Táo đỏ – Công dụng, cách dùng và giá bán mới nhất hiện nay
Táo đỏ không chỉ là loại trái cây thơm ngon mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như tốt cho dạ dày, nhuận phổi, cải thiện giấc ngủ, bồi bổ cơ thể. Tìm hiểu công dụng, cách dùng cũng như giá tiền và địa chỉ mua uy tín trong bài viết dưới đây.
Táo đỏ là gì?
Một số tên gọi khác: Đại táo, hồng táo, táo tàu, táo tàu đỏ, can táo, mỹ táo…
Tên khoa học: Zizyphus jujuba Mill, thuộc họ: Táo – Rhamnaceae
Đặc điểm thực vật của cây
- Cây cao dưới 10m, dạng thân gỗ nhỏ.
- Lá cây cuống ngắn 0,5 – 1cm, mọc so le nhau, bên cạnh có các gai, , phiến lá hình trứng rộng 2 – 3,5cm, dài 3 – 7cm, mép có răng cưa, trên mặt rõ 3 gân chính, gân phụ nổi rõ.
- Hoa nhỏ, mọc thành tán ở kẽ lá, ở mỗi tán có 7 – 8 hoa. Màu hoa là vàng hoặc xanh nhạt. Hoa nở nhiều vào tháng 4 – 5.
- Quả hình trứng hoặc hình cầu khoảng 18 -32mm, khi còn xanh thường có màu nâu hoặc xanh nhạt, khi chín có màu đỏ sẫm. Quả ra nhiều vào tháng 7 – 9.
Phân bố địa lý
Cây táo đỏ có nguồn gốc từ Bắc Phi và Syria. Sau đó di thực sang Ấn Độ và Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc vẫn là nước có nguồn dược liệu này nhiều nhất. Bởi vậy, táo đỏ Trung Quốc cũng được bán nhiều ở Việt Nam. Một số tỉnh phía Bắc nước ta cũng đã thử nghiệm trồng, tuy nhiên sản lượng cung cấp không nhiều.
Bộ phận dùng làm thuốc, thu hái, sơ chế
Bộ phận dùng làm thuốc: Quả chín đã được phơi hoặc sấy khô. Lá và hạt cũng có thể được sử dụng trong một số trường hợp.
Đặc điểm dược liệu:
Quả táo đỏ sau khi phơi khô có hình chùy, nhăn nheo, cuối quả có lõm vào, có vết tồn tại của cuống quả hoặc vết sẹo hình tròn. Bên ngoài vỏ quả nhăn nhúm, mỏng, thịt quả có màu nâu nhạt, bên trong hạt hai đầu nhọn dài khoảng 9 – 12mm. Bao ngoài hạt là lớp vỏ cứng, đập ra có nhân cứng màu trắng.
Thu hoạch: Quả thường được hái vào mùa thu, giai đoạn nhiều quả nhất.
Sơ chế: Quả sau khi được thu hái thì rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó phơi hoặc sấy khô đến khi quả nhăn nheo. Bảo quản dược liệu trong túi kín hoặc lọ thủy tinh đậy nắp, để nơi khô ráo thoáng mát tránh mối mọt, ẩm mốc.
Táo đỏ có tác dụng gì với người sử dụng?
Dưới góc nhìn đông y hay y học hiện đại, táo đỏ đều được biết đến là một siêu thực phẩm mang lại những tác dụng tuyệt vời.
Tác dụng của táo đỏ theo đông y
Nói về táo đỏ đông y cho rằng: loài quả này có vị ngọt, tính bình; quy vào các kinh Can, Tỳ, Vị, Thận, Tâm, Phế.
Công dụng của táo đỏ bổ máu, dưỡng huyết an thần, bổ ích tỳ vị, lợi tim phổi…
Táo đỏ chữa bệnh gì? Nó chủ trị với các chứng “hư” như tỳ vị suy nhược, mệt mỏi, ăn ít, phân loãng, khí huyết không đủ, tim đập nhanh, …
Tác dụng theo y học hiện đại
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trong loại quả này chứa nhiều nước, protein, vitamin C và các acid hữu cơ như malic acid và gallic acid, Flavonoid, kali, Natri, Ca, Mg, Fe, …Đặc biệt, hàm lượng vitamin C trong loại quả này cao hơn hẳn các loại quả khác như táo, nho, đào, sơn tra, cam, quýt. Ngoài ra nó còn chứa vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin PP, muối khoáng, chất màu, axit hữu cơ, chất thơm, tannin, …Riêng hàm lượng sắt, trong 100g táo khô ước tính có tới 1,7mg.
Vậy táo đỏ ăn có tốt không và nó có tác dụng gì với sức khỏe?
- Tốt cho não bộ, cải thiện giấc ngủ
Y học cổ truyền từ lâu đã sử dụng vị thuốc để cải thiện giấc ngủ và một số chức năng của não bộ. Gần đây, có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong phần thịt và hạt táo đỏ có tác dụng tăng thời gian và chất lượng ngủ ở chuột. Đồng thời, quả chứa nhiều saponin nên còn có tác dụng làm giảm lo âu, an thần, cải thiện trí nhớ.
- Tốt cho tim mạch
Dược liệu chứa kali và ít natri, có tác dụng giúp các mạch máu được thư giãn và ổn định huyết áp. Ngoài ra, do chứa polyphenol và chất xơ làm hòa tan cholesterol nên nó có tác dụng hạ áp ở những người huyết áp cao. Không chỉ vậy, táo đỏ còn có công dụng giảm lượng cholesterol. Từ đó làm giảm đáng kể các dấu hiệu liên quan đến mảng bám và viêm trong thành mạch. Sử dụng từ 2 – 3 quả mỗi ngày là bí quyết giúp cho trái tim của bạn khỏe mạnh hơn.
- Phòng tránh căn bệnh Alzheimer
Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu trên chuột về mức độ thông minh và trí nhớ của bằng cách cho táo đỏ vào chế độ ăn của chúng. Kết quả nhận thấy ở những con chuột này độ thông minh và trí nhớ tăng đáng kể. Điều này một lần nữa chứng minh trong loại quả này, đặc biệt là trong vỏ có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho não, chống chống lại tác nhân có hại cho não.
- Giúp kiểm soát cân nặng
Táo đỏ có giảm cân không? Loại quả này được chứng minh có tác dụng tương đương như nước ép hạt chia hay nước ép củ cải đường nổi tiếng với đặc tính hỗ trợ tiêu hóa. Nếu ăn một quả táo 15 phút trước bữa ăn sẽ làm giảm lượng calo đáng kể. Nguyên nhân là do trong loại quả này có hàm lượng chất xơ lớn, góp phần chuyển hóa đường và cholesterol trong thực phẩm.
- Tăng cường miễn dịch, hỗ trợ phòng ngừa ung thư
Trong quả táo đỏ chứa nhiều enzyme có tác động chống oxy hóa mạnh giúp chống viêm, loại bỏ các gốc tự do. Do đó, nó có tác dụng giảm thiểu viêm nhiễm, ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh, trong đó có ung thư. Bên cạnh đó, một số loại vitamin A, B, C và magie cũng tác động giúp hệ thống miễn dịch mạnh mẽ hơn.
- Tốt cho hệ tiêu hóa
Quả có lượng chất xơ cao, giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Ngoài ra, lượng carbohydrate trong loại quả này có tác dụng làm mềm và tăng tốc độ di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa nên giúp nhuận tràng, giảm táo bón. Hoạt chất polysaccharide giúp tăng cường sức khỏe của đường ruột và dạ dày, giảm bớt nguy cơ tổn thương do loét, chấn thương hoặc do vi khuẩn HP gây ra.
- Tốt cho hệ xương khớp
Ăn táo đỏ có tác dụng gì với xương khớp? Các khoáng chất như photpho và canxi trong loại quả này là dưỡng chất cần thiết để củng cố xương chắc khỏe và cải thiện sức khỏe tổng thể của hệ xương khớp.
- Kháng khuẩn
Trong vị thuốc có lượng flavonoid lớn có tác dụng chống vi khuẩn cực mạnh. Đồng thời, lượng acid betulinic được tìm thấy trong loại quả này đã được chứng minh rằng có khả năng chống lại các virus gây nên tình trạng cúm.
- Giúp đẹp da, mượt tóc
Công dụng táo đỏ trong việc làm đẹp da, mượt tóc là nhờ đặc tính chống oxy hóa, chống viêm. Do đó, cải thiện các vấn đề về da như mụn, nhăn, sẹo, nám, vết thâm, giảm ngứa do chàm.
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy tinh dầu táo được bôi lên chuột cạo lông trong 21 ngày, kết quả cho thấy lông của chúng mọc dày và dài hơn, mượt so với nhóm không sử dụng.
- Chống hen suyễn
Vì giàu chất chống oxy hóa nên loại quả này có thể giúp bảo vệ phổi khỏi những tổn thương do quá trình oxy hóa gây ra. Chất quercetin flavonoid trong vỏ táo cũng giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và giảm viêm, từ đó giảm hen suyễn và phản ứng dị ứng.
Tiến hành nghiên cứu trên 68.000 phụ nữ, các nhà khoa học cho thấy những người ăn nhiều táo có nguy cơ mắc hen suyễn thấp hơn. Những ai ăn khoảng 15% quả táo lớn mỗi ngày thì giảm 10% nguy cơ mắc hen suyễn.
Cách sử dụng táo đỏ để chữa bệnh
Loại quả này có rất nhiều cách sử dụng. Cách đơn giản nhất là ăn trực tiếp hàng ngày như một loại trái cây thông thường. Ngày nay, một số gia đình sử dụng nó làm món tráng miệng như kẹo, bánh trong các ngày lễ tết. Ngoài ra, có thể làm siro táo, giấm táo hay rượu táo tùy vào từng mục đích.
Tuy nhiên, để tăng hiệu quả chữa bệnh, cách mà từ xưa đến nay hay được dùng là pha trà hoặc chế biến món ăn.
Cách pha một số loại trà từ tảo đỏ
Trà táo đỏ khô có tác dụng gì? Trà tảo đỏ pha riêng hoặc có sự kết hợp với vị thuốc khác mang lại tác dụng thư giãn, giảm căng thẳng, ngủ sâu giấc. Ngoài ra còn hỗ trợ giảm cân, đẹp da và tăng cường miễn dịch.
Cách pha trà tảo đỏ kết hợp gừng, quế, lê
- Nguyên liệu: táo 6 quả, gừng 3 lát, quế 10g, lê 20g.
- Cách làm: Lấy 1 lít nước đun sôi. Thả từng miếng gừng đã thái lát vào nồi. Có thể thêm chút quế hoặc quả lê đã thái mỏng. Thả từng miếng táo đỏ vào. Đun trong khoảng 4 giờ với lửa nhỏ. Bỏ bã, lọc lấy nước rồi đổ trà ra cốc để thưởng thức, có thể thêm mật ong hoặc đường nếu thích.
Cách pha trà táo đỏ kết hợp kỷ tử
- Nguyên liệu: 2 trái táo, 5 trái kỷ tử
- Cách làm: Rửa táo đỏ và kỷ tử với nước sạch. Cắt táo thành lát. Cho táo và kỷ tử vào tách. Rót khoảng 200ml nước sôi rồi đậy nắp lại. Hãm trong khoảng 10 phút rồi thưởng thức.
Cách pha trà táo đỏ kết hợp hoa cúc
- Nguyên liệu: 2 trái táo, 1 muỗng canh hoa cúc khô
- Cách làm: Rửa táo và hoa cúc với nước sạch. Cắt lát quả táo. Cho táo và hoa cúc vào cốc rồi rót khoảng 200ml nước sôi. Đậy 10 phút rồi mở ra thưởng thức.
Cách pha trà táo đỏ kết hợp gừng
- Nguyên liệu: 2 trái táo đỏ, 5 lát gừng.
- Hướng dẫn: Rửa táo đỏ và gừng với nước sạch. Cắt tá thành lát. Cho táo và gừng vào tách. Rót khoảng 200ml nước sôi vào. Đậy 10 phút rồi mở ra thưởng thức.
Cách chế biến món canh hoặc cháo từ tảo đỏ
Canh táo đỏ với cỏ nhọ nồi
Công dụng của táo tàu phơi khô (táo đỏ) kết hợp với cỏ nhọ nồi là gì? Đây là thức uống tuyệt vời cho những người bị thiếu máu, viêm loét dạ dày, đại tràng, chảy máu dạ dày, cầm máu.
Nguyên liệu: 10 quả táo đỏ, 30g nhọ nồi, nước 1 lít
Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu trên rồi cho vào nồi. Đổ nước vào đun sôi 10 phút rồi vớt bã ra, lấy nước dùng.
Chè táo đỏ hầm với đậu xanh và lá bạch quả
Món chè táo có tác dụng gì? Đây là món ăn có tác dụng bổ tâm huyết , thích hợp với những người bị trúng gió, bệnh tim hay cao huyết áp .
- Nguyên liệu: Táo 10 quả (táo khô hay tươi đều được), đậu xanh 20g, lá bạch quả tươi 20g, nước 600ml, đường trắng.
- Cách làm: Ngâm táo và đậu xanh. Giã lá bạch quả tươi ra, cho vào nước đun sôi rồi lọc nước, bỏ bã. Đổ đậu xanh và táo vào nấu cho đến khi đậu nở bung là dùng được.
Chè dưỡng nhan
Chè rất tốt cho những người suy nhược, người mới ốm dậy, gầy yếu, giúp da dẻ hồng hào.
Nguyên liệu: Táo đỏ , tuyết yến , kỷ tử , nhựa đào , long nhãn, tuyết liên tử, hạt chia mỗi loại 20g, đường phèn, nước 1 lít.
Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu vào đun lên, đến khi có độ đặc thì tắt bếp. Dùng lúc ấm.
Cháo táo đỏ
- Nguyên liệu: 10 quả táo (có thể dùng táo đỏ khô hoặc tươi),100g gạo nếp, 20g mộc nhĩ, nước
- Cách làm: Ngâm và vo sạch gạo nếp, mộc nhĩ ngâm cho nở, lọc bỏ phần cuống. Cho gạo nếp, mộc nhĩ, táo vào nồi. Đổ nước vào ninh đến nhừ. Có thể thêm đường nếu thích.
Ngoài ra có thể dùng táo đỏ để chế biến các món khác như: chưng tổ yến, hầm gà, hầm hạt sen, hầm chân giò…
Sử dụng táo đỏ cần lưu ý điều gì?
- Nếu đang dùng thuốc chống động kinh thì cần tránh ăn táo đỏ.
- Người bị tiểu đường nên hạn chế dùng vì có thể làm ảnh hưởng lượng đường trong máu.
- Không nên để táo tươi lưu trữ trong tủ lạnh quá lâu vì như thế sẽ làm giảm dinh dưỡng, tốt nhất chỉ sử dụng rong 3-4 ngày. Để dùng lâu dài, nên phơi khô.
- Thường xuyên ăn táo đỏ có tốt không? Mặc dù tác dụng của táo tàu phơi khô (táo đỏ) rất bổ nhưng cũng không nên ăn quá nhiều. Theo tài liệu Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (GS Đỗ Tất Lợi) mỗi ngày chỉ nên ăn 5-10 là đủ.
- Loại bỏ những quả táo đỏ có mùi chua, cứng hoặc có đường kết tinh trên bề mặt. Để tìm mua táo đỏ ngon, hãy chọn trái táo đỏ to đều, ăn mềm ngọt, đầy đặn.
Táo đỏ mua ở đâu và giá như thế nào?
Trên thị trường có nhiều loại như táo đỏ Hàn, táo đỏ khô Trung Quốc được bán với nhiều mức giá khác nhau, giao động khoảng 240.000 -300.000VNĐ/kg. Táo đỏ Hàn quốc có tác dụng gì hơn so với các loại khác? Không có câu trả lời chính xác cho tất cả sản phẩm vì chất lượng bên trong mới là yếu tố quan trọng.
Táo đỏ khô mua ở đâu? Các bạn hoàn toàn tìm mua loại quả này dễ dàng ở các cửa hàng, siêu thị hoặc các cửa hàng thuốc đông y.
Táo đỏ từ xa xưa đã được coi là siêu thực phẩm trong ẩm thực và y học. Vậy nên, sử dụng nó hàng ngày là một bí quyết để giúp bạn nâng cao và cải thiện sức khỏe của mình.