Viêm Phần Phụ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Phụ khoaPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Viêm phần phụ là một trong những bệnh lý gây vô sinh hàng đầu ở nữ giới. Ngoài ra, bệnh còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của chị em phụ nữ nếu không được điều trị kịp thời. Vậy làm thế nào để nhận biết viêm phần phụ từ sớm và điều trị sao cho hiệu quả, an toàn? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Viêm phần phụ là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Viêm phần phụ là một trong những bệnh lý phụ khoa phổ biến hàng đầu bên cạnh viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung… Bệnh cũng hiếm được phát hiện ở giai đoạn sớm và thường được chẩn đoán khi chị em phụ nữ khám hiếm muộn.

Kết cấu phần phụ của nữ giới bao gồm buồng trứng, vòi trứng và dây chằng rộng. Khi bị nhiễm trùng phần phụ các biểu mô của vòi trứng bị phá hủy dẫn đến các vi sinh gây hại dễ dàng lây đến các bộ phận xung quanh nó. Do đó, viêm phần phụ là tình trạng nhiễm trùng lan rộng từ vòi tử cung ra xung quanh, chủ yếu là sự kết hợp của bệnh viêm vòi trứng và viêm buồng trứng. 

Phân loại viêm phần phụ theo giai đoạn gồm có:

  • Viêm phần phụ cấp tính
  • Viêm phần phụ bán cấp
  • Viêm phần phụ mãn tính

Phân loại theo bệnh cảnh gồm có:

  • Viêm phần phụ bên phải hoặc viêm phần phụ bên trái
  • Viêm phần phụ tổn thương chủ yếu vòi trứng hoặc buồng trứng
Viêm phần phụ là sự kết hợp của nhiều bệnh lý phụ khoa
Viêm phần phụ là sự kết hợp của nhiều bệnh lý phụ khoa

Bệnh có mối quan hệ mật thiết với các điều kiện quan hệ tình dục, chăm sóc phụ khoa không lành mạnh hoặc xuất phát từ biến chứng của quá trình sinh đẻ, mang thai, tránh thai. Trong đó, các chủng vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là:

  • Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae (Gonococcus) là chủng thường lây nhiễm qua quan hệ tình dục.
  • Vi khuẩn Mycoplasma hominis (M.hominis) là chủng thường có ở đường sinh dục.
  • Ngoài ra còn có tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn…

Tuy nhiên, có một điều quan trọng là viêm phần phụ không hình thành một cách đột ngột. Hầu hết bệnh phát triển ở người có tiền sử bị nhiễm trùng tử cung, âm đạo hoặc có ổ viêm mãn tính nên các vi khuẩn theo đường máu di chuyển đến phần phụ. 

Sau đó các vi khuẩn sinh sôi, làm mất cân bằng môi trường âm đạo và ngày càng phát triển. Các yếu tố hỗ trợ sự phát triển của các vi sinh tại phần phụ có thể do:

  • Quan hệ tình dục bừa bãi, không lành mạnh, đối tượng quan hệ tình dục mắc bệnh lậu.
  • Chăm sóc phụ khoa không tốt khiến cho môi trường âm đạo mất cân bằng, vi khuẩn tấn công và gây bệnh.
  • Tiến triển từ một bệnh lý phụ khoa khác như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, viêm vòi trứng…
  • Biến chứng trong sinh đẻ như nạo sót nhau, bóc rau sau đẻ.
  • Đặt dụng cụ cổ tử cung để phòng tránh thai không đảm bảo vô khuẩn.
  • Nạo phá thai không an toàn, không sạch sẽ, không đúng quy trình. 

Triệu chứng cảnh báo viêm phần phụ

Các triệu chứng của viêm phần phụ sẽ biểu hiện khác nhau ở mỗi giai đoạn bệnh (cấp tính, bán cấp, mãn tính). Nhưng cơ quan sinh dục bị nhiễm trùng do nấm hoặc vi khuẩn sẽ thường bị sưng tấy niêm mạc, khí hư thay đổi màu sắc và kết cấu, đôi khi có lẫn máu. 

Do đó, nếu người bệnh bắt gặp những dấu hiệu đầu tiên dưới đây thì cần đến bệnh viện thăm khám ngay: Đau bụng dữ dội, sốt cao đột ngột (37,5 độ C – 39 độ C), đầy hơi khó chịu, căng trướng bụng, buồn nôn và có thể nôn. Đối với mỗi giai đoạn bệnh sẽ có dấu hiệu điển hình như sau:

Dấu hiệu đầu tiên là người bệnh bị đau bụng đột ngột, quặn thắt hoặc âm ỉ
Dấu hiệu đầu tiên là người bệnh bị đau bụng đột ngột, quặn thắt hoặc âm ỉ

Triệu chứng viêm phần phụ cấp tính

Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sau khi sinh đẻ, sảy thai, phẫu thuật (nạo hút, đặt vòng, tháo vòng). Người bệnh từng có tiền sử viêm âm đạo cấp (do lây nhiễm vi khuẩn lậu) cũng có thể bị viêm phần phụ cấp. Ngoài những dấu hiệu ban đầu, người bệnh nhận biết thông qua những triệu chứng điển hình sau:

  • Đau bụng: Người bệnh thường đau đột ngột ở cả hai bên bụng và tỷ lệ này chiếm đến 90%, trường hợp đau một bên thường hiếm hơn. Người bệnh cảm thấy đặc biệt đau bụng khi phải hoạt động, đi lại.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Tỷ lệ bị rối loạn kinh nguyệt lên đến 50%, người bệnh đột ngột mất kinh, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
  • Rối loạn tiêu hóa, bài tiết: Khoảng 15 – 25% các trường hợp xuất hiện dấu hiệu mót rặn, đi nặng, tiểu khó, tiểu rắt ở giai đoạn này.
  • Khí hư thay đổi: Viêm phần phụ có thể gây rối loạn tiết dịch khiến cho khí hư thay đổi kết cấu và màu sắc. Khí hư có thể đặc hơn, đổi màu đục, có mùi hôi khó chịu, thậm chí là có mủ hoặc máu.

Triệu chứng viêm phần phụ bán cấp

Giai đoạn bán cấp xảy ra khi người bệnh không đáp ứng tốt với thuốc điều trị ở giai đoạn cấp và đây là tiền thân của viêm phần phụ mãn tính. Hình thái bán cấp thường chiếm khoảng 30% các trường hợp và triệu chứng để nhận biết bao gồm:

  • Đau bụng âm ỉ: Thay vì đau bụng đột ngột và dữ dội như ở giai đoạn cấp, người bệnh thường thấy âm ỉ đau trong bụng, phần hạ vị hoặc đau thắt lưng. Đây là một dấu hiệu quan trọng nhưng thường bị bỏ qua.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Người bệnh thường bị rong kinh hơn là mất kinh, khí hư có thể không ra nhiều như trước.

Triệu chứng viêm phần phụ mãn tính

Nếu viêm phần phụ không xử lý triệt để, nhanh chóng từ giai đoạn cấp thì người bệnh sẽ diễn tiến sang giai đoạn mãn tính khá nhanh. Đôi khi tinh thần quá căng thẳng, hạ thân nhiệt cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Các triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Đau bụng: Người bệnh cảm thấy bụng đau âm ỉ liên tục trong nhiều ngày, thường khu trú bên phải hoặc bên trái, cường độ thay đổi theo từng cơn hoặc liên tục. Cảm giác đau đớn tăng lên khi phải đi lại, làm việc nặng, khi nghỉ ngơi sẽ giảm dần. Đau bụng đôi khi đi kèm đau thắt lưng.
  • Xuất huyết bất thường: Trước hoặc sau kỳ kinh có biểu hiện xuất huyết bất thường, khí hư không ra nhiều, có thể lẫn máu trong dịch.

Viêm phần phụ có nguy hiểm không? Có thai được không?

Bệnh phụ khoa ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em rất lớn, đặc biệt có thể tước đi thiên chức làm mẹ. Viêm phần phụ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

Viêm phần phụ có thể gây vô sinh, hiếm muộn
Viêm phần phụ có thể gây vô sinh, hiếm muộn
  • Nhiễm trùng diễn tiến xấu gây áp xe phần phụ, áp xe buồng trứng
  • Nhiễm trùng lây lan gây viêm phúc mạc đáy chậu, viêm tấy lan tỏa đáy chậu, viêm phúc mạc toàn thể.
  • Nguy cơ mang thai ngoài tử cung tăng gấp 10 lần.
  • Làm thay đổi nội tiết tố, giảm nguy cơ thụ thai.
  • Gây viêm tắc vòi tử cung hai bên, dính tua loa vòi dẫn đến vô sinh.

Phác đồ điều trị viêm phần phụ tốt nhất hiện nay

Viêm phần phụ là căn bệnh nguy hiểm nên người bệnh cần lựa chọn đúng phương pháp điều trị, phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe. Nguyên tắc điều trị bệnh bao gồm loại bỏ viêm nhiễm, tăng khả năng miễn dịch, phục hồi hệ thống nội tiết.

Thuốc tây y điều trị bệnh

Tây y luôn ưu tiên điều trị nội khoa trước, sử dụng thuốc kháng sinh để diệt khuẩn, kháng nấm và thuốc chống viêm làm giảm đau đớn, sưng tấy. Người bệnh có thể được kê các loại thuốc như Ceftriaxon, Metronidazol, Doxycyclin… Quá trình dùng thuốc có thể kéo dài trong vòng 14 ngày. 

Thuốc tây y điều trị bệnh tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ
Thuốc tây y điều trị bệnh tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ

Tuy nhiên, các loại thuốc này tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ nên người bệnh chỉ sử dụng khi đã thăm khám và có kê đơn của bác sĩ. Việc dùng sai liều lượng có thể khiến tình trạng nhiễm khuẩn chuyển biến xấu và nhanh chóng diễn tiến sang giai đoạn mãn tính.

Ngoài ra, người bệnh có thể phối hợp vệ sinh bằng các dung dịch khử trùng như furatsilin, dimexide, dioxidine, chlorophyllipt… để loại bỏ tình trạng viêm nhiễm nhanh chóng hơn. Lưu ý rằng bất kỳ loại thuốc nào dùng trong điều trị viêm phần phụ đều phải có sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ viêm nhiễm nhanh chóng. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật thực hiện nhiều nhất là phẫu thuật nội soi, đốt điện, laser, sóng cao tần… Việc áp dụng phương pháp nào còn tùy thuộc vào bộ phận viêm nhiễm và thể trạng sức khỏe của người bệnh.

Phẫu thuật luôn tiềm ẩn nhiều biến chứng, có thể để lại di chứng vĩnh viễn nếu bác sĩ không có đủ tay nghề chuyên môn và kinh nghiệm. Người bệnh cần cân nhắc kỹ khi quyết định phẫu thuật và lựa chọn bệnh viện uy tín để đảo bảo an toàn.

Người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định phẫu thuật
Người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định phẫu thuật

Viêm phần phụ nên ăn gì, kiêng gì?

Quá trình điều dưỡng tốt sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục hơn. Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, người bệnh cần chú ý:

Nên ăn:

  • Cân bằng dinh dưỡng với những nhóm thực phẩm chính như đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giúp cân bằng môi trường âm đạo như sữa chua, tỏi, gừng, hành tây, quế…
  • Bổ sung nhiều chất xơ, vitamin tốt cho sức khỏe như A, B, C, E, K giúp tăng cường sức đề kháng từ nho, cam, quýt, dâu, ớt chuông, kiwi…
  • Uống đủ nước mỗi ngày và dùng thêm các loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe phái nữ như trà hoa cúc, trà sen, trà atiso…
Người bệnh cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu
Người bệnh cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu

Kiêng ăn:

  • Hạn chế ăn các đồ nhiều dầu mỡ động vật, nhiều đường như đồ ăn nhanh, chiên, rán, nướng, bánh kẹo ngọt…
  • Không ăn các thực phẩm cay nóng, thực phẩm có nhiều tính hàn như hải sản.
  • Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia hoặc hút thuốc lá.

Cách phòng tránh bệnh hiệu quả

Viêm phần phụ là căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe của chị em phụ nữ và là nguyên nhân dẫn đến vô sinh hàng đầu hiện nay. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh vô cùng quan trọng. Để ngăn ngừa bệnh, bạn đọc cần lưu ý:

Để phòng tránh viêm phần phụ, người bệnh nên thăm khám định kỳ
Để phòng tránh viêm phần phụ, người bệnh nên thăm khám định kỳ
  • Định kỳ khám phụ khoa 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe sinh sản và có thể phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến phụ khoa. Những người thường xuyên làm việc và sống trong môi trường ô nhiễm, nguồn nước bẩn cần đặc biệt lưu tâm hơn.
  • Khi được chẩn đoán viêm nhiễm cơ quan sinh dục thì cần điều trị triệt để ngay từ sớm. Tuyệt đối không chần chừ khiến cho các vi khuẩn, nấm có điều kiện sinh sôi và lan rộng đến các cơ quan lân cận khác.
  • Quan hệ tình dục an toàn, sạch sẽ, thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh lây nhiễm qua quan hệ tình dục tốt, tuyệt đối không quan hệ bừa bãi.
  • Thực hiện tốt các biện pháp vô khuẩn khi cần làm các thủ thuật ngoại khoa, không nạo phá thai bừa bãi, có kế hoạch sinh đẻ tốt để tránh có thai ngoài ý muốn.
  • Chăm sóc, vệ sinh sạch cơ quan sinh dục sạch sẽ hàng ngày, trong kỳ kinh nguyệt hay trước và sau khi quan hệ tình dục.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết, chị em đã hiểu rõ hơn về bệnh viêm phần phụ. Đồng thời biết cách điều trị, phòng tránh, ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Các bệnh lý phụ khoa vô cùng nguy hiểm với sức khỏe nói chung và khả năng sinh sản nói riêng nên nếu thấy các dấu hiệu bất thường, chị em đừng ngần ngại và hãy đến các cơ sở y tế thăm khám ngay!

Chuyên mục

Tin mới

Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Cách Điều Trị Và Chăm Sóc

Khi Nào Nên Bọc Răng Sứ Để Mang Lại Hiệu Quả Thẩm Mỹ Tốt Nhất?

Bọc Răng Sứ Có Được Vĩnh Viễn Không? Yếu Tố Nào Tác Động?

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

[CHIA SẺ] Trước Và Sau Khi Bọc Răng Sứ Cần Biết Những Gì?

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?