lại hiệu quả trị nhiều bệnh ở gan, thận hay viêm nhiễm, dương da, chữa ù tai…

Tác dụng của cây cối Xay theo Y học cổ truyền

Trong tài liệu cổ truyền, cây cối xay hay kim hoa thảo là dược liệu có tính mát, vị ngọt. Người ta có thể:

Cây này đem sao lên có thể dùng để chữa nhiều bệnh theo Đông y
Cây này đem sao lên có thể dùng để chữa nhiều bệnh theo Đông y
  • Dùng phần vỏ để hỗ trợ tiểu tiện, lấy chất nhầy trên lá để giảm viêm, kích ứng da.
  • Phần rễ của cây cũng dùng trị viêm và xử lý nhanh cho người bị sốt.
  • Bên cạnh đó, về tổng thể loại cây này có tác dụng giải độc, hỗ trợ lưu thông khí huyết, khai khiếu và thanh nhiệt, lọc máu.

Tác dụng của cây cối xay theo kinh nghiệm dân gian

Dựa vào những bài thuốc truyền miệng nhiều đời, dân gian vẫn hay sử dụng cối xay gió trong điều trị các bệnh như:

  • Tiểu buốt hoặc rắt và trường hợp nước tiểu có lẫn máu, sẫm màu.
  • Chữa các trường hợp bị trĩ nội hoặc ngoại ở mức nhẹ.
  • Dùng làm nước uống giải khát mùa hè để thanh nhiệt cơ thể, đồng thời giải độc gan và bảo vệ thận.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh ở xương như đau nhức cổ vai gáy, trị khô cứng khớp hay ngừa thoái hóa.
  • Cải thiện tình trạng mụn nhọt, mẩn ngứa vào mùa hè hay trị các bệnh viêm da.

Có thể nói rất nhiều tác dụng của loại cây này đã được khai thác và dùng đến. Tuy nhiên phải đến khi có kết quả từ các nghiên cứu khoa học thì người ta mới dần khẳng định được rằng đây là loại cây có nhiều dược tính tốt cho sức khỏe.

Các bài thuốc liên quan

Cây cối xay chữa bệnh gì, một phần câu trả lời đã được nêu ở trên. Cụ thể các cách chữa bệnh bằng loại thảo dược này sẽ được nêu rõ sau đây.

Chữa bệnh ngoài da

Đối với những trường hợp bị mụn nhọt, viêm ngứa da nổi mẩn đỏ hay mề đay, cây cối xay sẽ phát huy tốt hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Lấy 150g lá cối xay tươi đem rửa sạch, chờ róc nước.
  • Sau đó cho phần lá này vào cối để giã nát, hoặc xay nhuyễn.
  • Tiếp theo, gói hỗn hợp bã vào miếng vải mỏng để đắp lên vùng da bệnh. Để nguyên khoảng 15 – 20 phút là đủ để dược tính thấm sâu vào trong biểu bì da. Công dụng của cây cối xay sẽ giúp cho các biểu hiện của mẩn ngứa và mụn nhọt biến mất.
  • Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên áp dụng mẹo dân gian chữa viêm da nổi mẩn bằng cây cối xay từ 7 – 10 ngày.

Xem thêm

Bài thuốc chữa sỏi thận

Đối với người bị bệnh sỏi thận, dân gian thường dùng phần hoa, quả hoặc lá của cây này để sắc nước trị khỏi.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, để dùng cây cối xay chữa sỏi thận, bạn lấy một hoặc các phần nguyên liệu kể trên đem phơi khô hoặc sao vàng lên. Chú ý vệ sinh sạch sẽ trước khi làm khô chúng.
  • Sau đó lấy một lượng bằng khoảng 2 vốc bàn tay đem sắc với 1.5 lít nước lọc.
  • Đun ở lửa vừa đến khi sôi, sau đó vặn nhỏ lại và chờ khoảng 20 phút. Kiểm tra thất nước cạn đi một nửa là được, bạn có thể tắt bếp.
  • Thuốc này nên chắt ra uống lúc còn nóng trong ngày thì dễ sử dụng và cho hiệu quả tốt hơn.
  • Nên tiến hành cách chữa sỏi thận bằng cây cối xay khoảng 2 tháng liên tục và theo dõi sự biến chuyển của bệnh.
Giã nát lá của cây để đắp trực tiếp lên mụn nhọt
Giã nát lá của cây để đắp trực tiếp lên mụn nhọt, hoặc sắc uống để lợi tiểu

Cây cối xay điều trị bệnh trĩ dùng thế nào?

Rất nhiều nơi mách nhau sử dụng rễ cây này để giảm đau, làm teo búi trĩ nội, trĩ ngoại. Thực chất rễ cối xay có trị được bệnh trĩ hay không? Các chuyên gia cho rằng thảo dược này có thể đem lại hiệu quả tốt đối với những trường hợp búi trĩ nhỏ và mới hình thành.

Cách thực hiện:

Bạn cần chuẩn bị khoảng 200g rễ của cây cối xay để tiến hành theo một trong hai cách sau:

  • Sắc thuốc uống: Rửa sạch rễ cối xay rồi cho vào ấm đất đun nhỏ lửa với 1 lít nước. Sau khi ấm sôi khoảng 20 phút, kiểm tra xem nước đã cạn một nửa thì tắt bếp. Chắt nước này ra uống khi còn nóng vào các thời điểm trong ngày.
  • Xông hơi: Với cách này, bạn nên đun phần rễ ở lửa vừa với lượng nước khoảng 2 lít. Khi nước sôi thì hạ nhiệt và nấu tiếp 10 phút. Sau đó gạn nước ra thau để xông hơi ở hậu môn. Chú ý không xông với nước quá nóng khiến bạn bị bỏng rát. Sau khi nước chỉ còn hơi ấm, bạn có thể vệ sinh lại và lau khô.

Để thuốc phát huy hiệu quả tối đa, bạn có thể kết hợp sắc nước uống và xông hơi cùng lúc. Nên duy trì đều đặn nhiều lần mỗi tuần cho đến khi bệnh thuyên giảm hẳn.

Chữa tiểu buốt tiểu rắt

Tiểu buốt tiểu rắt không phải tình trạng quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thường ngày. Để giảm tác động của bệnh, bạn nên dùng cây cối xay kết hợp nhiều nguyên liệu khác.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 30g thân của cây cối xay đã làm khô và sạch.
  • Thêm vào đó 20g bông mã đề và lượng tương ứng rễ cỏ tranh.
  • Kết hợp cùng 12g râu ngô và lượng tương ứng rau má.
  • Cuối cùng cho vào thang thuốc 8g cỏ mần trầu.
  • Đem tất cả đi rửa lại với nước và để ráo, sau đó cho vào ấm đất để đun cùng 700ml nước.
  • Khi nước sôi thì vặn nhỏ lại và tiếp tục nấu cho dược tính chiết hết ra. Lúc nào còn khoảng 250ml nước thì tắt lửa.
  • Thuốc này được sử dụng trong ngày trước các bữa ăn sáng và tối 15 – 20 phút. Chú ý nên uống thuốc cối xay khi còn ấm.

Để làm dịu dấu hiệu tiểu buốt, tiểu rắt người bệnh chỉ cần dùng một vài lần. Tuy nhiên nếu muốn chữa căn nguyên bệnh phía sau, bạn nên duy trì cách làm này khoảng 15 ngày.

Bài chữa bệnh ở xương

Ngoài các công dụng trên thì nhiều người còn biết đến tác dụng của cây cối xay trong điều trị bệnh xương khớp. Cụ thể người ta thường dùng cối xay để trị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống như sau:

Cách thực hiện:

  • Dùng 5g lá của cây cối xay kết hợp với lượng tương ứng rễ trinh nữ.
  • Thêm vào đó rau muống biển, lá lốt mỗi vị 3g và lượng tương ứng lá lạc tiên cùng rễ ngưu tất.
  • Sau đó đem các loại lá và rễ, rau này đi rửa sạch, để róc nước.
  • Thái các nguyên liệu thành khúc khoảng 2 đốt ngón tay rồi đem sao vàng hoặc phơi khô.
  • Cuối cùng cho chúng vào ấm đất để sắc với 1 lít nước, chú ý vặn nhỏ lửa khi sôi và tiếp tục đun 15 phút. Kiểm tra thấy nước cạn còn khoảng 500ml thì dừng lại, chắt nước để uống ấm.

Nên dùng thuốc này trong khoảng 1 tháng (mỗi ngày 1 thang như trên) và theo dõi hiệu quả.

Cối xay chữa ù tai

Một trong những tác dụng chữa bệnh của cây cối xay nữa phải kể đến là khắc phục bệnh ù tai. Dân gian có rất nhiều cách dùng như là:

Nhiều người bị điếc, ù tai dùng cây này để chữa
Nhiều người bị điếc, ù tai dùng cây này để chữa
  • Cách 1: Lấy 30g quả cối xay tươi đem nấu với 100g thịt lợn làm canh ăn với cơm.
  • Cách 2: Lấy phần rễ cây này, kết hợp với vọng giang nam và cây mộc hương, mỗi loại dùng 60g để ninh với đuôi lợn và ăn với cơm.
  • Cách 3: Chỉ cần dùng cối xay khô đem đun nước để uống thay nước lọc hàng ngày.

Các bài thuốc này một phần nào có thể cải thiện bệnh điệc hoặc ù tai. Tuy nhiên hiệu quả của nó chỉ biểu hiện rõ sau một thời gian dài. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì dùng một trong các cách chữa từ cây này trên 1 tháng.

Cối xay chữa phạm phòng

Phạm phòng là thuật ngữ chỉ bệnh liên quan đến tình dục, xảy ra ở nam giới. Khi ăn uống no say mà “nhập phòng” rồi bị lờ đờ, buồn ngủ, mặt vàng lên… thì có khả năng bị bệnh này. Để điều trị, người ta sử dụng cây cối xay chữa phạm phòng như sau:

  • Dùng 1 nắm lá cối xay sắc lấy nước đặc để uống hàng ngày.
  • Đồng thời dùng thêm 20g củ sả, 100 lá sung tật và thêm vào đó 4g cây rau má. Cùng đem sắc uống trong ngày.
  • Để gia tăng hiệu quả, trong bữa ăn hàng ngày nên dùng 1 quả trứng luộc.

Cối xay chữa phạm phòng hay các bệnh lý khác chỉ là một số trong rất nhiều cách trị bệnh theo Đông y, dân gian. Tính hiệu quả của nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cho nên khi dùng người bệnh nên theo dõi kỹ. Nếu sau một thời gian mà thuốc không thực sự hiệu quả thì nên đổi cách khác.

Lưu ý cần biết khi chọn cây cối xay trị bệnh

Có thể thấy rất nhiều bài thuốc Đông y hay dân gian đã sử dụng nhiều bộ phận của cây này để trị bệnh. Tuy nhiên không phải ai sử dụng cũng có được hiệu quả như mong muốn, vì sao?

  • Bởi vì cối xay là thảo dược tự nhiên, dược tính của nó có thể phù hợp với cơ địa người này nhưng không hợp với người kia. Do đó tác dụng đạt được là khác nhau, người dùng khỏi bệnh, người chỉ đỡ.
  • Các thuốc thảo dược từ cây này thường cho hiệu quả tốt với người bị bệnh ở mức nhẹ. Nếu đã trở nặng, dược tính của nó có thể chỉ đem lại một phần tác dụng hỗ trợ điều trị.

Lưu ý khi dùng:

  • Người bệnh dùng cây cối xay trị bệnh gì cũng không nên dùng quá 2 lít nước thuốc mỗi ngày.
  • Một số nghiên cứu chỉ ra rằng dược tính của loại cây này không tốt cho mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, nếu bạn đang mang thai hoặc nuôi con bú sữa thì không dùng được.
  • Ngoài ra, trong thời gian bị tiêu chảy hoặc cơ thể mất nước cũng không nên uống nước từ các bộ phận của cây cối xay.
  • Khi chữa bệnh bằng cây này, để đạt hiệu quả cao, bệnh nhân cần hiểu rõ về những thực phẩm nên ăn và kiêng. Đồng thời áp dụng để hỗ trợ điều trị tại nhà tốt nhất.
  • Nhằm đảm bảo tính an toàn, tránh rủi ro người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc kết hợp hoặc chữa bệnh với cây cối xay.

Địa chỉ bán cây cối xay và mức giá

Được xem là thuốc quý trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, rất nhiều người đã quan tâm và tìm mua cây cối xay. Trên thị trường thuốc Đông y cũng có không ít người trục lợi, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để bày bán hàng giả. Họ nói rằng đó là cây cối xay chữa sỏi thận, bệnh xương khớp hay ù tai… nhưng thực chất không phải. Vậy làm sao để lựa chọn đúng cây cối xay thật?

Cây cối xay thường được bán ở dạng dược liệu khô đã được bào chế sẵn. Hiện nay, các đại lý thuốc Đông y là cơ sở bán khá phổ biến. Mức giá của nó được dao động từ 180.000 đồng đến 250.000 đồng mỗi kg khô.

Tóm lại, cây cối xay là một dược liệu dùng trong điều trị nhiều bệnh, nó đã được trồng và bán rộng rãi. Người bệnh muốn tìm mua và sử dụng có thể tham khảo những thông tin chi tiết về thảo dược này trên đây.

Xem ngay