Top 20 Thảo Dược Tăng Cường Sức Đề Kháng, Chống Lại Bệnh Dịch Tốt
Các loại dược liệu tốt như tỏi, hoàng kỳ, bạch cương tàm… được bác sĩ Lê Phương khuyến cáo sử dụng thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn các loại thảo dược tăng cường sức đề kháng chi tiết hơn.
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra đang lây lan mạnh mẽ và trở thành mối quan tâm hàng đầu của người dân trong thời điểm hiện tại. Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc xin phòng bệnh, người bệnh cần chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này bằng cách phòng bệnh nâng cao sức đề kháng của bản thân. Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp, Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương, GĐ chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam sẽ mách bạn một vài thảo dược Đông y giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả trong mùa dịch bệnh này.
Các thảo dược Đông y có tác dụng bổ khí, bổ huyết
Theo lý luận về Tạng tượng học, Phế chủ khí, Tâm chủ huyết, Can tàng huyết. Khí huyết hư ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng của các tạng Phế, Tỳ, Tâm, Can. Đây là nguyên nhân khiến cơ thể suy nhược, các tác nhân bên ngoài dễ tấn công và gây bệnh hơn.
Một số thảo dược có tác dụng bổ khí huyết bao gồm:
- Đảng sâm: Dùng để chống mệt mỏi, gia tăng hệ thống miễn dịch, kích thích sản sinh và hoạt hóa chức năng bạch cầu, làm giãn mạch máu, hạ huyết áp.
- Nhân sâm: Là thảo dược quý hiếm, khó trồng, có công dụng tăng cường sinh lực, hoạt huyết, tăng cường trí nhớ, bảo vệ cơ thể chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể…
- Hoàng kỳ: Có tác dụng bổ khí, thăng dương, ích vệ khí, cố biểu, sinh cơ, lợi thủy, tiêu thũng, dùng trị các chứng tỳ khí hư nhược, khí bất nhiếp huyết…
- Bạch truật: Theo y học cổ truyền, bạch truật có vị đắng, vị ngọt mùi thơm nhẹ, có tính ấm, có tác dụng kiện tỳ, chỉ tả, lợi thủy, an thai.
- Bạch thược: Có tác dụng dưỡng huyết, liễm âm, hòa can chỉ thống, chủ trị các chứng can huyết hư, cơ thể suy nhược, âm huyết hư…
- Xích thược: Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giảm đau, hành huyết chống ứ, hoạt huyết chỉ thống.
- Thục địa: Quy kinh can, thận, tâm, có tác dụng tư âm, dưỡng âm, lương huyết, bổ huyết, bổ thận, kháng viêm…
Thảo dược tăng cường sức đề kháng, diệt vi khuẩn
Một số thảo dược dưới đây có tác dụng kháng viêm, ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn, tăng cường miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn:
- Xuyên khung: Có tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là bệnh hô hấp, kích thích lưu thông tuần hoàn máu não, bổ huyết, an thần, giảm stress.
- Liên kiều: Có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, bảo vệ gan, thận, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, chống viêm, bổ huyết, cải thiện vi tuần hòa, tăng lưu lượng tuần hoàn, giải nhiệt, lợi tiểu
- Bạch hoa xà: Kháng khuẩn, kháng viêm, tăng cường khả năng miễn dịch, kích thích và hoạt hóa chức năng của các tế bào thực bào và tế bào lympho, ngăn chặn tế bào ung thư, giải độc,
- Hoắc hương: Có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, ức chế các loại vi khuẩn và virus gây bệnh, hành khí, hoạt huyết, giảm stress, tăng cường miễn dịch.
Thảo dược thanh nhiệt, giải độc
Theo các chuyên gia, quá trình giải độc sẽ giúp cơ thể tránh được bệnh tật, giảm tích tụ độc tố và tái tạo khả năng tối ưu hóa sức khỏe. Bình thường, cơ thể có khả năng tự làm lành tổn thương, cân bằng tự nhiên. Việc giải độc làm tăng khả năng của hệ thống tái tạo này. Nếu không giải độc thường xuyên, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, uể oải, chậm chạp, dị ứng, dễ nhiễm trùng, đề kháng kém…
Các thảo dược có nhiệm vụ thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể gồm:
- Kim ngân hoa: Là vị thuốc quen thuộc với người dân Việt Nam, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị sốt. Ngoài ra, kim ngân hoa còn có tác dụng ức chế rất mạnh với một số loại vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, tiêu hóa…
- Bồ công anh: Giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng thanh lọc gan, giải độc gan, thanh nhiệt, lợi tiểu, lợi mật, chống viêm và lương huyết.
- Tang diệp:Có tác dụng giải biểu tán nhiệt, giải cảm hạ sốt, thanh nhiệt lương huyết, bổ âm liễm phế, thanh phế táo, trừ can phong
Theo Ths.Bs Lê Phương, Đông y có rất nhiều loại thảo dược đã được ứng dụng trong việc hỗ trợ điều trị, nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch và phòng chống bệnh tật. Một số có hàm lượng dinh dưỡng và dược chất cao, có thể sử dụng đơn lẻ như nhân sâm, linh chi… đều là những vị thuốc thuốc quý, khó trồng.
Các vị thuốc còn lại cũng có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp trong những bài thuốc khác nhau nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Hiện nay, tại Trung tâm Đông y Việt Nam, 2 bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang và Tiêu Xoang Linh Dược Thang đã và đang ứng dụng các vị thuốc kể trên để giúp cơ thể khỏe mạnh, góp phần dự phòng và tăng khả năng chống chịu với bệnh tật trong mùa dịch bệnh. Cụ thể:
Với bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang: Chú trọng bảo vệ hầu họng – là cửa ngõ của đường ăn và đường thở, là nơi vi khuẩn, virus và các tác nhân dị ứng dễ tấn công, xâm nhập và gây bệnh. Nói cách khác, vi khuẩn, virus muốn vào cơ thể, gây bệnh đường hô hấp cần phải đi qua hầu họng. Bảo vệ được cánh cửa này sẽ giúp cơ thể tránh được các bệnh đường hô hấp.
Cơ chế hoạt động của bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang chính là vừa bảo vệ hầu họng bên ngoài vừa bổ phế, bổ tỳ thận, bổ khí huyết từ bên trong. Bài thuốc sử dụng các vị thuốc như xích thược, liên kiều, tang diệp… là những vị thuốc đi đầu trong công dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Đồng thời kết hợp các vị kiết cánh, bạc hà, quất hồng bì, sơn trà… có tác dụng thanh phế, lợi hầu, chống ung thũng, phù thũng.
Tiêu xoang linh dược thang: Bài thuốc này chú trọng bảo vệ mũi. Theo Đông y, mũi là khứu của phế. Mũi bị tổn thương dẫn tới phế khí bị suy yếu. Phế hư dẫn tới các vấn đề liên quan tới tạng thận. Thận âm suy nhược là nguyên nhân quan trọng khiến sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể giảm sút. Tiêu xoang linh dược thang kết hợp các vị như Hoàng cầm, Bạc hà, Bạch chỉ… với tác dụng thông khí khai khiếu, sơ phong, tán hàn bảo vệ mũi xoang; cùng các vị Thục địa, Bạch truật, Kim ngân hoa, Hoắc hương, Bồ công anh, Tang diệp thuộc 3 nhóm thảo dược tăng sức đề kháng, nâng cao miễn dịch đã đề cập.
Bên cạnh việc mang đến hiệu quả cao trong việc nâng cao sức đề kháng, giúp phòng ngừa vi khuẩn, virus, kể cả những loại virus nguy hiểm như nCoV, 2 bài thuốc này còn đặc biệt an toàn, phù hợp với mọi đối tượng. Bởi thành phần các bài thuốc đều là thảo dược thiên nhiên lành tính, đạt tiêu chuẩn sạch của WHO, không mang lại bất kỳ tác dụng phụ nào cho người sử dụng.
Thảo dược tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch
Hệ thống miễn dịch là một mạng lưới giữa các cơ quan, tế bào và protein giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại cho cơ thể, đặc biệt là vi khuẩn và virus. Khi hệ thống miễn dịch suy giảm sẽ làm tăng khả năng mang bệnh. Để phòng tránh, bạn có thể dùng những thảo dược tăng cường hệ miễn dịch như:
- Cây cơm cháy: Trong cây cơm cháy có chứa chất chống oxy hóa quercetin, với tác dụng chống viêm và kháng histamine. Bạn chỉ cần sử dụng 1 thìa cà phê siro cây cơm cháy là có thể cải thiện ngay tình trạng đau nhức, mệt mỏi do cúm, xoang gây ra.
- Xuyên tâm liên: Đây là một trong những thảo dược giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Thảo dược xuyên tâm liên giúp hạ sốt, giảm viêm họng, ngăn ngừa cúm cũng như làm dịu các vấn đề về gan và tiêu hóa. Đặc tính giải độc của xuyên tâm liên còn có công dụng làm sạch máu và tăng cường hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng.
- Tỏi: Trong tỏi có chứa các chất chống oxy hóa mạnh với đặc tính kháng virus, kháng khuẩn và kháng sinh rất hiệu quả. Người bệnh có thể dùng tỏi để thông mũi, giảm nghẹt mũi tự nhiên.
- Gừng: Do có chứa chất kháng histamine, gừng còn lại loại thảo mộc được dùng từ lâu trong việc điều trị tình trạng nghẹt mũi, giảm nhanh các triệu chứng cảm lạnh. Bạn có thể cho thêm gừng vào một số món ăn hoặc làm trà gừng nóng, vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe.
- Đông trùng hạ thảo: Dược liệu quý hiếm này có khả năng loại bỏ virus, kháng khuẩn vì có chứa polysacarit làm tăng sản xuất tế bào bạch cầu cho cơ thể. Từ đó giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng ở các bệnh nhân.
- Kinh giới: Trong loại rau sống này có chứa chất chống oxy hóa, cùng các hợp chất chống nấm, kháng virus, kháng vi khuẩn và chống lại nhiễm trùng một cách tự nhiên.
Ngoài ra, bác sĩ Lê Phương cũng khuyến cáo người dân, để ngăn chặn bệnh tật, bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm giúp hỗ trợ và tăng cường sức đề kháng, chúng ta cũng cần cần một chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt lành mạnh, tránh xa các yếu tố nguy cơ.