Đại phúc bì: Đặc điểm, công dụng và lưu ý khi sử dụng
Đại phúc bì là một dược liệu thường có mặt trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền. Để tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm, công dụng và các bài thuốc từ đại phúc bì, bạn hãy tham khảo chia sẻ trong bài viết bên dưới.
Thông tin tổng quan về cây đại phúc bì
Đại phúc bì là tên gọi của vỏ quả cau và là một loại dược liệu quý. Ít ai biết rằng loại dược liệu này mang đến nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
- Tên gọi khác: Đại phúc tân lang (Đồ Kinh Bản Thảo), Phúc bì, Thảo đông sàng (Hòa Hán Dược Khảo), Trư tân lang (Bản Thảo Cương Mục), Đại phúc nhung (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- Tên khoa học của dược liệu: Pericarpium Arecae.
Đặc điểm dược liệu
Dưới đây là một số những đặc điểm của cây cau và dược liệu đại phúc bì:
Mô tả cây cau
Đại phúc bì là vỏ ngoài và vỏ ở giữa đã được phơi khô của trái cau. Cau là một loại cây quen thuộc xuất hiện ở nhiều vùng miền của nước ta. Cây cau là một loại cây sống lâu năm. Loại cây này có thân là hình trụ thẳng đứng, mọc thẳng với độ cao từ 10 – 20cm. Toàn thân cây cao đều không có lá, không có cành, tròn và có nhiều đốt do vết lá rụng.
Trên ngọn cây cau có một chùm là rộng to, xẻ lông chim và hoa cái to hơn. Lá cây có bẹ to. Hoa tự mọc thành từng buồng, bên ngoài có mo bao bọc, hoa đực ở trên và hoa cái ở dưới. Hoa đực nhỏ có màu trắng ngà, thơm.
Quả hạch có hình trứng, to gần bằng quả trứng gà. Ban đầu có màu xanh, vỏ bóng nhẵn, khi về già thành màu vàng đỏ. Quả bì có sợi, hạt thì có nội nhũ xếp cuốn. Hạt cau có hình nón cụt, đầu tròn, phần giữa đáy hơi lõm, có màu nâu nhạt và vị chát.
Địa lý phân bố
Cây cau mọc ở khắp vùng miền trên đất nước, đặc biệt là ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An. Cây cau được trồng bằng quả cau. Sau 5 đến 6 năm, người ta thu hoạch cau, đó là cau nhà hay còn gọi là cau Gia Tân lang. Ngoài ra còn có loại cau tứ thời (cau bốn mùa), cây còn thấp đã có quả và quả ra quanh năm.
Phân biệt giống cây
Ngoài loại giống cây cao trên, dược liệu đại phúc bì còn được lấy từ những giống câu như:
- Cây Sơn Tân lang: Giống cây này còn được gọi là cau dại hay cau rừng (tên khoa học: Pinanga baviensis O. Becc). Cây có chiều cao khoảng 2 đến 6m, mọc thành bụi và có nhiều sẹo của cuống lá đã rụng. Lá cây tập trung ở phần ngọn cây, hoa có màu vàng nhạt. Quả cau có hình trứng, dài, màu vàng khi chín. Vùng Thanh Hoá và Nghệ An có rất nhiều giống cau này. Hiện nay, người ta thu hoạch cả hai loại cau rừng và cau nhà để làm thuốc.
- Cây cau rừng: Cây có tên khoa học là Areca laosensis O.Becc. Cây có thân trụ mọc thẳng đứng đơn lẻ, với chiều cao từ 2 – 6m. Thân cây có các đốt đều đặn, cách xa nhau từ 8 – 10cm. Lá cây dài 1m, dạng kép lông chim. Các lá chét xếp sát vào nhau, không đều, hình dáng cong liền, mép có răng. Cây thường có quả vào tháng 11 – 12. Loại cây này thường mọc hoang ở vùng rừng thứ sinh ẩm của Việt Nam.
Bên cạnh đó, cũng có một số vùng miền dùng bẹ bọc buồng cau (còn gọi là lưỡi mèo) cho đó là đại phúc bì. Loại này được xắt nhỏ, sắc với nước uống với tác dụng an thai tốt, trị phù thũng.
Mô tả dược liệu đại phúc bì
Đại phúc bì là vỏ quả cau chưa chín, bỏ phần vỏ ngoài. Vỏ quả cứng, có hình bầu dục hay hình trứng dài, lõm cong, dài khoảng 4 – 7cm, rộng 2 – 3,5cm, vỏ dày 0,2 – 0,5cm. Phần ngoài có màu nâu thẫm hoặc màu gần đen, có vân nhăn dọc và vân ngang nhô lên.
Đỉnh có vết sẹo của vòi nhụy, phần gốc có vết của cuống và đài hoa. Vỏ quả bên trong có hình vỏ sò, màu nâu, bóng mịn, cứng chắc. Khi xé dọc có thể thất sợi vỏ quả giữa. Có mùi nhẹ và vị hơi se.
Thu hái
- Thu hái: Quả cau được thu hái từ mùa đông đến mùa xuân năm sau. Người ta hái quả lúc chưa chín, phơi khô sau khi luộc, bổ đôi, bỏ phần vỏ xanh.
- Bộ phận dùng: Dùng phần vỏ ngoài và vỏ giữa phơi khô của quả cau. Vỏ ngoài màu xanh vàng, có nhiều xốp, mềm và có gai. Phần hạt bóc riêng và để dùng làm vị thuốc khác.
Bào chế
Các bước bào chế đại phúc bì dược liệu như sau:
- Rửa sạch và ủ mềm vỏ cau một đêm. Xé tơi vỏ ra, phơi hoặc sấy khô đến độ ẩm dưới 13%.
- Tẩm rượu sao tùy theo đơn thuốc.
- Sau đó, nấu bằng cao đặc.
- Rửa dược liệu qua nước đậu đen phơi khô, lùi vào tro nóng, xắt nhỏ.
- Rửa sạch bằng rượu, rồi rửa với nước đậu nành. Rửa lại phơi khô, sao khô, xắt nhỏ ra.
Bảo quản
Để đại phúc bì ở nơi khô ráo. Thỉnh thoảng, lấy dược liệu ra xông lưu huỳnh để ngăn ngừa mối mọt.
Thành phần hóa học
Dược liệu đại phúc bì có chứa các thành phần tương tự hạt cau như alkaloid, arecaidin, guvacin…nhưng có hàm lượng thấp hơn. Những hoạt chất này nghiên cứu là có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Đại phúc bì có tác dụng gì?
Theo Đông y, đại phúc bì là một dược liệu quý có thể dùng để điều trị nhiều bệnh lý trong cơ thể.
- Tính vị, quy kinh: Dược liệu có vị cay, tính ấm, tác động vào kinh tỳ vị, đại trường, tiểu trường.
- Công dụng: Dược liệu có tác dụng hành khí, lợi thủy, tiêu tích, đạo trệ, tiêu thũng, hành thủy, khoan trung, chủ trị thấp khớp, thượng vị trướng tức, đại tiện không thông, thủy thũng, cước khí phù thũng.
- Chủ trị: Trị bệnh chướng bụng, đầy hơi, đi ngoài ra nước, tiêu khó, tay chân sưng phù.
- Kiêng kỵ: Cơ thể bị suy nhiệt, hư mà không có thấp nhiệt thì tuyệt đối không được sử dụng đại phúc bì.
- Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày uống từ 4, 5 – 9g. Uống thuốc dạng sắc.
Các bài thuốc chữa bệnh từ đại phúc bì
Như đã nói, dược liệu đại phúc bì có tác dụng chữa trị được nhiều bệnh lý trong cơ thể. Dưới đây là các bài thuốc ứng với các bệnh lý trong cơ thể:
Bài thuốc trị cước khí phù thũng
Cước khí phù thũng là tình trạng các mô trong cơ thể bị tích nước. Từ đó dẫn đến tình trạng sưng, cước, khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn.
Bài thuốc điều trị: Đại phúc bì 9g, mộc qua, tân lang, lai phục tử mỗi vị 9g, tử tô tử, kinh giới tuệ, ô dước, trần bì, tử tô diệp, chỉ xác, sinh khương mỗi vị thuốc 6g, trầm hương 5 phân, tang bạch bì 3g. Người bệnh sắc các vị thuốc trên và uống liên tục mỗi ngày 1 thang thuốc.
Bài thuốc trị chảy nước mũi thường xuyên
Chảy nước mũi là triệu chứng cơ thể bị nhiễm lạnh, cảm cúm, viêm mũi. Dược liệu đại phúc bì có tác dụng làm giảm nhanh triệu chứng này. Theo đó, bạn có thể sử dụng bột đại phúc bì để rửa mũi hàng ngày.
Bài thuốc điều trị phù thũng
Phù thũng là tình trạng các tế bào dưới da bị sưng viêm, căng da. Khi gặp phải bệnh lý này, người bệnh áp dụng bài thuốc bao gồm các dược liệu: Đại phúc bì, bạch truật, phục linh, mộc qua, xa tiền tử, trư linh, ngũ gia bì, trạch tả, ý dĩ nhân, lễ ngư, phục linh, tang bạch bì với liều lượng bằng nhau.
Nếu cơ thể bị suy nhược, bạn có thể cho thêm vị thuốc nhân sâm (theo kinh nghiệm dân gian). Sau đó, sắc tất cả các vị thuốc trên với một lượng nước vừa đủ rồi uống.
Bài thuốc trị thủy trướng ứ nước bí đầy và có thai phù thũng
Bài thuốc trị thủy trướng ứ nước bí đầy và có thai phù thũng dựa trên kinh nghiệm dân gian. Bạn điều trị bệnh với liều lượng như sau: Đại phúc bì, vỏ cây chân chim, vỏ khủ khởi (địa cốt bì), vỏ gừng sống mỗi thứ 6g. Bạn sắc thuốc uống và uống đều đặn mỗi ngày để triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
Bài thuốc giảm trướng bụng, đầy hơi
Bài thuốc giảm chướng, đầy hơi dưới đây đã được nghiên cứu và được các chuyên gia Đông y đánh giá cao về hiệu quả đạt được. Do vậy, bệnh nhân có thể yên tâm sử dụng bài thuốc này khi gặp phải tình trạng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.
- Bài thuốc số 1 (Bột nhất gia giảm chính khí): Bệnh nhân sử dụng các loại dược liệu bao gồm: Đại phúc bì, hạnh nhân, mầm mạch và thần khúc mỗi vị 12g. Kết hợp với đó là hoắc hương chi, hậu phác mỗi vị 8g, trần bì 6g, nhân trần 16g. Người bệnh sắc thuốc uống cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
- Bài thuốc số 2 (Hoàng cầm hoạt thạch thang): Bệnh nhân sử dụng các loại dược liệu bao gồm: Đại phúc bì 8g, thông thảo và bạch đậu khấu mỗi vị 6g. Kết hợp với đó là hoàng cầm, hoạt thạch, phục linh bì, trư linh mỗi vị 12g. Bạn sắc thuốc uống liên tục trong nhiều ngày. Bài thuốc chủ trị thấp nhiệt, sốt, mình nóng, rêu lưỡi vàng nhạt mà trơn, mạch hoãn.
Bài thuốc chữa chân sưng phù, tiểu tiện khó
Khi gặp phải các triệu chứng trên, bệnh nhân có thể áp dụng các bài thuốc điều trị dưới đây:
- Bài thuốc số 1 (Thuốc sắc ngũ bì): Vỏ quả cau, vỏ gừng, vỏ rễ dâu mỗi vị 12g, trần bì 8g và phục linh 8g. Người bệnh sắc thuốc uống đến khi các biểu hiện của bệnh giảm hẳn. Bài thuốc này có tác dụng điều trị bệnh phù thũng, trướng bụng, tiểu tiện khó khăn.
- Bài thuốc số 2 (Ngũ bì tán): Bao gồm các vị thuốc tang bạch bì, đại phúc bì, sinh khương bì, địa cốt bì, trần bì với liều lượng bằng nhau. Bạn tán các vị thuốc thành bột, mỗi lần uống 10 – 12g, dùng với nước ấm. Tác dụng của bài thuốc này là ký khí tiêu phù, kiện tỳ, hóa thấp. Đồng thời bài thuốc còn có tác dụng điều trị bệnh viêm thận, viêm gan cổ trướng, nổi mề đay.
- Bài thuốc số 3 (Bột đại phúc bì): Bao gồm các vị thuốc đại phúc bì, tang bạch bì, cao mộc qua, lai phục tử mỗi vị thuốc 12g. Kết hợp với hạt tía tô, chỉ xác, kinh giới tuệ, gừng sống, trần bì, ô dược mỗi vị 8g, trầm hương 2g. Người bệnh sắc thuốc uống với liều lượng nước vừa đủ. Bài thuốc này có tác dụng điều trị chân sưng phù, trị cước khí.
- Bài thuốc số 4: Bao gồm các dược liệu vỏ quả cau, vỏ củ gừng, vỏ rễ dâu, vỏ quýt với liều lượng 12g mỗi loại. Bạn sắc thuốc uống trong ngày để điều trị bệnh. Bài thuốc này có tác dụng điều trị bệnh phù thũng, trướng bụng, khó thở, tiểu ít.
Bài thuốc trị bệnh trẻ nhỏ bị sốt rét
Trẻ nhỏ bị sốt rét, ăn uống kém, bàng quang viêm có thể áp dụng bài thuốc đại phúc bì để điều trị bệnh. Bài thuốc như sau: Đại phúc bì 20g, dược liệu cam thảo 8g, nga truật 10g, tân lang 4g, thương truật 8g, tam lăng 10g. Sắc bài thuốc này và uống để điều trị bệnh.
Bài thuốc đại phúc bì trị chứng huyết ứ ở phụ nữ
Khi bị chứng huyết ứ ở bụng, bụng đau, chị em phụ nữ có thể áp dụng bài thuốc chữa bệnh như sau: Đại phúc bì, hậu phác, chỉ xác, đại hoàng, hoàng kỳ, mộc thông, qua lâu, phòng kỳ, tang bạch bì mỗi vị thuốc 4g, thanh bì, trần bì mỗi vị 6g, ngũ vị tử 2g.
Một số lưu ý khi áp dụng các bài thuốc từ dược liệu đại phúc bì
Nhìn chung, đại phúc bì là một loại dược liệu mang đến công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Ngoài ra, dược liệu này cũng khá an toàn, lành tính và ít gặp tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh mắc chứng thận hư, không có thấp nhiệt thì không nên sử dụng đại phúc bì để tránh gây ra các tác dụng phụ.
Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc ngũ gia bì để chữa bệnh, bệnh nhân phải kiên trì điều trị. Bởi đây là một vị thuốc thiên nhiên nên không thể phát huy tác dụng ngay tức thời. Thuốc cần có một khoảng thời gian dài để ngấm vào cơ thể và phát huy công dụng điều trị bệnh. Hơn nữa, hiệu quả điều trị của các bài thuốc trên còn phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh lý của mỗi người.
Ngoài ra, người bệnh không nên quá lạm dụng thuốc, sử dụng quá liều lượng vì có thể gây ra các dụng phụ không mong muốn.
Trên đây là những thông tin về dược liệu đại phúc bì. Khi sử dụng vị thuốc này, người bệnh cần tìm hiểu rõ công dụng cũng như những lưu ý để có thể đạt hiệu quả chữa bệnh tốt.