Củ tam thất có tác dụng gì? Cách dùng trong Đông y
Củ tam thất là vị thuốc Đông y sử dụng nhiều trong chữa bệnh. Cụ thể nó thường được dùng để làm tiêu thũng, định thống, chỉ huyết, giúp cơ thể cường tráng và tán ứ huyết… Y học hiện đại đã tập trung phân tích để làm rõ dược tính của chúng. Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết và các bài thuốc chứa tam thất sau đây.
Thông tin về củ tam thất
Củ tam thất là một vị thuốc quý mà Y học cổ truyền ghi chép với những cái tên như kim bất hoán, sâm tam thất. Trong ngôn ngữ khoa học chúng được gọi là Panax Pseudoginseng Wall. Loại cây này được xếp vào họ Ngũ gia bì (Araliaceae), là cây thân thảo, sống lâu năm trong rừng núi.
Phân loại dược liệu
Củ tam thất hay cây tam thất có 2 loại chính là tam thất nam (cẩm địa la, tam thất gừng hay khương tam thất) và tam thất bắc (sâm tam thất).
- Tam thất nam: Loại này có vỏ củ màu trắng vàng. Nhìn tổng thể hình dạng giống như quả trứng gà. Trên thân củ chia nhiều nhánh mọc xung quanh. Nếu cắt ra, bạn sẽ thấy phần lõi trong màu trắng ngà, ngửi thấy mùi khá giống gừng. Còn vị thì cay nóng.
- Tam thất bắc: Củ cây tam thất bắc trông giống với hình con ốc, hoặc có dạng hình trụ. Về màu sắc, bề ngoài chúng xám xanh hoặc đen bóng sáng.
Mô tả dược liệu
Tam thất nam hay tam thất bắc đều là cây lâu năm, sinh trưởng tự nhiên ở vùng núi cao và lạnh. Đặc điểm nhận dạng các bộ phận của cây như sau:
- Thân cây: Tam thất bắc có dạng thân thảo, thường chỉ mọc 1 thân chính, ít phân nhánh. Chiều cao của cây chỉ khoảng 30 – 50cm. Tam thất nam thường mọc lá từ sát gốc, giống như thân cỏ.
- Lá: Lá tam thất bắc mọc thành cụm 5 – 7 phiến, nối với thân bằng 1 cuống chung dài 3 – 5 cm và cuống chét dài 1cm. Mỗi phiến lá có hình mác dài, chứa nhiều răng cưa ở mép. Trên 2 mặt lá đều có lông cứng và gân. Còn tam thất nam có lá mọc từ sát mặt đất với cuống dài, phiến lá đơn to, có nhiều sọc tím và xanh xen lẫn.
- Hoa tam thất: Những bông hoa của tam thất bắc này cũng mọc theo cụm ở phần ngọn hoặc các tán đơn. Màu hoa vàng lục nhạt, có 5 cánh nhỏ, chúng thường nở từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm. Không chỉ củ tam thất được dùng làm thuốc, phần hoa cũng có tác dụng thanh nhiệt, hạ huyết áp, lợi sữa cho bà bầu, làm ổn định nhịp tim… Tuy nhiên, bộ phận này có thể gây tác dụng phụ nếu dùng sai cách. Riêng tam thất nam có hoa màu tím mọc sát từ đất lên, trong giống với hoa lan.
- Quả: Quả tam thất có hình cầu dẹt, trong khá mọng, đặc biệt khi chín có màu đỏ rất bắt mắt. Mùa quả tam thất chín là từ tháng 8 đến tháng 10.
- Hạt: Trong mỗi quả tam thất có chứa những hạt hình cầu, màu trắng.
- Củ tam thất: Củ hay toàn bộ phần rễ của cây này chia nhiều nhánh nhỏ quanh củ cái. Phía ngoài có màu vàng nâu, bên trong màu trắng ngà. Đây chính là bộ phận chính được dùng trong nhiều bài thuốc mà chúng tôi đề cập dưới đây.
- Đặc điểm phân bố: Tam thất bắc và tam thất nam mọc nhiều ở phía Bắc Việt Nam và phía Nam của Trung Quốc. Tại nước ta, những tỉnh vùng cao có khí hậu lạnh như Hà Giang, Cao Bằng hay Lào Cai hay thấy cây này nhất.
Trồng, thu hoạch củ tam thất và sơ chế, bảo quản
Là dược liệu quý, lại mọc lâu năm mới cho thu hoạch nên tam thất ngoài tự nhiên ngày càng khan hiếm. Để đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng dược liệu, người ta đã nhân giống và trồng, thu hoạch cây này tại vườn.
Cách trồng tam thất
Để trồng lấy củ tam thất, trước tiên cần chọn được giống cây tốt. Tam thất được nhân giống từ cây con hoặc ươm từ hạt. Trong đó, loại cây con ngoài tự nhiên được cho là tốt hơn cây ươm hạt.
- Sau khi lựa chọn xong giống tốt, bạn cải tạo vườn trồng ở vùng rừng núi, có khí hậu mát hoặc lạnh, không có nắng trực tiếp chiếu vào.
- Thời gian trồng tốt nhất vào mùa xuân, khi có những cơn mưa phùn rả rích. Nhưng nếu dùng hạt, bạn cần ươm từ tháng 4 đến tháng 5 để cây con cứng cáp từ khoảng tháng 9 âm lịch.
- Người ta ươm cây ở bầu đất rồi đánh ra vườn trồng với khoảng cách 20 x 20cm trên luống rộng khoảng 1.5m.
Quá trình trồng tam thất cần chăm sóc đủ nước, che chắn nắng cẩn thận. Đồng thời làm cỏ, vun gốc để cây sinh trường tốt hơn. - 5 đến 7 năm sau khi trồng là thời điểm đầu tiên có thể thu hoặc củ tam thất. Người ta thường khai thác phần này từ mùa hè đến màu thu. Sau đào về, cần rửa sạch đất cát, cắt các rễ con rồi đem phơi nắng hoặc sấy công nghiệp để dùng dần.
- Củ tam thất sau khi phơi khô phải được cất ở nơi khô ráo, độ ẩm dưới 13%.
Khi dùng làm dược liệu, người ta thường bào chế theo các cách:
- Tán bột.
- Dùng từ khi củ còn tươi.
- Đem bào chế thành viên hoàn giọt.
- Ủ với rượu.
Với mỗi cách bào chế, người ta dùng cho những mục đích chữa bệnh khác nhau. Người bệnh cần tìm hiểu kỹ, không tùy tiện dùng theo ý mình.
Cách dùng tam thất
Tuy rất hữu ích nhưng các chuyên gian cũng khuyên rằng, việc sử dụng tam thất ở dạng bột hay nước, cao lỏng chỉ nên dùng từ 4 – 8g mỗi ngày. Ngoài ra có thể rắc hoặc giã tươi đắp ngoài da.
Củ tam thất có độc không?
Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào tìm ra độc tính cụ thể của củ này. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên cẩn trọng khi kết hợp với nhiều dược liệu khác.
Thành phần, công dụng chữa bệnh của củ tam thất
Củ tam thất nam và củ tam thất bắc đều được sử dụng nhiều trong Đông y. Nhiều mẹo chữa bệnh trong dân gian cũng dùng vị này như loại thuốc quý. Cụ thể, củ tam thất có tác dụng ra sao? Khoa học đã và đang tiếp tục đi tìm lời giải.
Phân tích thành phần
Nhằm lý giải, kết luận chính xác về những tác dụng chữa bệnh mà Y học cổ truyền đã tìm ra, các nhà khoa học tiến hành phân tích và cho biết trong củ này chứa:
- Saponin: Có cả 3 dạng Triterpenoid saponin, Steroid saponin và Glicoancaloit dạng steroit. Các chất này tồn tại ở dạng axit, trung tính hoặc kiềm, đem lại hiệu quả kháng nấm, khuẩn và ức chế virus gây bệnh rất tốt. Do vậy, các Đông y sử dụng vị này trị những bệnh viêm nhiễm thực sự có hiệu quả.
- Axit Oleanolic: Nó là dạng thủy phân của saponin, giúp bảo vệ các tế bào gan, chống lại các tác nhân ung thư và ngừa lão hóa.
- Đường khử: Chất này tốt cho người bệnh tiểu đường, có thể dùng thay đường để tạo vị ngọt mà không gây bệnh.
Bên cạnh đó là 16 acid amin khác như:
- Phenylalanin: Dùng nhiều trong điều trị trầm cảm, tăng động ở trẻ nhỏ. Đồng thời đây cũng là chất được y học hiện đại ứng dụng để điều chế thuốc chữa bệnh Parkinson, viêm khớp dạng thấp…
- Leucin: Loại axit amin này đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp Protein. Một số nghiên cứu cho thấy nó giúp làm chậm quá trình suy giảm chức năng cơ bắp ở người già.
- Isoleucin: Isoleucin có trong củ tam thất là một axit amin thiết yếu, giúp con người điều chỉnh lượng đường trong máu. Nếu bị thiếu hụt chúng, bạn rất nhanh đói, chóng mặt và hạ đường huyết.
- Valin: Đây cũng là một chất giúp cải thiện, sửa chữa mô cơ, tăng độ bền và năng lượng cho cơ thể.
- Prolin: Đối với cơ thể, chất tự nhiên này trong củ tam thất giúp làm lành các tổn thương ở da và sửa chữa tổn thương niêm mạc ruột. Đồng thời chúng có tác dụng tốt với khớp xương bị viêm.
- Histidin: Đây cũng là một hoạt chất tự nhiên quý trong củ tam thất. Nó đóng vai trò là chất làm giảm tiết dịch vị dạ dày, bảo vệ thận và tăng khả năng dẫn truyền thần kinh. Ngoài ra nó cũng tác động đến việc sửa chữa mô và tế bào máu.
- Lysin: Khi cung cấp cho cơ thể chất này, chất béo sẽ được vận chuyển qua tế bào và đốt cháy để tạo ra năng lượng.
- Cystein: Củ tam thất còn chứa nhiều Cystein. Đây là một loại dược liệu dùng nhiều trong điều trị bệnh viêm da, trị mụn trứng cá và bảo vệ tóc khỏi hư tổn, gãy, rụng.
Ngoài ra, trong mỗi củ cây này cũng có nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như sắt và canxi. Nó bồi bổ vào hệ xương và máu, giúp bạn khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn.
Công dụng trị bệnh
Trên cơ sở các thành phần được tìm ra, các nhà khoa học mở rộng nghiên cứu về công dụng trị bệnh của chúng. Cụ thể họ phát hiện:
Thành phần của củ tam thất giúp chống lại tình trạng rối loạn ở nhịp tim. Bởi các noto ginsenosid trong củ này hoạt động sẽ ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giãn mạch máu và giúp cơ thể chịu đựng tốt hơn trong trạng thái thiếu oxy.
Một vài thí nghiệm trên chuột bạch cho kết quả, củ tam thất giúp cầm máu, tiêu khối máu ứ trong nội tạng, đồng thời làm lành vết thương nhanh hơn.
Mới đây, các nhà khoa học lại thử nghiệm thêm và cho biết dược tính của củ tam thất cũng khắc phục chứng teo dạ dày của chuột. Đồng thời tác động lên sự tăng sản, chuyển sản ruột, làm chậm quá trình phát triển tế bào ung thư.
Một nhà nghiên cứu người Nga đã phát hiện ra rằng nếu sử dụng củ tam thất với lượng ổn định sẽ làm giảm nhịp tim, huyết áp.
Ngoài ra, dược tính của củ này cũng hỗ trợ hệ miễn dịch, làm chậm lão hóa và giảm đau, viêm.
Công dụng của củ tam thất theo Đông y
Các tài liệu Y học cổ truyền ghi chép củ tam thất có vị ngọt hơi đắng, tính ôn. Khi đi vào cơ thể thì quy các kinh can, phế, tâm và vị. Chúng được dùng làm thuốc bồi bổ cho cơ thể, trị các tình trạng ứ huyết, chỉ huyết, làm tiêu thũng, định thống…
Các bài thuốc từ củ tam thất trong Đông y, dân gian
Củ tam thất chữa bệnh gì là câu hỏi đến nay vẫn chưa có lời giải đáp đầy đủ nhất. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng đây là vị thuốc quý, có tác dụng trị nhiều bệnh. Trong dân gian, Y học cổ truyền có các bài sử dụng vị này như sau:
1. Bài thuốc trị ứ huyết
Trúng độc ở trong, tác động vật lý từ ngoài vào khiến da bầm tím, có cục máu ứ nên dùng cách:
- Lấy củ tam thất nam hoặc tam thất bắc đều được, đem làm sạch, tán bột.
- Dùng 2 – 3g bột pha với nước ấm uống mỗi lần.
- Ngày tiến hành như vậy 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 6 – 8 tiếng.
2. Trị đau thắt ở ngực
Nếu bạn bị đau thắt ở ngực không rõ nguyên nhân, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa và nhờ tư vấn thêm về cách chữa bằng củ tam thất như sau:
- Cũng dùng phần bột hòa với nước ấm theo tỷ lệ 3 – 6g/500ml.
- Mỗi ngày uống 1 cốc như vậy trước hoặc sau bữa ăn đều được.
- Tiến hành cho đến khi tình trạng đau thắt ngực thuyên giảm hẳn thì ngưng.
3. Trị ra máu sau sinh
Phụ nữ sau sinh bị rong huyết kèm mùi hôi tanh có thể dùng:
- Củ tam thất đem làm sạch, phơi khô rồi tán bột mịn, dùng khoảng 100g.
- Mỗi sáng và tối lấy 8g hòa với nước gạn từ nồi cơm đang sôi để uống.
- Có thể uống thêm cả bữa trưa để gia tăng hiệu quả.
- Lặp lại nhiều ngày đến khi không còn thấy máu chảy ra nữa.
4. Chữa suy nhược cơ thể
Người mới ốm dậy hoặc trẻ biếng ăn, chậm lớn, cơ thể suy nhược cũng có thể khắc phục bằng tam thất. Đông y có bài trị:
- Lấy 12g tam thất kết hợp lượng tương ứng hương phụ.
- Thêm vào đó 40g sâm bố chính và lượng tương ứng ích mẫu.
- Cuối cùng cho vào thang thuốc 20g kê huyết đằng.
- Đem tất cả số nguyên dược liệu này đi làm sạch và tán bột mịn, sau đó bảo quản trong lọ thủy tinh kín.
- Mỗi ngày dùng 30g hỗn hợp bột để sắc lấy nước cô đặc uống.
Tùy vào mức độ suy nhược cơ thể mà thuốc cho tác dụng nhanh hay chậm. Liều lượng có thể gia giảm theo chỉ định của thầy thuốc.
5. Trị thiếu máu sau sinh
Không chỉ rong huyết, ra máu hôi, chị em sau sinh còn vì vậy mà trở nên thiếu máu. Nhằm bồi bổ khí huyết, phục hồi sức khỏe, Đông y có bài:
- Dùng tam thất tán bột mịn mỗi ngày 6g.
- Kết hợp với tam thất tần và gà ác nguyên con nấu thành món ăn cho sản phụ.
Cách làm khác:
- Dùng 4g tam thất kết hợp với 12g ngải diệp và lượng tương ứng ô tặc cốt.
- Thêm vào xuyên khung, đơn bì mỗi vị 8g và lượng tương ứng tần quy, đan sâm.
- Kết hợp cùng một dược 4g và lượng tương đương ngũ linh chi.
- Đem tất cả đi sắc lấy nước cho sản phụ uống mỗi ngày 1 thang.
- Thực hiện liên tục trong 1 tháng để giải trừ huyết ứ, hoạt huyết, dứt rong huyết và bồi bổ cho chị em khỏe mạnh.
6. Trị đau bụng kinh
Chị em phụ nữ hay đau bụng dưới trong những ngày nguyệt san, kèm theo đó là lượng huyết kinh nhiều, có các cách trị:
Cách 1:
- Dùng từ 6 – 10g củ tam thất nam đem sắc lấy nước uống hàng ngày.
- Hoặc lấy lượng nhiều hơn ngâm với rượu gạo thật kỹ.
- Trước kỳ kinh khoảng 1 tuần thì uống rượu thuốc tam thất hoặc nước sắc này.
- Dùng đến trước ngày kinh thì dừng.
Cách 2
- Cũng lấy củ tam thất nam và cỏ vùi đầu, dùng với lượng bằng nhau.
- Đem rửa sạch rồi tán bột mịn để dùng dần.
- Mỗi lần lấy khoảng 3g đem đun với nước sôi để uống trong 7 ngày.
- Nên dùng 3 lần/ngày và uống trước kỳ kinh nguyệt.
7. Chữa đau tức thắt lưng
Nam hay nữ đều dễ bị đau tức ở thắt lưng do thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa ở cột sống lưng. Khi đó, người ta dùng cách trị bằng củ tam thất như sau:
- Lấy bột tam thất trộn với bột hồng nhân sâm với tỉ lệ 1 : 1.
- Sau đó mỗi ngày dùng 4g trên pha với nước đun sôi để ấm uống trong ngày.
- Ngày dùng 2 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 12 tiếng.
8. Chữa bệnh bạch cầu cấp và mãn tính bằng củ tam thất
Bạch cầu là bệnh ung thư xảy ra nhiều ở trẻ nhỏ với tỉ lệ lên đến trên 31%. Làm thế nào để giúp trẻ chung sống với tình trạng này là câu hỏi không chỉ giới Y học hiện đại quan tâm. Từ lâu, Đông y cũng đã phát hiện ra và tìm cách chữa trị, một trong số đó chính là dùng củ tam thất.
- Người ta lấy 6g tam thất kết hợp với 10g nụ hồng hoa
- Thêm vào 14g tần quy cùng lượng tương ứng mẫu đơn đỏ và xuyên khung.
- Rửa thật sạch rồi cho vào ấm đất sắc từ từ cho nước cạn dần, dược tính cô đặc trong nước.
- Sau đó chắt phần dung dịch đặc cho người bệnh uống.
- Kiên trì tiến hành như vậy mỗi ngày và duy trì lâu dài, triệu chứng bệnh sẽ giảm.
9. Chữa cao huyết áp
Người bệnh có huyết áp cao, đặc biệt ở độ tuổi lớn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Để dự phòng những trường hợp xấu xảy ra, bạn có thể dùng cách:
- Dùng củ tam thất nam đem rửa sạch, phơi khô.
- Lấy 12g củ này đã phơi khô, kết hợp cùng 16g củ gấu.
- Đem rửa lại tất cả rồi thái nhỏ, sau đó cho vào ấm đun sôi kỹ với 500ml nước.
- Khi nước còn lại khoảng 30ml thì tắt lửa, chắt ra làm 3 phần.
- Sử dụng trong ngày gần với các bữa ăn để xử lý tình trạng bệnh.
- Nên dùng nhiều ngày thường xuyên để hỗ trợ ngừa thay đổi huyết áp.
10. Chữa nôn ra máu
Nếu bạn bị xuất huyết do viêm loét dạ dày gây nên tình trạng nôn ra máu, có thể dùng bài thuốc:
- Lấy 1 con gà ta nguyên con, mổ moi.
- Cho vào trong khoang bụng của con gà 5g bột tam thất và nước ngó sen (200ml) cùng với 1 chén con rượu gạo.
- Đem hầm cách thủy cho gà và các dược liệu chín nhừ.
- Dùng món ăn bài thuốc này hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh.
11. Trị tiểu ra máu
- Người bệnh tiểu tiện có nước sẫm màu, thậm chí thấy vết máu đông hoặc thành tia, có thể dùng:
- 4g bột củ tam thất kết hợp với nước sắc từ cỏ bấc đèn và 200ml nước gừng.
- Trộn vào nhau và cho người bệnh uống ngày 2 lần đến khi hết bệnh.
Có thể nói thuốc trị bệnh bằng củ tam thất rất đa dạng, phong phú. Trong đó, nhiều tình trạng khó chữa khỏi bằng dược phẩm khác nhưng đôi khi lại tiến triển tốt khi dùng tam thất. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn có thể tùy tiện uống củ tam thất. Nên thận trọng hỏi ý kiến chuyên gia về công dụng, cách dùng vị này.
Những điều cần biết khi dùng củ tam thất
Tam thất là dược liệu lành tính, tuy nhiên khi sử dụng củ này để chữa bệnh, bạn cũng không được chủ quan. Cần biết những điều cần kiêng kỵ liên quan đến dược liệu này như sau:
Đối tượng không nên dùng củ tam thất:
- Củ tam thất bình thường không gây độc nhưng, nó không được khuyên dùng cho:
- Người đang cảm lạnh.
- Chị em bị rong kinh triền miên trong các kỳ nguyệt san.
- Phụ nữ đang mang bầu.
- Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi.
- Người nóng gan.
- Bệnh nhân rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón.
Bên cạnh đó, những dược tính trong củ tam thất còn được cho là có khả năng tương tác với một số thuốc như là:
- Thuốc chống đông máu.
- Thuốc cầm máu.
- Ngoài ra, việc dùng tam thất quá liều cũng dẫn đến tương tác thuốc hoặc gây phản ứng đối kháng, giao kèo.
Bởi vậy, các bác sĩ Đông y khuyến nghị người bệnh nên:
- Tránh sử dụng tam thất để điều trị các bệnh khi cơ thể bị nhiễm hàn. Bản thân củ này có tính lạnh, nó có thể làm cho mức độ hàn tính trong cơ thể mạnh hơn.
- Nếu đang bị rong kinh nặng mà dùng củ tam thất thì dòng chảy của kinh nguyệt cũng có thể lâu hơn.
- Tránh dùng chung tam thất với trà, đặc biệt là những loại có hương ngào ngạt. Nếu pha trà tam thất, bạn chỉ nên dùng mình nó để tối ưu công dụng.
- Không nên dùng tam thất dưới mọi hình thức quá 9g mỗi ngày.
- Củ tam thất có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, chị em mang bầu tốt nhất hãy cẩn trọng với củ này và các chế phẩm liên quan.
Mỗi loại tam thất có những công dụng, đặc tính riêng. Để đảm bảo việc dùng củ này trị bệnh hiệu quả, bạn nên tìm hiểu kỹ về tác dụng của từng vị. Đồng thời hiểu rõ rằng tam thất tươi tốt cho việc loại bỏ máu ứ, còn loại đã nấu chín thì lại giúp cải thiện chất lượng máu.
Củ tam thất mua ở đâu giá tốt, chất lượng?
Có nhiều tác dụng trị bệnh như vậy, tam thất ngày càng được nhiều người tìm đến. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều mẫu mã sản phẩm, đặc biệt với những loại tán bột, người dùng rất khó xác định đâu là loại chuẩn. Vậy mua củ tam thất ở đâu mới thực sự yên tâm về giá cả và chất lượng?
Củ tam thất trên thị trường hiện nay được bán với giá khá cao, khoảng 2 triệu đồng mỗi kg. Tốt nhất bạn nên đặt mua tại các cơ sở kinh doanh dược liệu, hiệu thuốc đông y uy tín để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe.
Tóm lại, củ tam thất có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Những thông tin chi tiết về vị thuốc này đã được trình bày ở trên hy vọng đã đem lại kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Nên tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khi có ý muốn chữa bệnh bằng cây này.