6 cách trị hôi chân hiệu quả không ngờ dễ thực hiện tại nhà

Hầu hết chúng ta đều khá ngại ngùng và tự ti khi nhắc đến những vấn đề về mùi cơ thể. Tuy nhiên, tin chắc rằng, bàn chân đôi khi bốc mùi khó chịu không phải là chuyện của riêng một ai. Hãy cùng bài viết tìm hiểu nguyên nhân và những cách trị hôi chân hiệu quả nhất.

Chân bị hôi do đâu?

Mùi hôi chân thực chất là hậu quả của quá trình vi khuẩn kị khí phân hủy các chất hữu cơ tích tụ như mồ hôi, bụi bẩn hay tế bào chết. Ba yếu tố chính làm gia tăng nguy cơ hôi chân đó là:

  • Vấn đề vệ sinh: Chân không được vệ sinh sạch sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Đi chân trần lội ruộng, lười rửa chân hay rửa qua loa, thậm chí không giặt giày sạch sẽ là những nguyên nhân quan trọng làm bạn bị hôi chân.
  • Độ thông thoáng: Việc phải di chuyển, vận động nhiều khiến xu hướng đi giày ngày càng tăng. Điều này đồng nghĩa với việc chân bạn sẽ bị bít kín, tạo môi trường kỵ khí cho vi sinh vật phát triển mạnh. Mặt khác vào mùa đông, mặc dù không ra quá nhiều mồ hôi nhưng vì thói quen đi tất và giày kín cộng với thói quen lười rửa chân làm chân vẫn bị bốc mùi khó chịu.
  • Tuyến mồ hôi hoạt động mạnh: Mồ hôi là hỗn hợp của nước, điện giải và cả một tỷ lệ nhỏ bã nhờn. Đôi khi, ở một số bệnh lý hiếm gặp, các nghiên cứu y khoa còn nhận thấy sự xuất hiện của các chất chuyển hóa trong mồ hôi. Tăng tiết mồ hôi có thể xuất phát từ điều kiện bên ngoài tác động như thời tiết nóng bức, vận đồng nhiều… nhưng đôi khi cũng có thể là do bẩm sinh.
  • Các vết thương bị viêm loét: Viêm loét thường đi kèm với các triệu chứng dễ nhận thấy là sưng – nóng – đỏ – đau. Khi bàn chân có những biểu hiện này, vi sinh vật rất dễ xâm nhập, tạo mủ và gây mùi. Lúc này, vệ sinh không đảm bảo cũng như băng ép quá kỹ sẽ làm vết thương lan rộng, tăng hiện tượng có mùi hay nghiêm trọng hơn là bị hôi thối do hoại tử.
Tình trạng hôi chân có khiến bạn mất tự tin?
Tình trạng hôi chân có khiến bạn mất tự tin?

Những cách trị hôi chân bạn cần phải biết

Để trị hôi chân dứt điểm, bạn cần phải đảm bảo nguyên tắc sạch sẽ và thông thoáng. Không cung cấp “thức ăn” cho nấm và vi khuẩn cũng như tránh tạo môi trường  kị khí thuận lợi cho chúng nhằm hạn chế quá trình lên men. Bên cạnh đó, việc áp dụng các bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian cũng đã chứng minh được hiệu quả rõ rệt.

Trà xanh – nguyên liệu giúp chữa hôi chân

Trà xanh được biết đến là một trong những nguyên liệu giàu chất kháng sinh tự nhiên. Nước trà xanh có tác dụng kháng khuẩn, được dùng phổ biến trong điều trị mụn trên da. Trà xanh cũng giúp ức chế hoạt động quá mức của tuyến mồ hôi và bã nhờn. Ngâm rửa chân bằng nước trà xanh đặc có thể giúp bạn tạm biệt hoàn toàn với mùi hôi chân.

  • Nguyên liệu: 2 nắm trà xanh tươi và 2 lít nước 
  • Cách thực hiện: Đun sôi trà xanh tươi với nước rồi đợi cho đến khi còn ấm thì ngâm chân trong khoảng 15 – 20 phút. Có thể vò nát là trà rồi xát vào gót và các kẽ chân để lấy đi các tế bào chết và cặn bẩn. Lưu ý: rửa sạch chân trước khi ngâm.

Cách trị hôi chân bằng lá trầu không

Từ lâu, lá trầu không đã được xem là dược liệu quý với tác dụng sát khuẩn và làm lành vết thương hiệu quả. Không chỉ được áp dụng để tiêu viêm, giải trừ sưng tấy, đau họng, trị nấm da đầu,… lá trầu không còn có tác dụng chữa hôi chân rất tốt.

Lá trầu không chữa hôi chân hiệu quả
Lá trầu không chữa hôi chân hiệu quả
  • Nguyên liệu: 1 nắm lá trầu không và 2 lít nước
  • Cách thực hiện: Đun nước trầu không để ngâm chân hoặc giã nát rồi đắp/ bôi trực tiếp lên bàn chân và các kẽ chân đều cho kết quả đáng mong đợi.

Quế chi đánh bay mùi hôi chân hiệu quả

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu từ quế có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Đây chính là căn cứ khoa học cho việc sử dụng quế chi để giảm sự phát triển của vi khuẩn kị khí lên men trong thức ăn và ngay cả với các bệnh lý da liễu.

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm xịt khử mùi hay miếng lót giày tử quế chi giúp giảm mùi hôi chân rõ rệt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự tạo cho mình bài thuốc ngâm chân rất đơn giản và hiệu quả.

  • Nguyên liệu: 10g bột quế chi và 2 lít nước
  • Cách thực hiện: Nghiền/ xay nhỏ quế chi. Đun khoảng 10g bột với nước. Dùng để ngâm chân hàng ngày. Sau 5-7 ngày, bạn sẽ cảm nhận được sự cải thiện đáng kể.

Hỗn hợp gừng và muối có thể chữa hôi chân

Theo quan điểm Đông y, gừng có tính ấm với tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết. Hỗn hợp tinh dầu từ củ gừng mang khả năng chống oxy hóa mạnh, kháng khuẩn và khử mùi rất tốt. Sự kết hợp với muối lại càng làm tăng hiệu quả tiêu diệt các loài ký sinh gây mùi cũng như giảm tiết mồ hôi.

  • Nguyên liệu: 1 củ gừng lớn (chừng 50g), 1 thìa canh muối hạt và 1 lít nước
  • Cách thực hiện: Giã nát gừng, đem đun sôi trong nước với muối hạt. Hòa dung dịch thu được với nước lạnh đến khi vừa đủ ấm để ngâm chân.

Ngâm chân bằng bột phèn chua, tại sao không?

Ngoài các thảo dược tự nhiên, phèn chua cũng là một bí quyết không thể bỏ qua khi đề cập tới tác dụng khử mùi cơ thể. Ngâm chân bằng phèn phi (bột phèn chua) giúp ngăn ngừa hôi chân cũng như tình trạng nấm da ngứa ngáy khó chịu.

  • Nguyên liệu: 10g bột phèn chua, nửa lít nước 
  • Cách thực hiện: Hòa bột phèn chua vào nước nóng cho tan hết, pha thêm đến khi âm ấm rồi cho chân vào ngâm từ 15-20 phút.

Lưu ý: Có thể cho thêm vào chút giấm để tăng hiệu quả khử mùi.

Cách trị hôi chân từ quả chanh tươi

Ngoài các bài thuốc ngâm rửa đã trình bày ở trên, sử dụng chanh tươi để chà xát vào bàn chân đã được rất nhiều người áp dụng và cho kết quả đáng mong đợi. Đặc điểm chung của các nguyên liệu là chúng đều có tác dụng làm sạch da, ức chế mạnh sự phát triển của vi khuẩn gây mùi, từ đó giúp bạn tạm biệt mùi hôi chân không mấy dễ chịu.

  • Nguyên liệu: 1 quả chanh tươi
  • Cách thực hiện: Cắt đôi quả chanh rồi chà kỹ vào bàn chân và kẽ các ngón chân.
Cách trị hôi chân từ quả chanh tươi
Cách trị hôi chân từ quả chanh tươi

Lưu ý: Chanh tươi có thế gây kích ứng và rất sót ở những vết thương hở. Không nên sử dụng chanh khi da trầy hay bị cước, nứt nẻ sâu.

Các lưu ý khi chữa hôi chân

Bạn có thể áp dụng rất nhiều cách chữa hôi chân. Tuy nhiên, điều trị triệt để căn bệnh dai dẳng này không chỉ có vậy. Còn nhiều vấn đề tưởng chừng nhỏ nhưng lại rất góp phần quan trọng vào quá trình chăm sóc cho “hương sắc” của bàn chân bạn.

  • Làm sạch chân một cách kỹ càng, kẽ ngón chân và cả kẽ móng đều cần được quan tâm chăm sóc.
  • Rửa chân bằng xà phòng diệt khuẩn sau một ngày làm việc mệt mỏi. Bởi nước không thể làm sạch hoàn toàn mồ hôi và cặn bẩn cũng như cách vi sinh vật bám trên da bạn.
  • Cắt móng chân và lấy khóe thường xuyên để ngăn ngừa sự tích tụ của cặn bẩn và vi sinh vật gây mùi.
  • Giữ bàn chân khô thoáng, hạn chế đi giày kín khi không cần thiết, đặc biệt là vào những ngày nóng bức, mồ hôi ra nhiều.
  • Chọn tất (vớ) có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt như cotton. Lau chân khô, không đi giày ngay khi chân còn đang ướt.
  • Một số bạn có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hoặc cần vận động nhiều (vận động viên đang trong quá trình luyện tập, bộ đội hành quân,…) có thể tham khảo việc sử dụng phấn rôm, miếng lót giày quế hay thậm chí là sử dụng băng vệ sinh cũng cho hiệu quả làm khô, ngăn mùi rất tốt.

Hôi chân không hề là bệnh nan y khó chữa. Tin rằng việc kiên trì áp dụng các cách trị hôi chân đã được đề cập trong bài viết chắc chắn sẽ giúp bạn không còn phải mặc cảm, tự ti về vấn đề này nữa. 

Array
Cách chữa

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?