Cây xấu hổ là cây gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng
Cây xấu hổ hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây mắc cỡ, cây trinh nữ,… Không chỉ sở hữu những đặc điểm thực vật độc đáo, loài cây này được nhiều người biết đến nhờ những tác dụng chữa bệnh xương khớp, mất ngủ, hen suyễn,… hiệu quả. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết về vị thuốc đặc biệt này.
Những điều cần biết về cây xấu hổ
Cây xấu hổ là một trong những loài mọc dại phổ biến tại Việt Nam. Dưới đây là một vài thông tin về loài thực vật này:
- Tên gọi khác: cây mắc cỡ, trinh nữ, cây nhạy cảm, hàm tu thảo,…
- Tên khoa học: Mimosa pudica L.
- Thuộc: Họ Đậu (Fabaceae)
Đặc điểm thực vật
Điều đặc biệt của loài này là mỗi khi chạm tay vào các tàu lá thì chúng cụp lại như đang e ấp. Đây cũng chính là nguyên nhân mà cái tên xấu hổ hay mắc cỡ được ra đời. Ngoài ra, cây xấu hổ còn có nhiều đặc điểm nổi bật như sau:
- Là loài cây thân thảo, sống lâu năm, cao khoảng 50 – 100cm.
- Thân cây nhỏ, mọc đứng, phân tán thành nhiều cành, có một lớp lông tơ mịn và nhiều gai nhỏ bao phủ xung quanh.
- Lá cây hình lông chim, mọc kép, phần cuống phụ giống như hình chân vịt. Mỗi khi chạm nhẹ vào các tàu lá thì nhanh chóng cụp lại, ủ rũ xuống.
- Hoa mắc cỡ mọc thành từng cụm từ các nách lá. Mỗi bông hoa màu tím đỏ, kích thước nhỏ và chụm lại tạo thành hình cầu, phần cuống dài. Thông thường, cây ra hoa vào khoảng tháng 6 – 8.
- Quả cây thuôn dài khoảng 5 – 7cm tựa như quả me, màu nâu vàng đậm được bao phủ bởi lớp lông cứng và bên trong chứa nhiều hạt màu xanh, bóng.
Cây xấu hổ có mấy loại trong tự nhiên?
Hiện nay, người ta tìm thấy hai loại phổ biến là cây xấu hổ tía (hay còn được gọi là cây xấu hổ đỏ) và xấu hổ trắng. Tuy nhiên, xấu hổ trắng có giá trị dược tính thấp nên không được sử dụng trong y học mà chỉ được trồng làm bờ rào.
Bên cạnh đó, cây xấu hổ đỏ có tác dụng gì được nhiều nhà y học quan tâm hơn cả. Kết quả đã chỉ ra rằng đây là một vị thuốc chữa bệnh tuyệt vời. Cũng vì thế loài này được khai thác và nuôi trồng ngày càng nhiều.
Điểm dễ phân biệt hai loại cây này nhất là bộ phận hoa. Cây xấu hổ trắng có các chùm hoa màu trắng ngà nổi bật. Ngược lại, xấu hổ đỏ thì cho hoa màu tím hồng, thân có một vài rạch màu tía đặc trưng.
Khu vực phân bố chủ yếu
Xấu hổ có nguồn gốc từ các nước Trung Mỹ, Nam Mỹ có khí hậu nhiệt đới. Sau đó, cây di thực vào Việt Nam từ nhiều năm trước đây và xuất hiện phổ biến ở nhiều nơi như bãi cỏ hoang, ven đường, bờ ruộng, rừng,… Đặc biệt, chúng được tìm thấy nhiều nhất ở các tỉnh thành như Lào Cai, Sơn La, Quảng Ninh, Hưng Yên, Quảng Nam, Đồng bằng Sông Cửu Long,….
Ngoài ra, xấu hổ cũng được trồng trong các vườn thảo dược để khai thác dược liệu hay vườn nhà để làm bờ rào,…
Thu hái và bào chế cây xấu hổ
Bộ phận được sử dụng làm dược liệu trong Đông y là rễ, cành lá và được thu hái quanh năm. Theo kinh nghiệm dân gian, cây xấu hổ thu hái vào mùa khô sẽ cho nhiều giá trị dược chất hơn.
Tác dụng cây xấu hổ tươi hay khô đều không có nhiều khác biệt. Sau khi hái về người dùng có thể phơi khô để sử dụng trong thời gian dài. Các công đoạn bào chế dược liệu khô như sau:
- Cành, lá và rễ rửa sạch, cắt thành những khúc nhỏ khoảng từ 1 – 2cm.
- Rải mỏng, phơi trực tiếp dưới nắng đến khi khô hoàn toàn hoặc có thể sử dụng lò sấy.
- Cuối cùng cần bảo quản dược liệu trong các lọ, túi bóng kín, để nơi khô ráo, thoáng mát và tránh côn trùng gây hại.
Cây xấu hổ có tác dụng gì đối với sức khỏe người dùng?
Với hàm lượng dược chất cao, dược liệu này được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Dưới đây là những tác dụng của cây xấu hổ được nền y học khẳng định.
Theo y học cổ truyền
Từ rất lâu, công dụng cây xấu hổ chữa bệnh gì đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Theo các phân tích, dược liệu này có vị ngọt, đắng nhẹ, tính hàn và chủ yếu quy vào kinh Phế. Từ các phân tích này đã giúp các nhà y học giải đáp thắc mắc sử dụng cây gai mắc cỡ trị được bệnh gì. Dược liệu này có tác dụng chủ trị nhiều chứng bệnh như:
- An thần, giảm đau, tiêu viêm, kháng khuẩn.
- Tiêu tích, lợi tiểu.
- Ổn định huyết áp, hạ nhiệt, trị sốt rét.
- Chữa hen suyễn, điều kinh, gây nôn.
Bên cạnh đó, một vài tài liệu đặt ra nghi vấn cây xấu hổ có độc không? Sau nhiều thử nghiệm, các danh y khẳng định trong xấu hổ tía có chứa hàm lượng độc tính nhất định. Tuy nhiên, nếu sử dụng đúng cách sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo các nghiên cứu y học hiện đại
Qua các nghiên cứu, các nhà khoa học tìm được nhiều hợp chất quý có trong cây xấu hổ, nổi bật như: Alkaloid, Flavonoid, Crocetin, Minosin, Adrenalin, Selen,… Các hoạt chất này trong cây mắc cỡ trị bệnh gì?
Một số tác dụng của cây xấu hổ tía được ứng dụng y học hiện nay như sau:
- Chữa rắn cắn: Sau nhiều năm nghiên cứu về rễ cây xấu hổ có tác dụng gì, trường Đại học Tezpur đã khẳng định chiết xuất Minosin từ bộ phận rễ có khả năng trung hòa nọc độc rắn, nhanh chóng ức chế các độc tố gây hại cho tim mạch, bắp thịt,…
- Hỗ trợ chống co giật: Tuy nhiên cần lưu ý rằng dược liệu này không thể chống lại các cơn co giật do N-methyl-D-aspartate gây ra.
- Giảm lo âu, căng thẳng, chống trầm cảm, suy nhược thần kinh: Các tác dụng này được chứng minh bởi kết quả nghiên cứu tại Đại học Veracruz (Mexico) và được thừa nhận rộng rãi.
- Điều hòa kinh nguyệt: Các hợp chất trong cây xấu hổ có khả năng tác động đến chu kỳ rụng trứng và điều hòa hoạt động các hormon giúp cân bằng nội tiết tố. Đồng thời công dụng của cây xấu hổ còn có thể giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh phụ khoa ở nữ giới như u xơ, ung thư cổ tử cung, viêm nội mạc,…
- Chữa trị các bệnh về gan: Cây xấu hổ có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa, điều trị các bệnh về gan như men gan cao, xơ gan, viêm gan và thậm chí là ung thư gan.
- Các công dụng khác: Ngoài ra, các bộ phận của thảo dược này còn được dùng để điều trị đau lưng, nhức mỏi xương khớp, viêm phế quản, hen suyễn, gây nôn, đau dạ dày, cân bằng huyết áp,…
Những bài thuốc từ cây mắc cỡ trị bệnh hiệu quả
Cách sử dụng cây xấu hổ vô cùng đa dạng như sắc nước, đắp vết thương, kết hợp cùng nhiều thảo dược khác,… Ngay sau đây, chúng tôi xin chia sẻ đến quý bạn đọc những cách dùng đơn giản, hiệu quả được sử dụng phổ biến trong Đông y.
Bài thuốc điều trị mất ngủ
- Chuẩn bị dược liệu gồm: xấu hổ 15 – 20gr, lạc tiên 20gr.
- Bỏ tất cả dược liệu vào ấm sắc với 500ml nước.
- Đến khi còn lại một nửa thì chắt lấy nước thuốc uống trong ngày.
Sử dụng liên tục trong vòng 7 ngày sẽ giúp người dùng cải thiện giấc ngủ, đồng thời giảm căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, có thể kết hợp thêm tâm sen (khoảng 1gr) để tăng thêm phần hiệu quả của bài thuốc.
Bài thuốc chống co giật, trị động kinh
- Dược liệu gồm có: xấu hổ khô 20gr, câu đằng 10gr.
- Sắc với nước để uống hàng ngày thay cho nước lọc.
Người dùng cần kiên trì sử dụng hàng ngày mới thấy được những tiến triển tích cực của bệnh. Thời điểm tốt nhất để sử dụng là trước khi lên cơn co giật.
Bài thuốc cây xấu hổ chữa đau lưng, đau nhức xương khớp
Trong nội dung trên chúng ta đã đề cập đến những tác dụng của rễ cây xấu hổ chữa bệnh gì. Dưới đây là cách sử dụng dược liệu này một cách hiệu quả:
- Chuẩn bị 200gr rễ cây xấu hổ phơi khô, thái thành từng lát mỏng.
- Sau đó tẩm đều dược liệu với một ít rượu gạo, ủ trong vòng 1 tiếng.
- Lấy dược liệu ra đem sao vàng, hạ thổ rồi chia thành 5 phần riêng biệt.
- Mỗi ngày lấy 1 phần thuốc sắc với nước dùng làm nước uống trong ngày.
Thông thường, trong vòng 1 tuần liên tục sử dụng, các triệu chứng đau nhức sẽ được thuyên giảm.
Bài thuốc điều trị Zona, độc do côn trùng cắn
- Cây xấu hổ tươi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 5 phút.
- Rửa sạch vùng da bị thương với nước muối ấm.
- Giã nát dược liệu rồi đắp lên chỗ vết thương, giữ cố định từ 20 – 30 phút.
Người dùng cần thực hiện mỗi ngày từ 1 – 2 lần cho đến khi vùng da khỏi hẳn.
Bài thuốc điều trị viêm phế quản
- Dùng 100gr rễ xấu hổ khô rửa sạch.
- Sắc dược liệu với 500ml nước, đun nhỏ lửa đến khi cô cạn còn 1/5 thì tắt bếp, chắt lấy nước thuốc.
- Chia thành 2 lần uống trong ngày và sử dụng khi còn ấm sẽ cho hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc làm mát gan, trị các bệnh về gan
- Chuẩn bị 40gr dược liệu khô, rửa sạch.
- Sắc kỹ với nước dùng thay thế nước uống hàng ngày.
Bài thuốc giúp ổn định huyết áp
- Chuẩn bị: cây xấu hổ, câu đằng, cùi bông sứ, đỗ trọng, lá vông, hạt muồng ngu, kiến cò mỗi loại 6gr, dược liệu hà thủ ô, tăng ký sinh mỗi vị 8gr và 4gr địa long.
- Đem tất cả dược liệu sắc kỹ thành nước uống hàng ngày. Hoặc có thể mang tán thành bột mịn, tẩm mật vo thành viên để uống.
Bài thuốc giúp ổn định dạ dày, chữa đầy bụng, tiêu hóa yếu
- Dược liệu gồm: xấu hổ (dùng phần lá, cành), bạch thược, mạch nha mỗi loại 16gr, thần khúc 12gr.
- Sắc kỹ, chắt lấy phần nước thuốc chia làm 2 lần uống trong ngày vào buổi sáng, tối và sử dụng liên tục trong vòng 5 ngày
Những lưu ý khi sử dụng cây xấu hổ làm thuốc
Ở nội dung trên chúng ta đã tìm hiểu về cây xấu hổ trị bệnh gì. Tuy nhiên, để sử dụng an toàn, hiệu quả, người dùng cần lưu ý những điều sau đây:
- Những đối tượng không nên sử dụng dược liệu gồm: người bị suy nhược, cơ thể có tính hàn, phụ nữ mang thai. Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, trẻ em cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Tuyệt đối không nhầm lẫn giữa xấu hổ và cây hoa Mimosa Đà Lạt.
- Nên sử dụng đều đặn, kiên trì mỗi ngày để thấy được dấu hiệu bệnh thuyên giảm.
- Nếu thấy các triệu chứng không thuyên giảm hay dị ứng cần thăm khám tại các cơ sở y tế để cứu chữa kịp thời.
Trên đây là những thông tin chi tiết về cây xấu hổ cũng như những công dụng, cách dùng và lưu ý trong quá trình sử dụng. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích và tìm kiếm được bài thuốc trị bệnh hiệu quả.