Huyệt hợp cốc – “Tủ thuốc vạn năng” trong tầm tay của mỗi người
Huyệt hợp cốc là một trong những huyệt vị quan trọng không thể không nhắc đến khi điều trị bệnh bằng phương pháp Đông y. Với vị trí đắc địa, dễ dàng xác định cũng như những tác dụng trị liệu quan trọng mà huyệt đạo này mang đến cho người bệnh nhiều cải thiện sức khỏe rõ rệt. Những thông tin hữu ích về huyệt vị này sẽ được trình bày trong bài viết sau đây.
Huyệt hợp cốc là gì?
Giống như các huyệt đạo dũng tuyền, phong trì hay nôi quan, huyệt hợp cốc là một trong 365 huyệt đạo trên cơ thể con người, nằm ở huyện thứ tư của kinh Đại Đường.
Huyệt nằm ở khe kết nối giữa ngón tay cái với ngón tay trỏ. Khi mở rộng hai ngón tay ra, nó có hình dạng giống như chỗ gặp nhau của miệng hang, miệng hổ. Vì thế nó còn có tên gọi khác là Hổ Khẩu.
Đây là một trong sáu huyệt chuyên điều trị bệnh vùng đầu, mắt, miệng. Cho nên trong Đông y, huyệt vị này được coi như “tủ thuốc vạn năng” của cơ thể để phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Huyệt hợp cốc ở đâu trên cơ thể?
Theo thuyết Y học cổ truyền, các huyệt đạo là đầu mối nối các dây thần kinh và mạch máu đến các cơ quan bên trong cơ thể. Tương tự vậy, huyệt hợp cốc vị trí là đầu mối nối các kinh mạch đến đại tràng thông qua hàng trăm mạch nhỏ. Với sự kết hợp như vậy, huyệt hợp cốc có ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng khắp so với các huyệt đạo khác trong cơ thể.
Để xác định chính xác huyệt hợp cốc ở đâu, chúng ta có thể dựa theo ba cách sau:
- Cách 1: Xòe bàn tay ra, ở vị trí nơi giao nhau giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ ta thấy điểm lõm sâu nhất với xương nối, đó chính là huyệt hợp cốc. Tại vị trí đó khi day mạnh sẽ có cảm giác ê tức.
- Cách 2: Xòe bàn tay ra, ở vị trí mạch ngoài trên mu bàn tay và chỗ xương lõm xuống, ngang với điểm nối tiếp phần đầu tiên của xương bàn tay, đó chính là huyệt hợp cốc.
- Cách 3: Khép ngón tay cái và ngón tay trỏ lại với nhau, huyệt hợp cốc chính là điểm cao nhất của phần cơ ở vị trí nơi giao nhau giữa 2 ngón tay.
Huyệt hợp cốc có tác dụng gì?
Theo Y học cổ truyền, huyệt hợp cốc có tác dụng trấn thống, thanh tiết phế khí, khu phong, phát biểu, giải nhiệt, thông giáng trường vị. Huyệt có thể chữa được các bệnh như đau răng, đau vai gáy, cảm cúm, mỏi mắt, cao huyết áp… Một số trường hợp nặng, ngoài bấm huyệt, các thầy thuốc còn sử dụng phương pháp châm cứu trên chính huyệt vị đó để chữa bệnh.
Huyệt đạo này có mức độ ảnh hưởng mạnh và trên phạm vi rộng, theo một số tài liệu ở Trung Quốc nó có thể điều trị hơn 90 loại bệnh với các mức độ khác nhau. Dưới đây là một trong những tác dụng nổi bật nhất để trả lời cho câu hỏi “huyệt hợp cốc chữa bệnh gì?”.
Tác dụng huyệt hợp cốc giúp giảm đau đầu, đau vai gáy
Trong hệ thống kinh mạch, kinh minh dương chứa nhiều dương khí nhất. Dương khí ở huyệt hợp cốc rất mạnh nên có tác dụng giảm đau hiệu quả. Vì vậy chỉ sau vài phút bấm nhẹ vào huyệt, cơn đau răng, đau vai gáy sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Điều trị các bệnh ở vùng mặt và đầu
Trung Quốc là một quốc gia có hàng ngàn năm nghiên cứu và thực hành y học cổ truyền thông qua cách bấm huyệt. Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy huyệt hợp cốc có tác dụng tích cực trong việc điều trị các chứng bệnh ở vùng đầu và mặt.
Một số bệnh ở vùng đầu và mặt như cơ mặt, đau đầu, sốt, khô họng, khô miệng… người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng cách bấm huyệt để cải thiện, thậm chí là điều trị khỏi bệnh.
Điều hòa hoạt động của dạ dày và đường ruột
Nằm ngay ở điểm đầu của đường kinh mạch, hợp cốc có vai trò quan trọng trong việc kết nối các mạch nhỏ từ đại tràng xuống chân. Khi bấm huyệt sẽ tạo ra luồng khí cho dạ dày, giúp loại trừ các mầm bệnh.
Khi huyệt hợp cốc bị đau là lúc báo hiệu đại tràng đang rối loạn. Điều này cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa huyệt vị với đại tràng. Và khi ta day bấm huyệt, hoạt động tiêu hóa, tì vị cũng sẽ được cân bằng. Cho nên, những ai đang gặp các vấn đề về dạ dày và đường ruột như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, chướng đầy bụng… không nên bỏ qua liệu pháp đơn giản này.
Phòng ngừa và điều trị cảm cúm
Theo Đông y, kinh dương minh trên bàn tay kết nối mạnh với kinh thái âm phổi. Nếu thường xuyên bấm huyệt sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, loại trừ các mầm bệnh, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa hoặc thay đổi thất thường.
Bấm huyệt cũng có tác dụng khơi thông tuyến mồ hôi, tăng khả năng bài tiết, ngăn ngừa các bệnh về cảm như phong hàn, phong nhiệt, cảm mạo, thể chất hư yếu…
Một dấu hiệu tiêu biểu để nhận biết cảm cúm là triệu chứng hắt xì hơi liên tục trong ngày. Khi có triệu chứng này, người bệnh có thể tự bấm hoặc nhờ người khác bấm huyệt khoảng 100 lần. Thực hiện đúng cách bấm huyệt hợp cốc sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe.
Huyệt hợp cốc chữa đau răng
Là huyệt thuộc về kinh minh đại tràng, đi qua vùng miệng vòm họng và răng lợi, nên tác dụng quan trọng của huyệt hợp cốc chính là giảm triệu chứng đau răng. Cần thực hiện bấm mỗi bên huyệt 10 cái để có được kết quả nhanh chóng.
Làm đẹp, dưỡng nhan
Việc áp dụng các kiến thức Đông y vào làm đẹp đã có từ rất xa xưa. Theo đó bạn chỉ cần day bấm thường xuyên vào huyệt vị này cũng có tác dụng tích cực trong làm đẹp, dưỡng da, giữ nhan sắc tươi trẻ, đẩy lùi tình trạng mụn trứng cá, nám, dị ứng trên da…
Ổn định huyết áp, chống say tàu xe
Tác dụng trấn thống của huyệt vị này có vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp ở những người hay bị say xe, huyết áp không ổn định. Vì thế thực hiện thói quen day bấm huyệt thường xuyên như một thói quen là điều cần thiết.
Cấp cứu bệnh nhân mệt lả, cảm nắng
Một người có thể trạng yếu gặp phải thời tiết oi bức, rất dễ bị cảm nắng, mệt lả… Khi trường hợp này xảy đến, có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt khoảng ba phút để sơ cứu, người bệnh sẽ tỉnh và cảm thấy đỡ mệt hơn.
Huyệt hợp cốc trong võ thuật
Tứ huyệt trong võ thuật có thể kể đến là Tần đạo – Đại chùy – Hợp cốc – Nhân trung. Trong đó, huyệt hợp cốc được xem là sinh huyệt có công dụng giải huyệt, hồi sinh những người bị đả ngất. Ngoài ra, huyệt này còn giúp cứu tỉnh những người bị ngất do nhiều nguyên nhân khác.
Bấm huyệt hợp cốc như thế nào?
Với vị trí có thể gọi là “đắc địa” giúp cho việc bấm huyệt hợp cốc trở nên dễ dàng hơn. Người bệnh có thể chủ động tự bấm huyệt ngay cả khi đang thư giãn như ngồi xem tivi, nghe nhạc, khi đi tàu xe hoặc khi nằm nghỉ ngơi…
Cách bấm huyệt hợp cốc cũng rất đơn giản. Theo đó từ việc xác định chính xác vị trí huyệt nằm ở đâu người bệnh bấm vào hợp cốc và day ở đó từ 1-3 phút. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật thì với lực khá nhẹ nhưng người bệnh cũng đã cảm thấy ê tức, thậm chí tê toàn bộ bàn tay.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất, người bệnh nên bấm với lực mạnh vừa đủ và giữ nguyên hiện trạng đó trong khoảng hai giây sau đó thả ra, cứ như vậy lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày.
Đôi khi, không cần bấm huyệt nhưng người bệnh cũng cảm thấy huyệt hợp cốc bị đau, đó là dấu hiệu đại tràng bị rối loạn. Những lúc như vậy người bệnh chỉ cần bấm huyệt để điều hòa.
Một số lưu ý khi châm cứu, bấm huyệt
Đông y luôn đề cao vai trò của các huyệt vị trong cơ thể, trong đó có huyệt hợp cốc. Huyệt đạo này có tác động mạnh đến hầu hết các cơ quan. Tuy nhiên khi bấm huyệt, bệnh nhân cần lưu ý những điểm sau:
- Khi trạng thái cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, không nên bấm huyệt vì huyệt vị này có tính kích thích rất cao, dễ gây nguy hiểm.
- Không được bấm huyệt cho thai phụ hoặc nếu muốn, cần tham khảo ý kiến chuyên môn của người trong nghề.
- Cần theo dõi tình trạng sức khỏe trong quá trình bấm huyệt. Nếu bấm huyệt nhiều lần nhưng không có tác dụng, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Như vậy có thể thấy huyệt hợp cốc cũng giống như “tủ thuốc vạn năng” trong tầm tay của mỗi người, nó mang lại giá trị rất lớn trong phòng ngừa và điều trị bệnh. Tuy nhiên, vì là huyệt vị có tính kích thích cao nên khi bấm huyệt cần cẩn trọng theo dõi, tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.