Sỏi Thận Uống Bia Được Không? – Giải Đáp Từ Chuyên Gia Tiết Niệu
Có rất nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề sỏi thận uống bia được không? Cũng như những lo lắng về việc tác hại của việc uống bia đối với bệnh nhân sỏi thận. Dưới đây là những giải đáp cho câu hỏi này từ chuyên gia và lời khuyên hữu ích về các loại đồ uống tốt cho người bệnh sỏi thận.
Sỏi thận uống bia được không? Uống bia gây hại gì?
Bia là một dạng sản phẩm nước uống chứa cồn, được sản xuất dựa trên quá trình lên men hạt lúa mạch. Với sản phẩm bia từ lúa mạch, khi uống ở mức độ vừa phải sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cho đến hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh bia có lợi đối với người bị bệnh sỏi thận.
Vậy thực tế, sỏi thận uống bia được không? Theo các chuyên gia tiết niệu, người bị sỏi thận ở mức độ nhẹ có thể sử dụng bia với lượng hợp lý thì không có ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên với người bị sỏi thận ở mức độ trung bình và nặng tuyệt đối không được uống bia thường xuyên.
Việc uống bia quá nhiều sẽ làm tăng nồng độ acid trong nước tiểu, khiến bệnh ngày càng nguy hiểm hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Cụ thể, một số tác hại trực tiếp của bia lên bệnh sỏi thận đó là:
Suy giảm chức năng thận
Việc dung nạp quá nhiều bia, uống bia quá thường xuyên sẽ gây hại đến thận. Bởi thận là cơ quan thực hiện chức năng lọc các cặn dư thừa, chất độc hại và đào thải chúng ra ngoài bằng đường tiểu.
Trong khi đó, uống nhiều bia sẽ khiến khả năng lọc nước tại thận bị suy giảm. Từ đó khiến cho chất cặn bã không được đào thải hết ra ngoài mà tích tụ và liên kết lại với nhau làm cho tình trạng sỏi thận tiến triển nặng hơn.
Ảnh hưởng đến chức năng duy trì nước của thận
Thận còn có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng lượng nước ở trong cơ thể. Và mất nước do uống bia chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu hình thành sỏi thận.
Theo nghiên cứu, bia là sản phẩm lợi tiểu. Khi uống bia, bia sẽ kích thích người bệnh đi tiểu nhiều, từ đó gây ảnh hưởng đến lượng nước cơ sở cần được duy trì, khiến cơ thể bị mất nước, làm giảm chức năng duy trì nước của thận.
Khiến sỏi thận phát triển
Như đã biết, đặc tính của bia là lợi tiểu vì bia có tính háo nước. Việc uống quá nhiều bia sẽ khiến cơ thể sinh ra cảm giác khô cổ, khát nước và đi vệ sinh nhiều hơn khiến cơ thể mất nước. Chính điều này sẽ tạo cơ hội thuận lợi để chất cặn tích tụ và phát triển thành sỏi, gây ra các tác động xấu đến chức năng của thận.
Các chuyên gia cho biết, trong bia có hàm lượng chất purin cao, chất hoá học này nếu nạp quá nhiều có thể thể gây ra sỏi axit uric trong thận. Cũng theo các chuyên gia, bia có tác dụng lợi tiểu khiến cơ thể liên tục thải nước dẫn đến việc tăng cao nồng độ ure, sẽ gây ra sỏi thận.
Làm tổn thương thận cấp tính
Uống bia nhiều sẽ làm lượng cồn trong máu tăng cao đến mức báo động nguy hiểm. Tình trạng này nếu xảy ra thường xuyên sẽ dẫn đến tổn thương thận cấp tính, nguy hiểm hơn là gây tổn thương thận vĩnh viễn không thể phục hồi.
Lúc này, thận đã bị “bệnh”, chất thải sẽ không được lọc, và buộc bệnh nhân phải thực hiện các biện pháp hỗ trợ để lọc máu cho đến khi hoạt động của thận bình thường trở lại. Và đi kèm theo đó, bệnh nhân còn mất thêm nhiều thời gian và kinh phí điều trị để hồi phục.
Nguy hại đến các cơ quan khác
Ngoài những tác động trực tiếp đến thận, uống bia thường xuyên còn gây ra các ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan quan trọng khác của cơ thể. Đó có thể là thận, gan, mật, tim mạch cũng như hệ tiêu hoá. Từ đó, làm tăng nguy cơ tai biến, đột quỵ, nghiêm trọng có thể đột tử.
Đồ uống nào tốt cho bệnh sỏi thận?
Thay vì sử dụng bia, người bị sỏi thận có thể sử dụng một số loại đồ uống thay thế vừa dễ uống vừa có lợi cho thận như sau:
- Nước lọc: Người bị sỏi thận nên uống nhiều nước lọc, bởi nước sẽ tăng cường chức năng lọc của thận, giúp thận phân hủy các khoáng chất, kích thích đào thải độc tố, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng, thanh lọc thận một cách hiệu quả và an toàn nhất.
- Nước ép trái cây giàu vitamin C: Vitamin C tự nhiên trong hoa quả có tác dụng tiêu sỏi trong thận rất tốt, đồng thời giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Vì vậy, người bị sỏi thận nên bổ sung các loại nước ép cam, nước chanh, nước sấu,…
- Nước râu ngô: Trong râu ngô có rất nhiều vitamin A, C, K, B1, B2, B6 cùng rất nhiều các vi chất khác như muối canxi, muối kali, làm mát gan, giảm đường huyết, đánh tan và loại bỏ các tinh thể sỏi urat, photphat, cacbonat khỏi thận qua đường tiểu tiện.
- Nước dừa: Theo Đông y, nước dừa có vị ngọt, mát, tính bình, có tác dụng lợi tiểu giúp ngăn chặn sự tích tụ và lắng đọng các chất thải và các muối khoáng trong thận và tiết niệu. Đồng thời, nước dừa chứa nhiều protein, vitamin nhóm B, C cùng các acid amin và muối khoáng có lợi cho sức khỏe, giúp phòng tránh các biến chứng của sỏi thận.
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc “sỏi thận có uống bia được không” và những loại nước uống gợi ý tốt nhất cho sức khỏe đến từ các chuyên gia tiết niệu. Chữa sỏi thận không quá khó, nhưng nó yêu cầu người bệnh phải có chế độ ăn uống, kiêng khem hợp lý. Do vậy, để nhanh khỏi bệnh, mọi người hãy ngưng sử dụng bia rượu và thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học nhất.