Giảo cổ lam và những công dụng chữa bệnh tuyệt vời
Đã từ lâu, giảo cổ lam được mệnh danh là một trong những thảo dược quý hiếm trong Đông y. Chúng có tác dụng hỗ trợ điều trị giảm huyết áp, mỡ máu, cùng nhiều bệnh khác liên quan đến tim mạch. Ngay sau đây, chúng tôi xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin chi tiết về đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng vị thảo dược này.
Giảo cổ lam là cây gì? Những điều cần biết về cây giảo cổ lam
Không chỉ ở Việt Nam, giảo cổ lam còn là một trong những thảo dược quý hiếm được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị thuốc này:
- Tên khoa học: Gynostemma Pentaphyllum
- Tên gọi khác tại Việt Nam: trường sinh thảo, cỏ thần kỳ, cỏ trường thọ, cây trường sinh.
- Thuộc họ: Bầu bí (tên khoa học là Cucurbitaceae)
Đặc điểm thực vật của giảo cổ lam dược liệu
Là một thảo dược quý trong tự nhiên, chúng có những đặc điểm nhận dạng nổi bật như sau:
- Thuộc họ thân leo, loài cây này vươn tới khoảng không gian mới nhờ những tua cuốn đơn ở các nách lá.
- Lá cây mọc đơn lẻ, có hình dáng tựa như chân vịt, vết xẻ chân vịt sâu đến tận cuống lá. Nhìn qua, chúng ta có thể thấy rõ các gân lá nổi lên, mặt lá nhẵn.
- Hoa mọc thành từng cụm, màu trắng sữa và có hình chùy. Những chùm hoa thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 – 5 hàng năm.
- Khoảng tháng 6 – 7 là thời gian cây đậu quả. Lúc còn non, quả có màu xanh, đường kính rơi vào từ 5 – 6 mm. Đến tháng 8 – 9, quả chín chuyển dần sang màu đen, to khoảng 1 đốt tay và bên trong có chứa 2, 3 hạt nhỏ.
Khu vực phân bố chủ yếu
Giảo cổ lam là một loài cây ưa ẩm, chúng thường xuất hiện phổ biến tại một số khu rừng nhiệt đới ở Ấn Độ, Trung Quốc,… Tại Việt Nam, đến nay người ta chỉ phát hiện một số ít vị thuốc này ở vùng núi Phanxipang, Sapa thuộc tỉnh Lào Cai.
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều nơi tiến hành trồng vị thuốc này như vườn thảo dược sạch Vietfarm bởi chúng có giá trị khai thác cao.
Cây giảo cổ lam có những loại nào?
Trên thực tế, vị thuốc này có nhiều loại khác nhau nhưng không phải tất cả trong số đó đều có giá trị chữa bệnh. Theo các nghiên cứu khoa học trong thiên nhiên có 3 loại giảo cổ lam phổ biến gồm:
- Thứ nhất, loại 3 lá. Điểm phân biệt rõ ràng nhất là mỗi tàu lá của chúng chỉ có 3 lá nhỏ tạo thành. Loại này không có giá trị sử dụng bởi dược tính thấp, không có tác dụng chữa bệnh.
- Thứ hai, giảo cổ lam 5 lá hay còn được biết đến với cái tên khác là ngũ diệp sâm. Tại cuống lá, 5 lá nhỏ xòe ra như hình bàn tay, phiến lá lớn. Đây mới chính là vị thảo dược được nhiều người săn lùng bởi công dụng giảo cổ lam 5 lá rất tốt cho sức khỏe. Cũng chính vì thế mà chúng được trồng và chăm sóc đặc biệt ở nhiều nơi.
- Thứ ba, giảo cổ lam 7 lá. Cũng tương tự với 2 loại trên, mỗi tàu lá của loài cây này có 7 lá nhỏ tạo thành. Khi tìm hiểu, không ít người băn khoăn là cây giảo cổ lam 5 lá hay 7 lá tốt hơn? Bởi nhiều nhà nghiên cứu vẫn đang băn khoăn về công dụng giảo cổ lam 7 lá.
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam chủ yếu sử dụng loại 5 lá để chữa bệnh.
Cách khai thác lá giảo cổ lam đúng chuẩn
Theo nhiều nghiên cứu, hầu hết các dược chất của giảo cổ lam đều tập trung ở phần lá. Do vậy, khi thu hoạch, bạn chỉ cần chọn những chiếc lá bánh tẻ, không sâu hại. Lưu ý rằng không nên chọn những lá quá già bởi chúng không còn giữ được nhiều dưỡng chất.
Sau khi hái về, bạn cần rửa sạch và có thể phơi dưới nắng hoặc sao khô để sử dụng lâu dài. Nhiều người thắc mắc rằng giảo cổ lam khô có tác dụng gì, có hiệu quả như khi dùng tươi hay không? Tất nhiên câu trả lời là có, tác dụng của giảo cổ lam khô cũng tương tự như khi sử dụng thảo dược tươi. Một điều lưu ý nữa là bạn không nên để chúng trong những nơi ẩm ướt để tránh nấm mốc ảnh hưởng đến công dụng giảo cổ lam.
Bật mí những tác dụng của giảo cổ lam
Giảo cổ lam có tác dụng gì vẫn là câu hỏi băn khoăn của nhiều người. Dưới góc độ của y học cổ truyền và y học hiện đại, công dụng của cây giảo cổ lam được khẳng định rõ ràng.
Theo các nghiên cứu Đông y
Trong y học cổ truyền, trường sinh thảo có tính hàn, vị đắng và hơi ngọt. Cũng theo nghiên cứu, vị thuốc này quy kinh vào can, phế. Từ đó, chúng có tác dụng chủ trị các bệnh về đường hô hấp, viêm gan virus, bệnh huyết áp, chứng tăng mỡ máu,…
Theo các nghiên cứu Tây y
Nhiều nhà khoa học chỉ ra rằng, thành phần chính có trong trường sinh thảo bao gồm Saponin và Flavonoid. Bên cạnh đó, hàm lượng không nhỏ các chất như kẽm, sắt, phốt pho, mangan,… cũng được tìm thấy trong thảo dược này. Vậy những hợp chất có trong giảo cổ lam chữa bệnh gì?
- Hỗ trợ giảm nồng độ mỡ trong máu: Không chỉ còn là trên lý thuyết, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trường sinh thảo có khả năng giảm mỡ máu. Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà khoa học tại một số quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc và cả Việt Nam. Theo đó, hợp chất Saponin trong trà có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu. Đồng thời giúp tái tạo máu, tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn.
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2: tác dụng giảo cổ lam được nghiên cứu bởi các chuyên gia tại Đại học Y Hà Nội trong nhiều năm. Kết luận chỉ ra rằng hoạt chất Phanosid trong nó giúp phục hồi chức năng của các tế bào Insulin. Từ đó tăng cường hấp thụ Glucose trong máu, ổn định lượng đường huyết và ức chế bệnh tiến triển.
- Hỗ trợ chức năng cho hệ tim mạch: Lượng lớn Adenosine có trong trường sinh thảo góp phần ngăn ngừa và làm giảm những cơn đau tim đột ngột. Ngoài ra, chúng còn đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định huyết áp, cải thiện giấc ngủ.
- Giảm béo, ngăn chặn nguy cơ béo phì: Chắc hẳn không ít bạn thắc mắc uống trà giảo cổ lam có giảm cân không? Câu trả lời là có, không chỉ hỗ trợ giảm cân mà chúng còn có thể ngăn ngừa béo phì. Bởi vị thuốc này giúp đẩy nhanh quá trình oxy hóa chất béo trong cơ thể, ức chế tích tụ mỡ thừa.
- Chống oxy hóa, lão hóa, đẩy lùi các khối u bướu. Các thành phần có ở giảo cổ lam đã chứng minh được tác dụng của chúng trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư, chống oxy hóa. Đặc biệt là các căn bệnh ung thư liên quan đến phổi, gan, bạch cầu và tử cung.
- Hạn chế suy nhược cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch. Một trong những tác dụng của cây giảo cổ lam phải kể đến là khả năng tăng cường sức khỏe, chống lại các tác nhân gây bệnh. Bạn sẽ không còn phải lo lắng đến những vấn đề tim mạch hay huyết áp.
Hướng dẫn cách dùng giảo cổ lam mang đến hiệu quả tốt nhất
Cũng tương tự nhiều vị thuốc khác có trong đông y, trường sinh thảo có nhiều cách chế biến để mang đến những bài thuốc hữu ích. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn những cách dùng đơn giản nhất nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao.
Sử dụng làm trà uống mỗi ngày
Uống trà giảo cổ lam có tác dụng gì cho sức khỏe? Chống oxy hóa, tốt cho bệnh nhân đái tháo đường và các bệnh về tim mạch,… đó là những công dụng hữu ích của vị thuốc quý này. Người bị bệnh tiểu đường hay người khỏe mạnh đều có thể uống trà mỗi ngày.
Cách làm trà giảo cổ lam rất đơn giản:
- Chuẩn bị 20 gram trường sinh thảo phơi khô.
- Rửa qua nước cho sạch các chất bẩn.
- Cho vào ấm sắc với khoảng 100ml nước nóng trong khoảng 5 – 10 phút rồi uống.
Do khá lành tính, bạn có thể sử dụng trà hàng ngày. Để hấp thụ tốt nhất các dưỡng chất, bạn nên sử dụng chúng vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều.
Sắc nước uống kết hợp với các dược liệu khác
Các chuyên gia đông y khuyên rằng bạn nên kết hợp giảo cổ lam với cà gai leo và cây xạ đen. Bởi sự kết hợp giữa chúng giúp tăng cường hiệu quả lên gấp nhiều lần. Công thức chế biến như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm trường sinh thảo, cà gai leo, xạ đen khô theo đúng tỷ lệ 3:2:3.
- Đun cùng với khoảng 1 – 1,5 lít nước, sau khi sôi bạn nên ủ thêm 30 phút để các hoạt chất hòa quyện cùng nước trà.
Sử dụng như một loại rau
Ở nhiều nơi, trường sinh thảo được chế biến như một món rau mang đến bữa ăn dinh dưỡng cho cả gia đình. Với cách chế biến này, bạn cần chọn những ngọn cây tươi, non, không sâu bệnh.
Nếu là người thích các món xào, bạn có thể nấu theo cách sau:
- Chọn những ngọn non, rửa sạch hết tạp chất và để ráo nước.
- Phi thơm tỏi rồi cho ngọn trường sinh thảo vào xào chín tới, nêm gia vị vừa ăn.
Ngoài ra, món canh trứng cùng trường sinh thảo cũng vô cùng bổ dưỡng.
- Chuẩn bị những ngọn rau non, tươi rồi rửa sạch, để ráo nước.
- Đun nước sôi, sau đó cho rau vào đun nhỏ lửa.
- Đập trứng và nêm gia vị vừa đủ.
Các món ăn chế biến từ thảo dược này sẽ có vị hơi đắng, lạ miệng và mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Tác dụng phụ của giảo cổ lam có nguy hiểm không?
Dù là một loại thảo dược vàng, nhưng dược tính trong nó sẽ gây hại đến bạn nếu không hợp thuốc hoặc sử dụng đúng cách. Một số tác dụng không đáng có của vị thuốc này cụ thể như:
- Mất ngủ: Nếu sử dụng trà vào buổi tối với liều lượng quá nhiều sẽ gây ra chứng mất ngủ. Bởi giảo cổ lam cũng có tác động không nhỏ lên hệ thần kinh, giúp tỉnh táo, tăng hưng phấn.
- Bị đầy bụng do uống trà để qua đêm. Bởi lúc này, tác dụng của chè giảo cổ lam bị mất đi và biến chất gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
- Hạ huyết áp: Một số bệnh nhân gặp tình trạng này khi uống trà giảo cổ lam với liều lượng lớn trong ngày. Khi ấy sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, huyết áp không ổn định.
Người khỏe mạnh uống giảo cổ lam thường xuyên có tốt không? Những lưu ý khi sử dụng
Là một thảo dược vàng, uống trà trường sinh thảo mỗi ngày sẽ mang đến cho bạn nhiều công dụng như chúng ta đã nhắc đến. Tuy nhiên, không phải tất cả cơ địa mỗi người đều phù hợp với vị thuốc này. Để đảm bảo mang đến hiệu quả tốt nhất, an toàn nhất, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
- Sử dụng đúng liều lượng của mỗi bài thuốc, không tự ý thêm các vị thuốc khác. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi ngày lượng giảo cổ lam nên dừng lại ở mức khoảng 60 – 70 gram mỗi ngày. Để đưa là liều lượng phù hợp nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Đối với những trẻ dưới 12 tuổi không nên sử dụng. Bởi cơ địa của những đối tượng này chưa thích hợp để hấp phụ các dưỡng chất trong trà giảo cổ lam.
- Phụ nữ mang thai hay cho con bú cần thận trọng, phải hỏi ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi dùng.
- Những người có tiền sử dị ứng với thảo dược nên sử dụng với liều lượng nhỏ trước. Nếu có dấu hiệu dị ứng hãy ngưng sử dụng ngay lập tức.
- Người huyết áp thấp nên sử dụng sau khi ăn hoặc có thể pha thêm chút đường giúp ổn định huyết áp.
- Nếu các triệu chứng bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn, bạn cần thăm khám ở các cơ sở y tế để có lộ trình điều trị phù hợp.
- Kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, lối sống lành mạnh, khoa học để đạt được kết quả tốt nhất.
Giảo cổ lam giá bao nhiêu? Nên mua giảo cổ lam ở đâu để đảm bảo chất lượng?
Giảo cổ lam xuất hiện khá ít ở một số khu vực rừng ẩm khu vực phía Bắc nước ta. Nguồn thảo dược tự nhiên không đáp ứng đủ được nhu cầu sử dụng trên thực tế. Vì vậy, tại rất nhiều nơi của nước ta tiến hành trồng thảo dược sạch.
Để đặt mua dược liệu giảo cổ lam chất lượng cao, sạch để sử dụng cho sức khỏe, tốt nhất bạn nên tìm mua tại các cơ sở, đơn vị chuyên về dược liệu, các hiệu thuốc đông y uy tín.
Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về thảo dược giảo cổ lam. Còn rất nhiều vị thảo dược quý xung quanh ta sẽ được chúng tôi tiếp tục cập nhật trong các bài viết tiếp theo.